Ngay sau khi một phôi noãn (cái trứng) đã thụ khí trong tử cung thì cái mầm sống bé nhỏ ấy bắt đầu lớn lên, và chuyển biến theo các chu trình tự nhiên. Tại trung đạo giữa các chu kỳ (thời gian) thì bào thai lại có một hình tượng đặc biệt và càng ngày càng tiến hóa, trong khi các chu kỳ càng ngày càng dài, như trong bảng sau đây:
Chu trình ...thời gian ... tượng thai ... Độ dài chu kỳ
... 1 .......... sau 1 ngày ... hình nấm ......gần 1 ngày
... 2 ................ 3 ............. hình kén ..............2.......
... 3 ................7 ...............hình sâu ..............4 ......
... 4 ..............15 ...............hình cá ................8.......
... 5 ..........1 tháng ..........hình ếch ..............16 .....
... 6 ..........2 ....................thằn lằn ........gần 1 tháng
... 7
... 8 .........3 tháng......hình loài có vú ...1 tháng đầu
1) Kể từ chu trình thứ 7 đến thứ 13, độ dài chu kỳ sẽ đều đặn là 1 tháng âm lịch, nghĩa là theo chu kỳ kí huyết của con người do ảnh hưởng của mặt trăng (Nguyệt kỳ).
2) Tuy nhiên chu kỳ hành khí căn bản do ảnh hưởng của mặt trời (Nhật kỳ) vẫn còn tồn tại. Mỗi chu tuần này đúng 24 giờ mặt trời tức là 12 giờ Tử Vi. Trong chu tuần một ngày, hành khí chuyển vận có lúc mạnh lúc yếu, lúc vượng lúc suy.
Tùy theo đứa trẻ lọt lòng vào lúc trùng với giờ vượng hoặc suy mà tánh khí cũng như số mệnh của nó thay đổi khác nhau. Do đó, giờ sanh là một yếu tố quyết định trong Khoa Tử Vi.
Tương tự như vậy, ngày sanh trong tuần trăng (tức là tháng âm lịch) sẽ ảnh hưởng đến số mệnh, được biểu hiện trong phép an các bộ Tử Vi và Thiên phủ.
Lý thuyết về phương vị trong không gian. Phép định cung THÂN
Trong phần lý thuyết này, tùy theo tháng sanh và giờ sanh, mà người ta chịu ảnh hưởng tại một vùng trời nhất định trong không gian.
Điều này sẽ được diễn tả theo Thiên văn Học để độc giả tân học tiện theo dõi.
Vị trí của mặt trời trong giải Ngân Hà
Sông Ngân Hà, gồm có hàng tỉ tỉ sao đủ loại, chiếm một khoảng không gian rộng lớn, tương đối ít thay đổi, được xem như bất di dịch. Mặt trời cùng với vòm sao, mà ta thấy được trong những đêm tốt trời, chỉ chiếm một khoảng thật nhỏ trong Ngân Hà, như hình vẽ sau đây.
Vị trí của quả đất đối với Mặt Trời trong Ngân Hà
Trong khoảng vòm sao này, Mặt Trời xem như đứng yên và địa cầu lại chạy vòng quanh Mặt Trời, như trong hình vẽ tiếp sau đây.
Chung quanh Mặt Trời được chia ra làm 12 vùng hình quạt được đánh số theo chiều kim đồng hồ, từ số 1 đến số 12. Đó là mười hai vùng của Ngân Hà hoặc của không gian.
Cần phải chú ý rằng: Người Trung Hoa ở về phía Bắc, khi nhìn lên bầu trời, họ thường quay về phía Nam, và vì vậy họ lấy trục từ Băc đến Nam, do đó chiều quay của địa cầu được thấy trong hình vẽ từ phải sang trái. Hình này là hình lật ngược của hình vẽ trong sách Thiên Văn của Tây Phương, nhưng vẫn hoàn toàn đúng với thực tế.
Trong hình vẽ này, địa cầu đang ở vùng số 8 âm lịch. Trong tháng 8 này, tùy theo giờ sanh (đối với vị trí mặt trời) mà kẻ ra chào đời chịu ảnh hưởng TẠI một vùng của Ngân Hà.
Thí dụ:
Sanh tháng 8:
Vào giờ Tí, thuộc vùng 8
Vào giờ Sửu, thuộc vùng 9
Vào giờ Dần, thuộc vùng 10
Vào giờ Mão, thuộc vùng 11
Vào giờ Thìn, thuộc vùng 12
Vào giờ Tị, thuộc vùng 1
Vào giờ Ngọ, thuộc vùng 2
và vân vân.
Phép định cung THÂN
Căn cứ vào lý thuyết và dữ kiện thiên văn nói ở trên đây, người ta đặt 12 vùng vào 12 cung của Thiên bàn, rồi tùy theo tháng sanh và giờ sanh mà tìm cung nào chịu ảnh hưởng: đó là cách định cung THÂN vậy.
Muốn tìm phương vị của THÂN, thì hãy đặt hình vẽ ở trang trước vào khoảng trống ở giữa Thiên bàn, sanh tháng nào thì thì quay cho mũi tên giờ Tí chỉ vào số ấy (sanh tháng 11, mũi tên chỉ vào số 11). Rồi xem giờ sanh chỉ cung nào, là THÂN đóng tại cung đó.
Muốn cho tiện lợi và nhanh chóng, xin xem bảng kê ở cuối bài này để tra tìm cung THÂN và cung MỆNH luôn thể.
Tuy thế, cách tìm cung Thân và Mệnh theo lối xưa, là lối đếm cung, vẫn dùng được mà không có gì là bất tiện lắm.
III – Lý thuyết về vũ trụ siêu hình. Sự phân biệt Thân với Mệnh
Trong các phần trên đây, chỉ nói đến cách tìm phương vị trong không gian và suy ra cách tìm cung THÂN. Tất cả các điều ấy đều nằm trong phạm vi của thế giới vật chất hay vũ trụ hữu hình.
Theo thuyết lý của Đạo gia học thuật thì song song với vũ trụ hữu hình còn có thế giới vô hình hay vũ trụ siêu hình. Vũ trụ siêu hình cũng có các hình tướng riêng mà ta không cảm biết được với những giác quan thông thường. Nhưng hai thế giới vô hình và hữu hình vẫn liên hệ với nhau bởi các nguyên lý siêu việt mà kết quả là hai thế giới này liên lạc với nhau rất chặt chẽ bằng những luật tự nhiên.
Sau đây là vài nguyên tắc khởi đầu:
1 – Hữu hình kết tụ thì siêu hình giải tán và ngược lại.
2 – Hữu hình tiến thì siêu hình thoái và ngược lại.
3 – Hữu hình và vô hình nhất động nhất tĩnh và ngược lại.
4 – Chiều chuyển hóa của hữu hình và vô hình luôn luôn ngược với nhau trong không gian và thời gian tương đối.
Trên đây chỉ là những nguyên tắc hỗ hoán dùng làm căn bản trong việc tu luyện của đạo gia để cảm thông với Vũ trụ siêu nhiên.
Soạn giả đã trình bày theo hình thức diễn dịch của khoa học hiện đại để bạn đọc theo dõi được dễ dàng. Các nguyên tắc này sẽ còn được đề cập đến luôn, trong bài khảo luận này.
Chính các nguyên tắc này đã được áp dụng vào việc định MỆNH VỊ trong khoa Tử Vi Khí Vận:
1 – Theo đó thì khi quả đất quay theo chiều kim đồng hồ, khoảng thế giới siêu hình thiết cận của nó cũng quay theo chiều nghịch lại, trong khoảng thời gian tương đối.
2 – Theo giải lý của Khoa Tử Vi, chính ảnh hưởng của Vũ trụ siêu hình mới thực sự quyết định Mệnh vận, vì nó cảm ứng trực tiếp vào Thần khí và Tuệ giác của con người.
Do hai lẽ nêu trên, người ta an cung Mệnh bằng cách tính nghịch lại với chiều quay quả đất.
Trong thí dụ ở hình vẽ 3, một người sanh tháng 8, mặt trời ở cung Mão (số 2), nếu sanh giờ Dần (chẳng hạn) thì từ số 8 theo chiều thuận mà an THÂN ở cung Hợi (số 10) và theo chiều nghịch mà an MỆNH ở cung Mùi (số 6).
Về sau này, khi luận đoán vận hạn, chúng ta sẽ căn cứ vào các lý thuyết trên đây để phân biệt sự quan hệ của Thân và Mệnh.
Tiếp sau đây là Bảng để tìm cung an THÂN và an MỆNH. Dùng bảng này để tránh mọi sự nhầm lẫn do sự đãng trí gây ra.
Cách dùng bảng này
1) Chiếu tháng sanh theo cột dọc và chiếu giờ sanh theo hàng ngang, gặp nhau tại 1 ô, chữ ghi trong ô này là cung an Mệnh.
2) Chiếu giờ sanh theo hàng ngang đến cột THÂN CƯ là tìm thấy cung an Thân.
PHỤ THÍCH VỀ CÁC LUẬT SIÊU HÌNH.
1 – Sự hiện hữu của Thế Giới Siêu Hình
Theo đúng tinh thần khoa học, muốn chối bỏ cái sự hiện hữu của Siêu hình giới, ta cần phải minh chứng rằng “không thể có được” một thế giới siêu hình.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, chưa có một nhà khoa học nào chứng tỏ được thế cả. Mà trái lại, có quá nhiều dữ kiện (soạn giả chưa dám dùng chữ: bằng chứng) của thế giới siêu hình hiển nhiên đã xảy ra. Lẽ tất nhiên là với những phương tiện hữu hình người ta khó lòng minh chứng được sự hiện diện của vũ trụ siêu hình.
Mặc dù vậy, thế giới siêu hình vẫn có thể có vì không ai chứng tỏ được là chỉ có thể không.
Trong tinh thần ấy, và xuyên qua những kết quả mà soạn giả đã thu hoạch được về siêu hình học, tôi xin trình bày sự giải thích các nguyên tắc khới đầu đã nêu lên ở đoạn trước.
2 – Thứ Nhất: Hữu hình kết tụ thì Siêu hình giải tán và ngược lại.
Khi con người chết đi, hình hài tan rã, thì linh khí hay thần khí lại kết tụ và rời khỏi hình hài để trở về với vô hình giới.
Trong trường hợp lăng mộ của người chết gặp nơi hội tụ thần khí của cõi vô hình thì phần khí chỉ kết tụ mà không hẳn rời khỏi hình hài (di cốt) quá xa.
Trường hợp ngược lại, khi bào thai nẩy nở thì vật chất hữu hình kết tụ thành hình vóc, càng ngày càng lớn, thì phần thần khí của nó càng ngày càng phân tán. Kết quả là người ta càng lớn lên theo không gian (vóc) hoặc theo thời gian (tuổi) thì phần thần khí bị tản mát nhiều; nếu không biết cách tu luyện để giữ vững thì khả năng thần hóa càng ngày càng kém. Vì lẽ đó, mà trẻ con học tập nhanh hơn người già, và người ta thường chọn trẻ con là xác đồng. Tương tự như thế, trẻ con lúc ngủ dễ mộng mị nhiều hơn và trẻ chết non rất linh ứng. Bạn đọc có thể tìm những thí dụ khác rất dễ dàng.
3 – Thứ Hai: Hữu hình tiến thì Siêu hình thoái và ngược lại.
Sự tiến thoái ở đây có thể là trong không gian hoặc thời gian tương đối. Thí dụ về sự tiến hóa của bào thai là thuộc về không gian tương đối.
Khi con người càng tiến về tương lai thì càng già, đồng thời thần khí siêu hình của con người lại càng thoái về quá khứ. Cho nên, càng về già, con người càng dễ cảm thông với quá khứ hơn.
Nguyên tắc thứ hai này cũng được dùng để giải thích các trường hợp về luân hồi quả báo. Tuổi trẻ gặp quả báo cho những duyên nghiệp của quá khứ gần và lúc già phải chịu quả báo của quá khứ xa.
4 – Thứ Ba: Hữu Hình và Vô Hình: nhất động, nhất tĩnh và ngược lại.
Theo luật này khi hình xác hóa động thì thần khí siêu hình phải tĩnh, và nghịch lại.
Điều này chúng ta thường gặp và thường dùng luôn mà không cảm biết. Muốn suy tưởng thì phải có phần hữu hình thật yên tĩnh để cho phần siêu hình động, tư tưởng sẽ được dồi dào và phát triển dễ dàng. Cũng vì lẽ này mà khi ngủ ta thường chiêm bao.
Ngoài ra, nguyên tắc thứ ba này là căn bản của phương pháp tu luyện của mọi môn phái siêu linh học, cổ cũng như kim.
Độc giả có thể tự tìm lấy các thí dụ và những áp dụng thông thường của nguyên tắc này.
5 – Thứ Tư: Chiều chuyển hóa của hữu hình và vô hình luôn luôn ngược với nhau.
Nguyên tắc này rất giống nguyên tắc thứ hai, nhưng khác nhau ở chỗ là vô hình và hữu hình tương đối là cùng động cả.
Ta có thể dùng Hình Học hiện đại để dễ dàng hiểu được điều này:
- Hữu hình là hình Vị Tự của Vô hình (hay ngược lại).
- Tỉ số vị tự k < 0 là số âm. (II)
- Trị số tuyệt đối |k| thay đổi một chiều. (I)
- Ảnh của 2 hình vị tự âm phải nghịch nhau (III).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét