NHỊ THẬP BÁT TÚ CHU KỲ 7

Trở về Quá khứ,  thứ Hai, ngày 1 - 1 - năm 4713 tr.CN.


31
SƠN LÔI
DI
477
6
THIÊN THỦY
TỤNG
552
41
THỦY THIÊN
NHU
447

34
TRẠCH PHONG
ĐẠI QUÁ
468


52
LÔI SƠN
TIỂU QUÁ
414
13
PHONG TRẠCH
TRUNG PHU
531
59
ĐỊA HỎA
MINH DI
393
24
HỎA ĐỊA
TẤN
498

 

DỊCH SỐ 7 - 8 - 9 - 6


6. THIÊN THỦY TỤNG: trị số [(63 x 8) + 48 = 552 ]

- Hào Sáu Dương: [ Hư - Khuê - Tất - Quỷ - Dực - Đê - Cơ ]

- Hào Năm Dương: [ Sâm - Tinh - Giác - Tâm - Ngưu - Thất - Vị ]

- Hào Bốn Dương: [ Đê - Cơ - Hư - Khuê - Tất - Quỷ - Dực ]

- Hào Ba Âm: [ Đẩu - Nguy - Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng ]

- Hào Hai Dương: [ Trương - Cang - Vĩ - Nữ - Bích - Mão - Tỉnh ]

- Hào Sơ Âm: [ Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng - Đẩu - Nguy ]


7. TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ: trị số: [(51 x 8) + 60 = 468 ]

- Hào Sáu Âm: [ Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng - Đẩu - Nguy ]

- Hào Năm Dương: [ Vĩ - Nữ - Bích - Mão - Tỉnh - Trương - Cang ]

- Hào Bốn Dương: [ Liễu - Chẩn - Phòng - Đẩu - Nguy - Lâu - Chủy ]

- Hào Ba Dương: [ Cang - Vĩ - Nữ - Bích - Mão - Tỉnh - Trương ]

- Hào Hai Dương: [ Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng - Đẩu - Nguy - Lâu ]

- Hào Sơ Âm: [ Nữ - Bích - Mão - Tỉnh - Trương - Cang - Vĩ ]

8. Lôi Sơn Tiểu quá: trị số [(45 x 8) + 54 ]

9. Địa Hỏa Minh di: trị số [(42 x 8) + 57 ]

- Sáng: Tụng
- Trưa: Đại quá
- Chiều: Tiểu quá
- Tối: Minh di
- Khởi nguyên: 22 / 10 / 1928, giờ Mão
- Ứng kỳ lời mời ngày Ất Tị, tháng Giáp Thân, năm Canh Dần, giờ Canh Thìn.
(thứ Hai, 23 / 8 / 2010 )
- Thiên Thủy Tụng, hào 5 dương: "Tụng, nguyên cát". (Kỷ Mùi thuần thủ Giáp Dần)




..............Sáng...........Trưa.............Chiều..........Tối...

.........................Đêm.......................Ngày...............

......................................Mưa.......................Nắng..........

..................................................Trôi dài.................

........................giống nhau....................................

...........................................................................vô tận...




Để sống tốt hơn


        Bên ngoài châu Âu là Ấn độ, Trung hoa và các nước Hồi giáo. Xưa kia, một lập luận sai lầm khi bàn về những hiện tượng của các nền văn minh xa xôi, vốn không có nhiều nghiên cứu và đương nhiên là không được nhìn nhận một cách chính xác, đó là Hêgen, ông nói: "...Người Ấn độ không biết dựa vào các nhận định bằng lý trí về khách thể, bởi vì dùng lý trí thì cần phải có phản tư." Một trí tuệ vĩ đại cũng không thoát khỏi những lập luận như vậy, đã để lại những khuyết tật cho người đời sau và còn gây nên những tác hại sói mòn vào nhận thức của những công trình nghiên cứu đời sau. Đáp ứng nhu cầu hiện tại, mà đã làm thương tổn đến khả năng phát triển của tương lai.
       Văn bản học văn hóa đại cương mang tính đặc trưng về các truyền thống văn hóa tinh thần, trong những công trình trước đây, có xu hướng thích đóng khung những điều khó hiểu, và kiến giải nó theo quan niệm quen thuộc của riêng mình, được xuất hiện ở cả trình độ trí tuệ cao lẫn ý thức thông thường. Đây là sự yếu kém khá phổ biến, các định kiến cứng nhắc trong tư duy thường dẫn đến những hậu quả khôn lường, cũng một phần do thiếu cơ sở văn bản học thích hợp mang tính giáo trình vậy.
       Trung hoa cổ đại - Trang Tử nói: "Mọi vật đều sống, nhưng gốc thì không rõ. Chúng xuất hiện, nhưng từ đâu thì không rõ", cũng đã chỉ về nền móng của truyền thống Đạo gia, trên thực tế đây như một khuôn mẫu định hình quan niệm đặc trưng cho tư tưởng Trung hoa. Điều đáng chú ý ở đây là, những tư tưởng khi suy tư về các khái niệm tồn tại hoặc không tồn tại, là một quá trình mang tính chu kỳ, là một vòng tròn không có điểm đầu và cuối, bánh xe liên tục quay, nước chảy không ngừng. Nhưng con người thì không phải như vậy, con người không thể bắt đầu và kết thúc cùng với vạn vật được. Đây cũng là một hậu quả về thuyết trường sinh, mà ảnh hưởng của học thuyết này lây nhiễm tới cả bậc chí tôn. Tại sao nói vậy ? Đó là vì chủ nhân của cái Ác lại chính là con Người.

        Không có ánh sáng, làm gì có hình bóng; hơn nữa không có nguồn tia sáng soi chiếu thì lấy đâu ra ánh sáng.

        Mô hình phản tư Trung hoa được quy định trước hết bởi sự quan sát thế giới một cách đặc biệt, nó xem cái phổ biến là một hệ thống "động", đầy đủ, tự điều chỉnh với một trật tự nội tại vốn có (ngũ hành), tính nội tại vốn có bao hàm trong nó các nguyên lý tổ chức, trật tự riêng, mối liên hệ ràng buộc mà không phải hữu tuyến, mối quan hệ tương quan, cách tư duy liên tưởng, ... đã nảy sinh ra mô hình tư duy chiến lược tư tưởng Trung hoa vậy. 
        Đại mệnh được hiểu là cái trời định đặt và là cái đương nhiên con người không thể cưỡng lại được. Còn số mệnh thường biến lại phụ thuộc vào sự nỗ lực cá nhân của con người. Mà bản chất của cái thường biến lại chịu sự ảnh hưởng lớn nhất là nhiệt độ khác nhau trong bảy "môi trường" khí hậu. Chữ Mệnh ở đây có tính chất chung mang tính hai mặt. Một mặt là hướng về tự nhiên, mặt khác hướng tới xã hội. Đây cũng là một đề tài, mà nội dung của nó được bàn từ xa xưa cho tới nay vẫn chưa hết. Ví như quẻ Khôn, để lại phía sau một khoảng trống lớn, cho chúng ta tha hồ bàn tán chuyện nông sâu vậy.

Lý - Lễ

Lời quẻ Thiên Trạch Lý viết: " Lý hổ vĩ ", ý nói giẫm đạp lên đuôi hổ.

Tuân Tử - Đại lược viết:

Lễ là cái để người ta giẫm đạp. Mất cái giẫm đạp thì sẽ vấp ngã mà sụp đổ, cái mất thì nhỏ nhưng sự rối loạn lại lớn. Lễ là lấy theo hàm nghĩa ở chỗ giẫm đạp lên đuôi hổ vậy.

Sư thuyết

Danh tác "Sư thuyết - Hàn Dũ" viết:

"Người sinh trước ta, người biết về đạo trước ta, ta học người và tôn xưng người là thầy ta ; Người sinh sau ta, nhưng người biết về Đạo trước ta, ta học người và tôn xưng người là thầy ta.

Người là Thầy của Đạo ta, ta nào biết người sinh trước hay sau ta ?

Cho nên, bất kể kẻ sang hay người hèn, bất kể thời gian học ít hay nhiều, Đạo sẽ tồn tại mãi mãi, thì Thầy ta vẫn mãi là Thầy ta."

Quý Hợi

1. Chu kỳ 1 - Quý Hợi – Thuần Khôn, hào 5
- “Lục Ngũ, hoàng thường, nguyên cát.”
- “Sáu Năm, xiêm váy mầu vàng, hết sức tốt lành.”
- Tượng “Hoàng thường nguyên cát, văn tại trung dã” – ý nói hào Sáu Năm lấy đức ôn hòa nhã nhặn để giữ vững đạo “trung”.

2. Chu kỳ 2 - Quý Hợi - Địa Lôi Phục, hào 5
- “Lục Ngũ, đôn phục, vô hối.”
- “Sáu Năm, đôn hậu, dốc lòng thành trở lại, không có gì phải hối hận.”
- Tượng “Đôn phục vô hối, trung dĩ tự khảo dã” – Ý nghĩa hào Sáu Năm ở ngôi giữa không lệch, đồng thời có thể tự xét mình, để thành được đạo phục thiện.

3. Chu kỳ 3 - Quý Hợi – Địa Trạch Lâm, hào 5
- “Lục Ngũ, tri lâm, đại quân chi nghi, cát.”
- “Lục Ngũ, đến với mọi người bằng sự thông tuệ minh trí ; bậc đại quân vương nên như vậy, tốt lành.”
- Tượng “Đại quân chi nghi, hành trung chi vị dã” - "Bậc đại quân vương nên như vậy", ý nói hào Lục Ngũ tất phải đi theo trung đạo.

4. Chu kỳ 4 - Quý Hợi – Địa Thiên Thái, hào 5
- “Lục Ngũ, Đế Ất quy muội, dĩ chỉ nguyên cát.”
- “ Sáu Năm, vua Đế Ất cho em gái về nhà chồng, như thế là có phúc trạch, hết sức tốt lành.”
- Tượng viết: “Dĩ chỉ nguyên cát, trung dĩ hành nguyện dã” – “Như thế là có phúc trạch, hết sức tốt lành”, nói lên hào Sáu Năm ở ngôi giữa không thiên lệch, thực hiện ý nguyện ứng dưới.

5. Chu kỳ 5 - Quý Hợi – Lôi Thiên Đại tráng, hào 5
- “Lục Ngũ, táng dương vu dị, vô hối.”
- “Sáu Năm, mất dê ở bờ ruộng, không có gì hối hận.”
- Tượng “Táng dương vu dị, vị bất đáng dã.” - "Mất dê ở bờ ruộng", hình tượng nói lên ngôi của Sáu Năm không thích đáng.

6. Chu kỳ 6 - Quý Hợi - Trạch Thiên Quải, hào 5
- “Cửu Ngũ, nghiễn lục quải quải, trung hàng vô cữu.”
- “Chín Năm, quả quyết trừ kẻ tiểu nhân, như đào tận gốc rau sam mềm dòn, ở đạo giữ đi đường chính thì tất không nguy hại.”
- Tượng “Trung hàng vô cữu, trung vị quang dã.” - "Ở ngôi giữa đi đường chính", ý tượng nói lên đạo giữa chính của Chín Năm còn chưa sáng lớn.

7. Chu kỳ 7 - Quý Hợi - Thủy Thiên Nhu, hào 5
- “Cửu Ngũ, nhu vu tửu thực, trinh cát.”
- “Chín Năm, chờ đợi ở nơi riệu ngon, nhắm tốt, giữ vững chính bền thì được tốt lành.”
- Tượng “Tửu thực trinh cát, dĩ trung chính dã” - "Chờ đợi nơi riệu ngon", hình tượng nói lên Chín Năm ở ngôi giữ được chính.

8. Chu kỳ 8 - Quý Hợi - Thủy Địa Tỷ, hào 5
- “Cửu Ngũ, hiển tỷ ; vương dụng tam khu, thất tiền cầm, ấp nhân bất giới, cát.”
- “Chín Năm, thân mật gần gũi một cách vô tư ; khi đấng quân vương đi săn thì bổ vậy ba mặt, lưới chỉ giăng một mặt, mặc cho các cầm thú ở phía trước đi thoát, các kẻ thuộc hạ là người trong ấp cũng chẳng phòng vệ hộ, tốt lành.”
- Tượng “Hiển tỷ chi cát, vị chính trung dã ; xả nghịch thủ thuận, thất tiền cầm dã ; ấp nhân bất giới, thượng sử trung dã” – "Thân mật gần gũi trong sáng vô tư", ý nói lên hào Chín Năm ở nơi trung chính, bỏ nghịch lấy thuận, chính là như “mặc cho các cầm thú ở phía trước đi thoát” ; "Các thuộc hạ cũng chẳng phòng vệ hộ", ý nói lên do đức của người trên, khiến cho các thuộc hạ cũng giữ được đạo trung.

Quý Sửu

1. Chu kỳ 1 - Quý Sửu – Thuần Khôn, hào 4
- “Lục Tứ, quát nang, vô cữu vô dự.”
- “Sáu Bốn, thắt chặt miệng túi, tránh được tội lỗi (cữu hại) mà không cầu được khen.”
- Tượng “quát nang vô cữu, thận bất hại dã” - Hào Sáu Bốn tất phải thận trọng, cẩn thận mới có thể không gây ra tai họa.

2. Chu kỳ 2 - Quý Sửu - Địa Lôi Phục, hào 4
- “Lục Tứ, trung hàng độc phục.”
- “Sáu Bốn, ở giữa hàng chính, một lòng trở lại.”
- Tượng “Trung hàng độc phục, dĩ tòng đạo dã” – ý nói hào Sáu Bốn theo về chính đạo.

3. Chu kỳ 3 - Quý Sửu – Địa Trạch Lâm, hào 4
- “Lục Tứ, chí lâm, vô cữu.”
- “Sáu Bốn, hết sức gìn giữ để tới gần giám sát mọi người, tất không nguy hại”.
- Tượng “Chí lâm vô cữu, vị đáng dã” – ý nói hào Sáu Bốn ở ngôi chính đáng.

4. Chu kỳ 4 - Quý Sửu – Địa Thiên Thái, hào 4
- “Lục Tứ, phiên phiên, bất phú, dỹ kỳ lân bất giới dỹ phu.”
- “Sáu Bốn, dập dừu đi xuống, rỗng không chẳng giầu, với hàng xóm chẳng cần bảo nhau mà đều một lòng thành tín.”
- Tượng “Phiên phiên bất phú, giai thất thực dã ; bất giới dĩ phu, trung tâm nguyện dã” – “Dập dừu đi xuống, rỗng không chẳng giầu”, nói lên các hào âm ở quẻ trên đều mất đi cái thực của mình ; “chẳng cần phải bảo nhau mà đều một lòng thành tín”, nói lên trong lòng các hào âm đều mang ý nguyện ứng với dưới.

5. Chu kỳ 5 - Quý Sửu – Lôi Thiên Đại tráng, hào 4
- “Cửu Tứ, trinh cát, hối vong ; phiên quyết bất luy, tráng vu đại dư chi phúc.”
- “Chín Bốn, giữ vững chính bền thì được tốt lành, sự hối hận tất sẽ mất hết ; cũng như phên giậu dễ bị bật tung nên sừng dê không bị mắc vào nữa, như cỗ xe lớn trục xe vững vàng.”
- Tượng “Phiên quyết bất luy, thượng vãng dã.” – "Phên giậu đã bị bật tung nên sừng không bị mắc vào nữa", hình tượng nói lên hào Chín Bốn lợi về sự đi.

6. Chu kỳ 6 - Quý Sửu - Trạch Thiên Quải, hào 4
- “Cửu Tứ, đôn vô phu, kỳ hành tư thư ; khiên dương hối vong, văn ngôn bất tín.”
- “Chín Bốn, mông mất da, đi lại chập chững khó tiến ; nếu dắt dê thật chắc chắn (khỏe mạnh giống như tôn quý dương cứng) thì sự hối hận sẽ mất, e rằng lời này nó không chắc đã nghe theo.”
- Tượng “Kỳ hành tư thư, vị bất đáng dã ; văn ngôn bất tín, thông bất minh dã.” – "Đi lại chập chững khó tiến", đây là hình tượng hào Chín Bốn ở ngôi vị không thỏa đáng ; "Nghe lời này mà không thể tin theo", ý nói lên hào Chín Bốn mặc dầu nghe thấy mà không thể xét rõ sự lý.

7. Chu kỳ 7 - Quý Sửu - Thủy Thiên Nhu, hào 4
- “Lục Tứ, nhu vu huyết, xuất tự huyệt.”
- “Sáu Bốn, chờ đợi trong vũng máu, mà thoát khỏi được từ nơi hang sâu.”
- Tượng “Nhu vu huyết, thuận dĩ chính dã” - "Chờ đợi trong vũng máu", ý hình tượng nói hào Sáu Bốn bình tĩnh để chờ, nghe ngóng thời thế.

8. Chu kỳ 8 - Quý Sửu - Thủy Địa Tỷ, hào 4
- “Lục Tứ, ngoại tỷ chi, trinh cát.”
- “Sáu Bốn, ở ngoài thân mật gần gũi với đấng quân chủ, giữ vững chính bền thì được sự tốt lành.”
- Tượng “Ngoại tỷ ư hiền, dĩ tòng thượng dã” - "Ở ngoài thân mật gần gũi với vua hiền", nói lên ý Sáu Bốn thuận theo bậc quân thượng. Sáu Bốn thân cận với hào Năm là “đội sát”.

Quý Mão

1. Chu kỳ 1 - Quý Mão – Thuần Khôn, hào 3
- “Lục Tam, hàm chương khả trinh ; hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.”
- “Sáu Ba, ngậm chứa sự sáng đẹp của Dương cứng thì giữ được chính bền ; hoặc giúp dập cho sự nghiệp của đắng quân vương, khi thành công không quy công về mình, mà kính cẩn làm hết chức trách của kẻ bề tôi cho đến cùng.”
- Tượng “hàm chương khả trinh, dĩ thời phát dã ; hoặc tòng vương sự, tri quang đại dã” – ý nói lên hào Sáu Ba cần căn cứ vào thời cơ mà phát huy tác dụng.

2. Chu kỳ 2 - Quý Mão - Địa Lôi Phục, hào 3
- “Lục Tam, tần phục, lệ vô cữu.”
- “Sáu Ba, nhăn mày gắng gượng trở lại, tuy có nguy hiểm nhưng không có họa hại.”
- Tượng “Tần phục chi lệ, nghĩa vô cữu dã” - "Sự nguy hiểm của việc nhăn mày gắng gượng trở lại", xét về nghĩa của vật hào Sáu Ba cố gắng phục thiện thì không có nguy hại.

3. Chu kỳ 3 - Quý Mão – Địa Trạch Lâm, hào 3
- “Lục Tam, cam lâm, vô du lợi ; ký ưu chi, vô cữu.”
- “Sáu Ba, dựa vào lời nói ngọt mà tới với mọi người thì không có lợi, nhưng nếu đã lo sửa lỗi của mình thì không nguy hại.”
- Tượng “Cam lâm, vị bất đáng dã, ‘ký ưu chi’, cữu bất trường dã” - "Bằng lời nói ngọt mà tới với người", chỉ để bộc lộ ngôi vị của hào Sáu Ba không chính đáng ; "Đã lo và biết sửa lỗi", y nói lên sự họa hại không thể lâu dài.

4. Chu kỳ 4 - Quý Mão – Địa Thiên Thái hào 3
- “Cửu Tam, vô bình bất bì, vô vãng bất phục ; gian trinh vô cữu, vật tuất kỳ phu, vu thực hữu phúc.”
- “Chín Ba, không có nơi bằng phẳng nào mà không lồi lõm, không có sự ra đi nào mà không trở lại ; ghi lòng gian khổ, giữ vững chính bền thì sẽ không gặp phải điều cữu hại, không sợ không giữ được điều tín với người, tự sẽ có phúc khánh được thực hưởng bổng lộc.”
- Tượng viết: “Vô vãng bất phục, thiên địa tế dã” - "Kẻ ra đi không thể không quay trở lại", ý nói lên hào Chín Ba ở ranh giới giao tiếp của “Trời Đất”.

5. Chu kỳ 5 - Quý Mão – Lôi Thiên Đại tráng, hào 3
- “Cửu Tam, tiểu nhân dụng tráng, quân tử dụng võng ; trinh lệ, đê dương xúc phiên, luy kỳ giác.”
- “Chín Ba, kẻ tiểu nhân dùng bừa sức mạnh, quân tử tuy mạnh nhưng không thế ; giữ vững chính để phòng nguy hiểm, nếu như con dê lớn mà húc mạnh vào giậu thì tất bị mắc sừng.”
- Tượng “Tiểu nhân dụng tráng, quân tử võng dã.” - Tiểu nhân dùng bừa sức mạnh, người quân tử tuy mạnh nhưng không thế.

6. Chu kỳ 6 - Quý Mão - Trạch Thiên Quải, hào 3
- “Cửu Tam, tráng vu cưu, hữu hung ; quân tử quải quải độc hành, ngộ vũ nhược nhu, hữu uốn, vô cữu.”
- “Chín Ba, cường thịnh ở gò má, sự giận thể hiện ở sắc mặt, như vậy tất có hung hiểm ; người quân tử nên cương nghị, quả đoán, riêng mình đi trước (bắt quen với tiểu nhân, đợi thời quyết trừ nó), mặc dù gặp phải cơn mưa âm dương hòa hợp, người bị ướt hết, thậm chí mọi người hiềm nghi, bị người giận, nhưng cuối cùng vẫn có thể xử tội được tiểu nhân mà không gặp cữu hại.”
- Tượng “Quân tử quải quải, trung vô cữu dã.” - Người quân tử cương nghị quả đoán, là nói cuối cùng có thể xử tội được kẻ tiểu nhân mà không có cữu hại gì.

7. Chu kỳ 7 - Quý Mão - Thủy Thiên Nhu, hào 3
- “Cửu Tam, nhu vu nê, trí khấu chí.”
- “Chín Ba, chờ đợi ở nơi bãi bùn, dắt giặc đến.”
- Tượng “Nhu vu nê, tai tại ngoại ; tự ngã trí khấu, kính thận bất bại dã.” - "Chờ đợi ở nơi bãi bùn", là hình tượng tai họa với hào Chín Ba còn ở ngoài ; "Tự mình dắt giặc đến", là hình ảnh hào Chín Ba cần nghiêm cẩn, thận trọng thì mới không thất bại.

8. Chu kỳ 8 - Quý Mão - Thủy Địa Tỷ, hào 3
- “Lục Tam, tỷ chi phỉ nhân.”
- “Sáu Ba, thân mật gần gũi với người có hành vi không đứng đắn.”
- Tượng “Tỷ chi phỉ nhân, bất diệc thượng hồ” – Như vậy, há không phải là việc đáng buồn sao ? Hễ là hàng xóm, là bạn học hay bạn đồng liêu, thì đều nên tự răn với sự buồn thương về “phỉ nhân”. Hàm nghĩa răn dạy của hào Sáu Ba thật sâu sắc !

Quý Tị

1. Chu kỳ 1 - Quý Tị - Thuần Khôn, hào 2
- “Lục Nhị, trực phương đại, bất tập vô bất lợi.”
- “Sáu Hai, ngay thẳng, vuông vắn, to lớn, không học tập cũng vị tất là không có lợi.”
- Tượng “lục nhị chi động, trực dĩ phương dã ; ‘bất tạp vô bất lợi’, địa đạo quang dã” - Sự biến động của hào Sáu Hai theo hướng ngay thẳng và vuông vắn ; ‘không học tập vị tất là không có lợi’ là đạo nhu thuận của Đất phát ra hào quang.

2. Chu kỳ 2 - Quý Tị - Địa Lôi Phục, hào 2
- “Lục Nhị, hưu phục, cát.”
- “Hào Sáu Hai, sự trở lại đẹp đẽ, tốt lành.”
- Tượng “Hưu phục chi cát, dĩ hạ nhân dã” – ý nói hào Sáu Hai có thể cúi xuống thân cận với người có đức nhân.

3. Chu kỳ 3 - Quý Tị - Địa Trạch Lâm, hào 2
- “Cửu Nhị, hàm lâm cát, vô bất lợi.”
- “Chín Hai, cảm ứng với bậc tôn quý mà thực hiện sự “giám lâm”, tốt lành, không gì không lợi.”
- Tượng “Hàm lâm cát vô bất lợi, vị thuận mệnh dã” - "Thực hiện sự giám lâm", ý nói hào Chín Hai thật ra không phải là do thuận theo mệnh vua.

4. Chu kỳ 4 - Quý Tị - Địa Thiên Thái, hào 2
- “Cửu Nhị, bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di, đắc thượng vu trung hàng.”
- “Chín Hai, có tấm lòng bao dung như sông lớn, có thể lội qua sông lớn, không bỏ những người ở xa ; và cũng không kết bè phái, có thể giúp đỡ vị quân chủ kiên trì đạo trung.”
- Tượng viết: “’Bao hoang’, ‘đắc thượng vu trung hoàng’, dĩ quang đại dã” – “Có tấm lòng bao dung như sông lớn”, “có thể giúp đỡ đấng quân chủ kiên trì đạo trung”, nói lên đạo đức của hào Chín Hai chính đại quang minh.

5. Chu kỳ 5 - Quý Tị - Lôi Thiên Đại tráng, hào 2
- “Cửu Nhị, trinh cát.”
- “Chín Hai, giữ vững chính (bền) thì được tốt lành.”
- Tượng “Cửu Nhị trinh cát, dĩ trung dã.” – Chín Hai giữ chính thì được tốt lành, đó là bởi do nguyên cớ dương cứng ở ngôi giữa.

6. Chu kỳ 6 - Quý Tị - Trạch Thiên Quải, hào 2
- “Cửu Nhị, thích hào, mạc dạ hữu nhung, vật tuất.”
- “Chín Hai, lúc nào cũng hô hào (mọi người) cảnh giác, (như vậy) dù nửa đêm có xẩy ra chiến sự cũng có thể đối phó, không phải lo lắng.”
- Tượng “Hữu nhung vật tuất, đắc trung đạo dã.” – "Có xẩy ra chiến sự cũng không phải lo lắng", ý nói hào Chín Hai có được đạo giữa và thận trọng trong hành động.

7. Chu kỳ 7 - Quý Tị - Thủy Thiên Nhu, hào 2
- “Cửu Nhị, nhu vu sa, tiểu hữu ngôn ; chung cát.”
- “Chín Hai, chờ đợi ở bãi cát, hơi có điều tiếng, cuối cùng tốt lành.”
- Tượng “Nhu vu sa, diễn tại trung dã ; tuy tiểu hữu ngôn, dĩ cung cát dã.” - "Chờ đợi ở bãi cát", là hình tượng hào Chín Hai trong lòng ung dung không vội. "Mặc dù có chút điều tiếng", ý nói hào Chín Hai kiên trì chờ đợi để đạt được tốt lành.

8. Chu kỳ 8 - Quý Tị - Thủy Địa Tỷ, hào 2
- “Lục Nhị, tỷ chi tự nội, trinh cát.”
- “Sáu Hai, từ bên trong thân mật gần gũi với đấng quân chủ, giữ vững chính bền sẽ được tốt lành.”
- Tượng “Tỷ chi tự nội, bất tự thất dã” - "Từ bên trong thân mật gần gũi với đấng quân vương", ý nói hào Sáu Hai chưa từng để mất chính đạo. "Tỷ chi tự nội", thân cận với bậc “tôn chủ” không khó, nhưng không giữ được chính, thì tất sẽ mất.

Quý Mùi

1. Chu kỳ 1 - Quý Mùi – Thuần Khôn, hào 1
- “Sơ Lục, lý sương, kiên băng chí.”
- “Sáu Đầu, dẫm lên sương mỏng là sẽ đón đợi băng dày.”
- Tượng “lý sương kiên băng, âm thủy ngưng dã ; tuần chí kỳ đạo, chí kiện băng dã” – Khí Âm đã bắt đầu ngưng tụ, theo như quy luật thì băng dày tất sẽ đến.

2. Chu kỳ 2 - Quý Mùi - Địa Lôi Phục, hào 1.
- “Sơ Cửu, bất viễn phục, vô chỉ hối, nguyên cát.”
- “Chín Đầu, chưa được bao xa đã quay trở lại đường chính, tất không gặp tai họa, không phải hối hận, hết sức tốt lành."
- Tượng “Bất viễn chi phục, dĩ tu thân dã” - "Khởi đầu không xa đã quay trở lại", nói lên hào Chín Đầu khéo về việc sửa đẹp bản thân.

3. Chu kỳ 3 - Quý Mùi – Địa Trạch Lâm hào 1
- “Sơ Cửu, hàm lâm, trinh cát.”
- “Chín Đầu, cảm ứng với bậc tôn quý mà thực hiện việc “giám lâm”, giữ vững chính bền thì được tốt lành.”
- Tượng “Hàm lâm trinh cát, chí hành chính dã” – ý tượng nói tâm chí và hành vi chí hướng của Chín Đầu đoan chính không a dua.

4. Chu kỳ 4 - Quý Mùi – Địa Thiên Thái, hào 1
- “Sơ Cửu, bạt mao nhự, dĩ kỳ vựng ; chinh cát.”
- “Chín Đầu, nhổ cỏ mao, cả đám rễ cùng theo lên, thế là cùng loại thì tụ tập nhau mà ra, thẳng tiến lên phía trước thì được tốt lành.”
- Tượng viết: “Bạt nhự chinh cát, chí tại ngoại dã” – “Nhổ cỏ mao, thẳng tiến lên phía trước thì được tốt lành”, nói lên tâm chí của Chín Đầu là có hướng tiến thủ ra bên ngoài.

5. Chu kỳ 5 - Quý Mùi – Lôi Thiên Đại tráng, hào 1
- “Sơ Cửu, tráng vu chỉ, chinh hung ; hữu phu.”
- “Chín Đầu, mạnh ở ngón chân, đi lên tất có hung hiểm ; nên lấy sự thành tín tự giữ.”
- Tượng “Tráng vu chỉ, kỳ phu cùng dã.” - "Mạnh ở ngón chân", ý nói hào Chín Đầu nên lấy sự thành tín tự giữ, khéo sử lý sự cùng khốn.

6. Chu kỳ 6 - Quý Mùi - Trạch Thiên Quải, hào 1
- “Sơ Cửu, tráng vu tiền chỉ, vãng bất thắng vi cữu.”
- “Chín Đầu, mạnh ở ngón chân trước, mạo hiểm tiến lên phía trước tất không thể thủ thắng, ngược lại sẽ dẫn đến họa hại.”
- Tượng “Bất thắng nhi vãng, cữu dã.” – "Không thể thủ thắng mà vội tiến lên", là mời gọi sự họa hại đến.

7. Chu kỳ 7 - Quý Mùi - Thủy Thiên Nhu, hào 1
- “Sơ Cửu, nhu vu giao, lợi dụng hằng, vô cữu.”
- “Chín Đầu, đợi ở nơi giao ngoại, lợi về giữ được sự bền lòng bền gan, tất sẽ không cữu hại.”
- Tượng “Nhu vu giao, bất phạm nan hành dã.” - "Đợi ở nơi giao ngoại", là nói hào Chín Đầu không xông thẳng vào nơi hiểm nạn ; “lợi dụng hằng vô cữu, vị thất thường dã.” - "Lợi về giữ được sự bền lòng bền gan", nói lên hào Chín Đầu chưa từng sai mất đạo thường.

8. Chu kỳ 8 - Quý Mùi - Thủy Địa Tỷ, hào 1
- “Sơ Lục, hữu phu tỷ chi, vô cữu ; hữu phu doanh phẫu, chung lai hữu tha, cát.”
- “Sáu Đầu, trong lòng thành tín, thân mật gần gũi với bậc quân chủ thì không gặp cữu hại ; sự thành tín của bậc quân chủ như riệu ngon đựng đầy hũ, cuối cùng khiến cho kẻ ở xa đều đến quy phục mà hưởng sự vỗ về ở tận các miền khác, tốt lành.”
- Tượng “Tỷ chi Sơ Lục, hữu tha cát dã” – Sáu Đầu quẻ Tỷ nói đến Chín Năm ứng rộng tới các nơi khác, mà được tốt lành. Sáu Đầu địa vị thấp kém, lại ở xa nơi hoang viễn, muốn thân cận với bậc chí tôn thật vô cùng khó khăn.

HÀM

澤 山
TRẠCH SƠN HÀM


咸 序 卦
Hàm Tự Quái

有 天 地, 然 後 有 萬 物
Hữu thiên địa, nhiên hậu hữu vạn vật.
有 萬 物, 然 後 有 男 女
Hữu vạn vật, nhiên hậu hữu nam nữ.
有 男 女, 然 後 有 夫 婦
Hữu nam nữ, nhiên hậu hữu phu phụ.
有 夫 婦, 然 後 有 父 子
Hữu phu phụ, nhiên hậu hữu phụ tử.
有 父 子, 然 後 有 君 臣
Hữu phụ tử, nhiên hậu hữu quân thần.
有 君 臣, 然 後 有 上 下
Hữu quân thần, nhiên hậu hữu thượng hạ.
有 上 下, .然 後 禮 儀 有 所 錯
Hữu thượng hạ, nhiên hậu lễ nghĩa hữu sở thố.

咸 . 亨,利 貞,取 女 吉。

Hàm. Hanh. Lợi trinh. Thủ nữ cát.

彖 曰:咸,感 也 . 柔 上 而 剛 下,二 氣 感 應 以 相 與,止 而 說,男 下 女,是 以 亨 利 貞,取 女 吉 也 . 天 地 感 而 萬 物 化 生,聖 人 感 人 心 而 天 下 和 平 . 觀 其 所 感,而 天 地 萬 物 之 情 可 見 矣 .

Hàm. Cảm dã. Nhu thượng nhi cương hạ. Nhị khí cảm ứng dĩ tương dự. Chỉ nhi duyệt. Nam há nữ. Thị dĩ hanh lợi trinh. Thủ nữ cát dã. Thiên địa cảm nhi vạn vật hoá sinh. Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hoà bình. Quan kỳ sở cảm. Nhi thiên địa vạn vật chi tình khả kiến hĩ.

象 曰:山 上 有 澤 . 咸 . 君 子 以 虛 受 人 .

Tượng viết:: Sơn thượng hữu trạch. Hàm. Quân tử dĩ hư thụ nhân.




Nhâm Tuất

1. Chu kỳ 1 - Nhâm Tuất – Thuần Càn, hào 6
- “Thượng Cửu, kháng long hữu hối.”
- “Chín Trên, rồng lớn bay cao đến cùng cực, cuối cùng sẽ có sự hối hận."

2. Chu kỳ 2 - Nhâm Tuất – Thiên Phong Cấu, hào 6
- “ Thượng Cửu, cấu kỳ giác ; lận, vô cữu.”
- “Chín Trên, gặp nơi trống vắng ; lòng có hối tiếc, nhưng không gặp cữu hại.”
- Tượng “Cấu kỳ giác, thượng cùng lận dã” – hào Chín Trên ở cao nơi cùng cực, nên dẫn đến sự hối tiếc là tương ngộ mà không người.

3. Chu kỳ 3 - Nhâm Tuất – Thiên Sơn Độn, hào 6
- “Thượng Cửu, phì đôn, vô bất lợi.”
- “Chín Trên, cao chạy xa bay, không có gì không lợi.”
- Tượng “Phì độn vô bất lợi” – ý nói hào Chín Trên không hoài nghi lưu luyến gì.

4. Chu kỳ 4 - Nhâm Tuất – Thiên Địa Bĩ, hào 6
- “Thượng Cửu, khuynh bĩ ; tiên bĩ hậu hỷ.”
- “Chín Trên, đánh đổ được “bĩ bế” ; trước còn bĩ bế, sau thì “thông thái” mừng vui.”
- Tượng viết: “Bĩ chung tắc khuynh, hà khả trường dã” – Bĩ bế ở giai đoạn cùng cực tất đi đến sụp đổ, làm sao giữ được lâu dài !

5. Chu kỳ 5 - Nhâm Tuất – Phong Địa Quán, hào 6
- “Thượng Cửu, quán kỳ sinh, quân tử vô cữu.”
- “Chín Trên, mọi người đều ngẩng trông mọi hành vi của nó, người quân tử tất vô cữu hại.”
- Tượng “Quán kỳ sinh, chí vị bình dã.” - "Mọi người đều ngẩng trông hành vi của nó", hình tượng nói lên tâm chí sửa đức của Chín Trên chưa thể yên vui thư thái được.

6. Chu kỳ 6 - Nhâm Tuất – Sơn Địa Bác, hào 6
- “Thượng Cửu, thạc quả bất thực, quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.”
- “Chín Trên, quả lớn chưa bị hái xuống ăn, người quân tử hái được nó thì sẽ có thể ruổi xe đi cứu đời, kẻ tiểu nhân hái được tất sẽ đi đến chỗ phá vạn nhà.”
- Tượng “Quân tử đắc dư, dân sở tải dã ; tiểu nhân bác lư, chung bất khả dụng dã.” - "Người quân tử hái được", tượng ý trăm họ do vậy được bề trên che chở ; "Kẻ tiểu nhân hái được", tượng ý kẻ tiểu nhân cuối cùng không thể tin dùng được.

7. Chu kỳ 7 - Nhâm Tuất - Hỏa Địa Tấn, hào 6
- “Thượng Cửu, tấn kỳ giác, duy dụng phạt ấp, lệ cát, vô cữu ; trinh lận.”
- “Chín Trên, tiến thịnh đến cùng cực, giống như sừng thú ở chỗ cao, nên chinh phạt ấp quốc để lập công, tuy có nguy hiểm, nhưng được tốt lành, mà không đến nỗi bị cữu hại ; phải giữ vững chính phòng thẹn tiếc.”
- Tượng “Duy dụng phạt ấp, đạo vị quang dã” – "Nên chinh phạt ấp quốc để lập công" ; hình ảnh nói lên “tiến thịnh” của hào Chín Trên chưa từng sáng lớn.

8. Chu kỳ 8 - Nhâm Tuất - Hỏa Thiên Đại hữu, hào 6
- “Thượng Cửu, tự nhiên hựu chi, cát vô bất lợi.”
- “Chín Trên, sự giúp đỡ từ trên trời rơi xuống, tốt lành, không có gì là không lợi.”
- Tượng “Đại hữu thượng cát, tự nhiên hựu dã” - Sự tốt lành của Chín Trên quẻ Đại hữu là sự giúp đỡ từ trên trời rơi xuống.

Nhâm Tý

1. Chu kỳ 1 - Nhâm Tý – Thuần Càn, hào 1 (Nhâm Tý ~ Giáp Tý)
- “Sơ Cửu, tiềm long vật dụng.”
- “Chín Đầu, rồng lớn ẩn mình dưới nước, tạm thời chưa thi thố được tài năng."

2. Chu kỳ 2 - Nhâm Tý – Thiên Phong Cấu, hào 1 (1~ 49)
- “Hệ vu kim nê, trinh cát ; hữu du vãng, kiến hung, luy thỉ phu trịnh trục.”
- “Sáu Đầu, chặn ngay nó lại bằng cái “phanh” nhạy, cứng chắc, giữ vững chính bền thì được tốt lành ; nếu vội đi lên thì tất nhiên sẽ có hung hiểm, giống như lợn cái nhảy nhót lung tung không thể ở yên.”
- Tượng “Hệ kim vu nê, nhu đạo khiên dã” – ý tượng nói hào Sáu Đầu phải giữ đạo nhu thuận, chựu sự khống chế của dương cứng.

3. Chu kỳ 3 - Nhâm Tý – Thiên Sơn Độn, hào 1 (Nhâm Tý ~ Giáp Tý)
- “Sơ lục, độn vỹ ; lệ, vật dụng hữu du vãng”
- “Hào Sáu Đầu, trốn tránh không kịp mà lại rơi vào phần đuôi, có nguy hiểm, không nên có sự đi”.
- Tượng “Độn vỹ chi lệ, bất vãng, hà tai dã” - "Trốn tránh lại rơi vào phần đuôi có nguy hiểm", nhưng lúc này, nếu không đi lên phía trước, thì có tai họa gì đâu !

4. Chu kỳ 4 - Nhâm Tý – Thiên Địa Bĩ, hào 1 (49 ~ 1)
- “Sơ Lục, bạt mao nhự, dĩ kỳ vựng ; trinh cát, hanh.”
- “Sáu Đầu, nhổ cỏ mao, cả đám rễ cùng theo lên, thế là cùng loại thì tụ tập nhau mà ra ; giữ vững chính bền thì được tốt lành, hanh thông.”
- Tượng viết: “Bạt mao trinh dã, chí tại quân dã” - "Nhổ cỏ mao, cả đám rễ cùng theo lên", hình tượng nói lên ý chí hào Sáu Đầu giữ chính không muốn tiến, là do nghĩ tới Vua.

5. Chu kỳ 5 - Nhâm Tý – Phong Địa Quán, hào 1 (1 ~ 49)
- “Sơ Lục, đồng quán, tiểu nhân vô cữu, quân tử lận.”
- “Sáu Đầu, như trẻ nhỏ ngẩng trông cảnh vật, tiểu nhân không nguy hại gì, quân tử tất có hối tiếc.”
- Tượng “Sơ Lục đồng quán, tiểu nhân đạo dã.” – "Như trẻ nhỏ ngẩng trông cảnh vật", hình ảnh nói lên đây là cái lẽ sự hiểu biết nông cạn của kẻ tiểu nhân.

6. Chu kỳ 6 - Nhâm Tý – Sơn Địa Bác, hào 1 (1 ~ 49)
- “Sơ Lục, bác sàng dĩ túc, miệt ; trinh hung.”
- “Sáu Đầu, làm sập giường trước tiên phải đẽo từ chân, chân giường tất sẽ gẫy guc ; giữ chính phòng hung.”
- Tượng “Bác sàng dĩ túc, dĩ miệt hạ dã.” – "Làm sập giường trước hết phải đẽo từ chân", ý hình tượng nói lên, trước tiên cần làm ruỗng mọt phần nền móng phí dưới.

7. Chu kỳ 7 - Nhâm Tý - Hỏa Địa Tấn, hào 1 (1 ~ 49)
- “Sơ Lục, tấn như tồi như, trinh cát ; võng phu, dụ vô cữu.”
- “Sáu Đầu, sự tiến thịnh khởi đầu đã bị ghìm lui chắn lại, giữ chính thì được tốt lành ; hãy tạm ung dung đợi thời thì không gặp cữu hại”.
- Tượng “Tấn như tồi như, độc hành chính dã” - "Khởi đầu đã bị ghìm lui chắn lại", ý nói hào Sáu Đầu nên riêng tự đi theo chính đạo ; “Dụ vô cữu, vị thụ mệnh” - "Tạm đợi thời thì không họa hại", nói lên Sáu Đầu trước mắt còn chưa được chựu mệnh.

8. Chu kỳ 8 - Nhâm Tý - Hỏa Thiên Đại hữu, hào 1
- “Sơ Cửu, vô giao hại, phỉ cữu ; gian tắc vô cữu.”
- “Chín Đầu, chưa đi lại giao du thì chưa mắc họa, tự nhiên thì không có nguy hại, nhưng tất phải nhớ là cần cẩn thận như lúc gặp gian nan, như vậy thì mới không gặp họa hại.”
- Tượng “Đại hữu Sơ Cửu, vô giao hại dã” – Chín Đầu nếu không giao du đi lại với ai, thì cũng không mắc phải họa hại. Thân tuy ở cuộc “đại hữu”, nếu muốn giữ cho sự ăn ở của mình được yên ổn, không lạm “giao” với vật, thì có thể vô hại. Không ghìm nén sự lo sợ thì lòng kiêu căng xa xỉ sinh ra, tất có “họa”.

Nhâm Dần

1. Chu kỳ 1 - Nhâm Dần – Thuần Càn, hào 2
- “Cửu Nhị, hiện long tại điền, lợi hiện đại nhân.”
- “Chín Hai, rồng lớn đã xuất hiện ở cánh đồng, lợi về sự xuất hiện đại nhân.”

2. Chu kỳ 2 - Nhâm Dần – Thiên Phong Cấu, hào 2
- “Cửu nhị, bao hữu ngư, vô cữu ; bất lợi tân.”
- “Chín Hai, trong bếp có một con cá, không có gì cữu hại ; nhưng bất lợi nếu cứ tự tiện dùng nó để mời tiếp khách.”
- Tượng “Bào hữu ngư, nghĩa bất cập tân dã” – "Trong bếp thấy có một con cá", xét theo ý nghĩa về sự không tương ứng giữa Chín Hai và Sáu Đầu, thì không thể tự tiện dùng (cá) để mời khách đến ăn.

3. Chu kỳ 3 - Nhâm Dần – Thiên Sơn Độn, hào 2
- “Lục Nhị, chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thắng thoát.”
- “Sáu Hai, bị dây da bò trói chặt, không ai có thể cởi được.”
- Tượng “Chấp dụng hoàng ngưu, cố chí dã” - "Bị dây da bò trói chặt", hình tượng nói lên ý hào Sáu Hai có ý chí bền vững giúp cho thời, không lui.

4. Chu kỳ 4 - Nhâm Dần – Thiên Địa Bĩ, hào 2
- “Lục Nhị, bao thừa, tiểu nhân cát ; đại nhân phủ, hanh.”
- “Sáu Hai, phải chựu sự bao dung che trở và vâng thuận người trên, là tiểu nhân thì tốt lành ; là đại nhân mà phủ định đạo này thì hanh thông.”
- Tượng “Đại nhân phủ, hanh, bất loạn quần dã” - "Đại nhân mà phủ định đạo này thì hanh thông", nói lên ý không để cho bọn tiểu nhân làm loạn.

5. Chu kỳ 5 - Nhâm Dần – Phong Địa Quan, hào 2
- “Lục Nhị, khuy quán, lợi nữ trinh.”
- “Sáu Hai, lén ngẩng trông cảnh vật đẹp thịnh, lợi cho người con gái giữ vững chính bền.”
- Tượng “Khuy quán nữ trinh, diệc khả xú dã.” – "Lén ngẩng trông cảnh vật đẹp thịnh", ý hình ảnh nói lợi cho người con gái, còn đối với người con trai mà nói thật là tủi nhục.

6. Chu kỳ 6 - Nhâm Dần – Sơn Địa Bác, hào 2
- “Lục Nhị, bác sàng dĩ biện, miệt ; trinh hung.”
- “Sáu Hai, làm sập giường đã sập đến bễ giường, bễ giường tất sẽ bị nát hỏng, giữ chính để phòng hung hiểm.”
- Tượng “Bác sàng dĩ biện, vị hữu dữ dã.” – "Làm sập giường đã sập đến bễ giường", hình tượng nói hào Sáu Hai chưa có được người giúp đỡ cùng ứng.

7. Chu kỳ 7 - Nhâm Dần - Hỏa Địa Tấn, hào 2
- “Lục Nhị, tấn như sầu như, trinh cát ; thụ tư giới phúc, vu kỳ vương mẫu.”
- “Sáu Hai, tiến lên mà rầu rĩ, giữ vững chính bền thì được tốt lành ; sẽ được nhờ phúc lớn của bà nội trôn quý.”
- Tượng “Thụ tư giới phúc, dĩ trung chính dã.” - "Sẽ được nhờ phúc lớn", là hình tượng hào Sáu Hai ở ngôi giữa giữ chính. “Vương mẫu” ví với “bậc chí tôn của loài âm”, chỉ Sáu Năm ; quẻ Khôn dưới là tượng mẹ, “phục càn” là vương. “Phục Càn” là chỉ quẻ Ly trên, vì hào 5 quẻ Ly trên, vốn là hào dương giữa quẻ Càn, mà biến thành hào âm, ở giữa quẻ Ly ngoài của quẻ Tấn.

8. Chu kỳ 8 - Nhâm Dần - Hỏa Thiên Đại hữu, hào 2
- “Cửu Nhị, đại xa dĩ tái, hữu du vãng, vô cữu.”
- “Chín Hai, dùng xe lớn chở của cải, đi chỗ nào cũng được, tất không họa hại.”
- Tượng “Đại xa dĩ tái, tích trung bất bại dã” – "Dùng xe lớn chở của cải", hình tượng này nói lên phải xếp hàng hóa vào chính giữa, không để lệch mới không bị nghiêng đổ, không dẫn đến nguy hại.

Nhâm Thìn

1. Chu kỳ 1 - Nhâm Thìn – Thuần Càn, hào 3
- “Cửu Tam, quân tử trung nhật càn càn, tịch thích nhược, lệ vô cựu.”
- “Chín Ba, người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn cảnh giác thận trọng, như vậy dù gặp nguy hiểm cũng không bị cữu hại.”

2. Chu kỳ 2 - Nhâm Thìn – Thiên Phong Cấu, hào 3
- “Cửu Tam, đôn vu phu, kỳ hành tư thư ; lệ, vô đại cữu.”
- “Chín Ba, mông mất da, đi lại chập chững khó tiến ; có nguy hiểm, nhưng không có cữu hại lớn.”
- Tượng “Kỳ hành tư thư, hành vi khiên dã” – "Đi lại khó tiến", hình tượng nói hào Chín Ba chưa từng khống chế được kẻ khác (vì vậy tuy không gặp được ai mà không bị hại về kẻ âm tà).

3. Chu kỳ 3 - Nhâm Thìn – Thiên Sơn Độn, hào 3
- “Cửu Tam, hệ độn, hữu tật lệ ; súc thần thiếp, cát.”
- “Chín Ba, trong lòng chựu sự ràng buộc, lưu luyến, không thể trốn lánh, sẽ bị tật bệnh, nguy hiểm ; nếu nuôi đầy tớ, nàng hầu thì được tốt lành.”
- Tượng “Hệ độn, chi lệ, hữu tật bị dã ; ‘súc thần thiếp cát’, bất khả đại sự dã” - "Sự ràng buộc trong lòng dẫn đến nguy hiểm", ý nói hào Chín Ba sẽ gặp tật bệnh, cực kỳ gầy yếu ; "nuôi đầy tớ nàng hầu thì tốt", hình ảnh nói lên hào Chín Ba không thể làm việc lớn như việc trị nước.

4. Chu kỳ 4 - Nhâm Thìn – Thiên Địa Bĩ, hào 3
- “Lục Tam, bao tu.”
- “Sáu Ba, được che chở nên làn điều phi đạo lý, cuối cùng đi đến sự hổ nhục.”
- Tượng viết: “Bao tu, vị bất đáng dã” - "Được che chở nên làm điều phi đạo lý", ý nói hào Sáu Ba ngôi vị không chính đáng.

5. Chu kỳ 5 - Nhâm Thìn – Phong Địa Quán, hào 3
- “Lục Tam, quán ngã sinh, tiến thoái.”
- “Sáu Ba, ngẩng trông đức đẹp của dương cứng rồi đối chiếu, tự xét hành vi của mình mà cẩn thận lựa chọn sự tiến lui.”
- Tượng “Quán ngã sinh tiến thoái, vị thất đạo dã.” - "Ngẩng trông rồi đối chiếu tự xét hành vi của mình", hình ảnh nói lên hào Sáu Ba không để mất sự chính xác của đạo “ngẩng trông”.

6. Chu kỳ 6 - Nhâm Thìn – Sơn Địa Bác, hào 3
- “Lục Tam, bác, vô cữu.”
- “Sáu Ba, tuy ở thời “bác lạc” nhưng không họa hại.”
- Tượng “Bác chi vô cữu, thất thượng dã.” – "Tuy ở thời Bác, nhưng tất không họa hại", nói lên ý hào Sáu Ba rời xa bầy âm ở trên và ở dưới, riêng ứng với dương cứng.

7. Chu kỳ 7 - Nhâm Thìn - Hỏa Địa Tấn, hào 3
- “Lục Tam, chúng doãn, hối vong.”
- “Sáu Ba, được mọi người tin cẩn thì hối hận sẽ mất hết.”
- Tượng “Chúng doãn chi chí, thượng hành dã.” – Ý nói chí hướng được mọi người tin theo của hào Sáu Ba là vì đi lên. Có đặt nền móng vững vàng thì mới có thể toại chí đi lên và được vua tin. Tin là tin ở kẻ dưới, đây lại tin ở kẻ trên, cho nên, không tin ở bạn thì cũng không được trên.

8. Chu kỳ 8 - Nhâm Thìn - Hỏa Thiên Đại hữu, hào 3
- “Cửu Tam, công dụng hưởng vu thiên tử, tiểu nhân phất khắc.”
- “Chín Ba, bậc vương công dâng lễ cho thiên tử để tỏ lòng tôn kính, kẻ tiểu nhân không thể đảm đương được việc lớn như vậy.”
- Tượng “Công dụng hưởng vu thiên tử, tiểu nhân hại dã” - Ý nói bậc vương công hiến lễ, kẻ tiểu nhân làm nhiệm vụ lớn này, thì tất sẽ có họa hại. Thời “đại hữu” vật phú dân phong, đối với kẻ dưới, thì đâu dám tự chuyên cái "có" của mình. Đất giầu dân nhiều đều là cái "có" của bậc vương giả.

Nhâm Ngọ

1. Chu kỳ 1 - Nhâm Ngọ - Thuần Càn, hào 4
- “Cửu Tứ, hoặc dược tại uyên, vô cữu.”
- “Chín Bốn, hoặc bay vượt lên trước, hoặc lui lại nằm trong vực, tất không tội lỗi.”

2. Chu kỳ 2 - Nhâm Ngọ - Thiên Phong Cấu, hào 4
- “Cửu Tứ, bào hữu ngư, khởi hung.”
- “Chín Bốn, trong bếp mất một con cá, nổi lên sự cãi nhau, tất có hung hiểm.”
- Tượng “Vô ngư chi hung, viễn dân dã” - "Mất một con cá là có hung hiểm", ý hình tượng nói lên hào Chín Bốn ở quẻ trên, cũng như xa cách hạ dân, mất lòng dân.

3. Chu kỳ 3 - Nhâm Ngọ - Thiên Sơn Độn, hào 4
- “Cửu Tứ, hiếu độn, quân tử cát, tiểu nhân bĩ.”
- “Chín Bốn, trong lòng lưu luyến mà thân mình thì đã trốn lánh, người quân tử đương tốt lành, kẻ tiểu nhân không thể làm được.”
- Tượng “Quân tử hiếu độn, tiểu nhân bĩ dã” - ý tượng nói Người quân tử trong lòng lưu luyến, mà thân thì đã trốn lánh, kẻ tiểu nhân không thể làm được. Cái “thần” của sự “tri cơ”, ai là người sẽ làm được vậy !

4. Chu kỳ 4 - Nhâm Ngọ - Thiên Địa Bĩ, hào 4
- “Cửu Tứ, hữu mệnh vô cữu, trù ly chỉ.”
- “Chín Bốn, mệnh trời xoay chuyển đạo Bĩ không có họa hại, bạn mình nhờ cậy mình đều được hưởng phúc.”
- Tượng viết: “Hữu mệnh vô cữu, chí hành dã” - Mệnh trời xoay chuyển đạo “Bĩ”, không có họa hại", nói lên chí vượt khỏi cuộc Bĩ của hào Chín Bốn đang được thực hiện.

5. Chu kỳ 5 - Nhâm Ngọ - Phong Địa Quán, hào 4
- “Lục Tứ, quán quốc chi quang, lợi dụng tân vu vương.”
- “Sáu Bốn, ngẩng trông sự rực rỡ thịnh trị của vương triều, lợi khi thành quý khách của bậc quân vương.”
- Tượng “Quán quốc chi quang, thượng tân dã.” - "Ngẩng trông sự rực rỡ thịnh trị của vương triều", nói lên ý thời này đất nước đã chính thức có lễ tỏ lòng chuộng hiền khách.

6. Chu kỳ 6 - Nhâm Ngọ - Sơn Địa Bác, hào 4
- “Lục Tứ, bác sàng dĩ phu, hung.”
- “Sáu Bốn, làm sập giường đã sập đến dát giường, có hung hiểm.”
- Tượng “Bác sàng dĩ phu, thiết cận tai dã.” - "Giường sập đến dát giường", hình ảnh này nói lên ý hào Sáu Bốn đã sát gần tai họa.

7. Chu kỳ 7 - Nhâm Ngọ - Hỏa Địa Tấn, hào 4
- “Cửu Tứ, tấn như thạch thử, trinh lệ.”
- “Chín Bốn, khi tiến thịnh giống như con chuột bay chẳng có được kỹ năng gì, giữ vững chính bền để phòng nguy hiểm.”
- Tượng “Thạch thử trinh lệ, vị bất đáng dã.” – "Như chuột bay, chẳng có được kỹ năng gì", hình tượng nói hào Chín Bốn ở vào ngôi vị không thích đáng, dùng cách bất trung bất chính để chiếm ngôi cao, tham mà sợ người.

8. Chu kỳ 8 - Nhâm Ngọ - Hỏa Thiên Đại hữu, hào 4
- “Cửu Tứ, phỉ kỳ bàng, vô cữu.”
- “Chín Bốn, đừng để tỏ ra sự quá giầu có thì không cữu hại.”
- Tượng “Phỉ kỳ bàng, vô cữu, minh biện tích dã” - "Giầu có không quá mức thì không cữu hại", ý nói hào Chín Bốn có đủ hiểu biết để phân biệt rõ ràng mọi sự, và cân nhắc về hoàn cảnh bản thân.