Trang Tử bình phê về Mặc học

    

      “Không xa xỉ phô trương với đời sau, không lãng phí mọi vật, không khoe khoang về điển trương chế độ, gắng giữ kỷ luật để sẵn sàng cứu giúp việc khẩn cấp của đời; đạo luật thời xưa có chủ trương đó. Mặc Định và đệ tử Cầm Hoạt Ly nghe phong khí đó thì thích, nhưng họ tỏ ra thái quá và tạo ra sự khắc khổ cho bản thân. Họ vin vào lý do tiết dụng mà cấm nhạc, bảo rằng sống thì chớ ca hát, người thân chết thì không mặc tang phục. Mặc Tử chủ trương kiêm ái, mưu lợi chung cho thiên hạ, và phản chiến.

      Đạo của Mặc Tử dạy không oán giận, Ông hiếu học và uyên bác, Ông mong mọi người đừng khác nhau, nhưng chủ trương của ông khác với những vua trước. Ông bỏ hết lễ nhạc thời xưa như: nhạc Hàm Trì của Hoàng Đế, nhạc Đại Chương của vua Nghiêu, nhạc Đại Thiều của vua Thuấn, nhạc Đại Hạ của vua Vũ, nhạc Đại Hộ của vua Thang, nhạc Tịch Ung của Văn Vương, nhạc Vũ của Vũ Vương và Chu Công.

      Tang lễ thời xưa có nghi thức tùy sang hèn, tùy đẳng cấp. Quan quách của thiên tử có bảy lớp, của chư hầu có năm lớp, của đại phu có ba lớp, của kẻ sĩ có hai lớp. Nay theo Mặc Tử, hễ sống thì không ca hát, hễ thân nhân chết thì không mặc tang phục. Quan tài bằng gỗ ngô đồng dày ba tấc mà không dùng quách. Ông cho đó là khuôn mẫu để dạy người. Dạy thế e rằng không phải yêu người; tự đem đạo ấy thực hành cho mình, e rằng không phải yêu mình.

      Tôi không công kích đạo của Mặc Tử. Nhưng người ta hát thì ông cấm, người ta khóc thì ông chê, người ta vui thì ông cản. Như thế có hợp tình người chăng ? Người ta sống thì cần lao, mà chết thì tang ma bạc bẽo. Đạo của Mặc Tử khắc khổ quá, khiến cho người ta lo và tủi, mà được thế lại khó khăn. Tôi e rằng đó không phải đạo của thánh nhân, vì trái với nhân tâm, không ai chấp nhận nó. Mặc Tử theo được, nhưng người khác thì sao ? Ông ấy cách biệt với thiên hạ như thế thật là xa đạo của thánh vương vậy”

Bất xỉ ư hậu thế,
Bất mỹ ư vạn vật,
Bất huy ư số độ,
Dĩ thằng Mặc Tử kiểu,
Nhi bị thế chi cấp.
Cổ chi đạo thuật hữu tại ư thị giả,
Mặc Định, Cầm Hoạt Ly văn kỳ phong nhi duyệt chi.
Vị chi đại quá,
Dĩ chi đại tuần.
Tác nhi phi nhạc,
Mệnh chi viết tiết dụng,
Sinh bất ca, tử vô phục.
Mặc Tử phiếm ái kiêm lợi nhi phi đấu,
Kỳ đạo bất nộ.
Hựu hiếu học nhi bác, bất dị,
Bất dữ tiên vương đồng,
Hủy cổ nhi lễ nhạc.
Hoàng Đế hữu Hàm Trì,
Nghiêu hữu Đại Chương,
Thuấn hữu Đại Thiều,
Vũ hữu Đại Hạ,
Thang hữu Đại Hộ,
Văn Vương hữu Tịch Ung chi nhạc,
Vũ Vương, Chu Công tác Vũ

Cổ chi tang lễ,
Quý tiện hữu nghi,
Thượng hạ hữu đẳng.
Thiên tử quan quách thất trùng,
Chư hầu ngũ trùng,
Đại phu tam trùng,
Sĩ tái trùng.
Kim Mặc Tử độc sinh bất ca, tử vô phục,
Đồng quan tam thốn nhi vô quách,
Dĩ nhi pháp thức.
Dĩ thử giáo dân,
Khủng bất ái nhân,
Dĩ thử tự hành,
Cố bất ái kỷ.
Vị bại Mặc Tử đạo.

Tuy nhiên,
Ca nhi phi ca,
Khốc nhi phi khốc,
Lạc nhi phi lạc,
Thị quả loại hồ ?
Kỳ sinh dã cần,
Kỳ tử dã bạc,
Kỳ đạo đại hộc.
Sử nhân ưu, sử nhân bi,
Kỳ hành nan vi dã.
Khủng kỳ bất khả dĩ vi thánh nhân chi đạo,
Phản thiên hạ chi tâm.
Thiên hạ bất kham.
Mặc Tử tuy độc năng nhậm,
Nại thiên hạ hà !
Ly ư thiên hạ,
Kỳ khứ vương dã viễn hĩ !

      Thiên Thiên hạ còn bình về học thuyết của Mặc gia với kết luận rằng: "Mặc Tử quả là người tốt trong thiên hạ, không thể tìm được ai nữa như ông ấy; dù hình hài dung mạo khô héo, cũng không từ bỏ chủ trương của mình. Thực là bậc hiền tài vậy".


Đã tìm ra thuốc "trường sinh"

      Các nhà khoa học trường Đại học Milan (Italia) đã biết cách kéo dài tuổi thọ thêm 12%. Những thí nghiệm đầu tiên tiến hành trên chuột đã khẳng định được kết quả và bắt đầu thử nghiệm cho người. 
       Thuốc trường sinh mà họ vừa phát minh là thuốc uống, gồm 3 loại axit amin là valin, axit aminoisocaproic và isoleucin.
       Nhóm nghiên cứu đã cho những con chuột đực mạnh khoẻ lứa tuổi “trung niên” uống nước có bổ sung 3 axit nói trên. Những con đựợc uống nước pha axit đó sống trung bình 869 ngày, trong khi những con chuột chỉ uống nước thường sống trung bình 774 ngày, nghĩa là “thuốc trường sinh” kéo dài được tuổi thọ ở chuột thêm được 12%.
      Tuy nhiên, sống lâu hơn không phải là kết quả duy nhất của “thuốc”. Ở những con chuột thí nghiệm còn xảy ra những thay đổi trong cơ thể: thuốc làm tăng sự cung cấp năng lượng cho các tế bào và giảm các phản ứng oxy hoá có hại của gốc tự do. Nhờ vậy sức khoẻ của chúng tăng lên, sự phối hợp của các cơ bắp được cải thiện.
       Gốc tự do vốn là sản phẩm phụ của các quá trình bình thường trong cơ thể. Chúng gây ra sự oxy hoá các mô và xúc tiến quá trình cháy, vì thế dẫn đến các bệnh tật khác nhau. Người ta thường cho rằng chính hoạt động của các gốc tự do làm cơ thể bị lão hoá.
       Tác giả của công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí Cell Metabolism là Karruba và Nicoli cho rằng sở dĩ “thuốc trường sinh” làm tăng sức mạnh của cơ bắp và sức chịu đựng của chuột chính là nhờ các axit amin đã làm tăng được các ti lạp thể trong tế bào tim và cơ xương.
       Cuối năm ngoài các bác sĩ Trung Quốc tuyên bố là loại nước uống mang tên Pirobon của họ, có tính oxy hoá nên cũng kéo dài được tuổi thọ khi ăn uống bình thường. Theo họ, loại nước uống này lấy ra khỏi cơ thể các gốc tự do và oxy hoạt động, xuất hiện trong quá trình trao đổi chất.


      Theo KM.ru
http://www.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/21805/da-tim-ra-thuoc-truong-sinh.html

Những hiểm họa gây tuyệt chủng loài người


      Theo các nhà khoa học, hiện có hàng loạt hiểm hoạ đến từ thiên nhiên đang ảnh hưởng tới sự sống của hàng loạt các sinh vật trên trái đất trong đó có con người. Chẳng hạn như nếu siêu núi lửa Yellowstone hoạt động, Trái đất của chúng ta sẽ rơi vào mùa Đông lạnh giá…

Những hiểm họa gây tuyệt chủng loài người 


      Năm 2001, hai nhà vật lý ở Đại học Bekerley là R.A.Rohde và R.A.Muller đã công bố trên Tạp chí Nature những bằng chứng tin cậy về sự tuyệt chủng hàng loạt đã xảy ra thường xuyên và có quy luật với chu kỳ 62 - 65 triệu năm một lần.
      Lần gần đây nhất là vụ tuyệt chủng của loài khủng long cách đây 65 triệu năm. Chúng ta đang hoặc sắp đến gần thời hạn tới cho lần tuyệt chủng tiếp theo trên Trái đất. Sự tuyệt chủng này có liên hệ đến ngày tận thế chăng?
      Hiểm họa đến từ Trái Đất...
      Một ví dụ về hiểm họa đến từ Trái Đất, với quy mô lớn hơn có thể gây tuyệt chủng hàng loạt là đợt sóng thần đã cướp đi 230.000 sinh mạng vào năm 2004 do động đất ở Ấn Độ Dương. Đó là một trong những hiểm họa thiên nhiên đến từ Trái Đất gây thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, nó sẽ không là gì nếu so sánh với siêu núi lửa Yellowstone, nằm phần lớn ở Bang Wyoming, Hoa Kỳ. Nếu nó hoạt động, đây là núi lửa nguy hiểm nhất thế giới.
      Nếu nó phát nổ thì toàn bộ khí quyển trên Trái Đất sẽ bị bao phủ bởi axit sulfuric, khói, bụi và đưa hành tinh của chúng ra vào mùa đông lạnh giá làm cho nền văn minh của con người quay trở lại điểm xuất phát. Các nghiên cứu cho thấy, núi lửa này đã phun trào ít nhất 100 lần, trong đó 3 lần dữ dội có thể gây thảm họa cho một nửa Trái đất (chu kỳ phun trào từ 600 - 700 ngàn năm). Lần phun trào gần đây nhất vào 640 ngàn năm trước. Theo chu kỳ đó thì chúng ta đang đợi chờ một trận bùng nổ tiếp theo.
      Một nghiên cứu gần đây của Nasa, họ đã phát hiện một điểm nóng - ổ dung nham có kích thước to bằng Tokyo nằm dưới núi lửa này đang chực bùng nổ. Các tín hiệu cho thấy, nó sắp bùng nổ là: ổ dung nham tăng khoảng 0,75m kể từ 1992, đây là một con số cực lớn trong thước đo thời gian địa chất chỉ khoảng mm/thế kỷ; Nó nằm cách mặt đất 20km, chỉ bằng 1/10 so với độ sâu của các ổ dung nham khác, nếu thế thì một nhóm khủng bố đặt quả bom hạt nhân ở núi lửa này có thể kích hoạt sự phun trào; Sự hoạt động của ổ dung nham mạnh đến mức làm chao đảo cả hồ Yellowstone ở trên nó về phía nam khiến cho nước trong hồ trào ra ngoài làm ngập cây cối ở vùng xung quanh.
      

     ... và từ đảo cực từ trường
      Từ nhỏ chúng ta được dạy các kiến thức cơ bản về Trái Đất hình cầu và có lực hấp dẫn để con người có thể đi lại trên nó, bầu khí quyển có oxy để con người hô hấp, tầng khí quyển có ozon để tránh tia cực tím...
Tuy nhiên, một kiến thức rất quan trọng đó là Trái Đất có từ quyển, một cái khiên che chở cho các loài sinh vật bên dưới khỏi sự bắn phá không ngừng của các tia vũ trụ thì hầu như không được dạy. Dù bạn có biết hay không thì cái khiên từ trường sinh ra bởi lõi kim loại từ tính nóng chảy trong nhân Trái Đất vẫn kiên trì gạt các hạt proton và điện tử đến từ Mặt Trời thành những vành đai vô hại để bảo vệ chúng ta.
      Vấn đề ở chỗ là đường sức của từ trường Trái Đất hiện đang theo hướng Bắc - Nam sẽ đổi chiều ngược lại tức là theo hướng Nam - Bắc. Trong quá khứ, từ trường Trái Đất đã nhiều lần bị đảo. Nghiên cứu về mẫu lõi đá và trầm tích chỉ ra rằng, lần đảo từ cuối cùng xảy ra cách đây 780 ngàn năm. Thời gian đảo cực từ kéo dài hàng trăm năm.
      Người ta phát hiện sự suy yếu của từ trường Trái Đất thời gian gần đây có thể là dấu hiệu của sự đảo từ trường. Trong quá trình đảo chiều Bắc - Nam thành Nam - Bắc thì sẽ có thời điểm Trái Đất có vô số cực từ, như vậy la bàn sẽ chỉ mọi hướng, các loài sinh vật di chuyển dựa vào từ trường Trái Đất sẽ mất phương hướng không thể di chuyển đến nơi có thức ăn, cường độ các cơn bão, lốc xoáy tăng lên và đặc biệt là các sinh vật ở Trái Đất có thể bị ảnh hưởng bởi các tia vũ trụ. Đây là một hiểm họa gây tuyệt chủng hàng loạt. 

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/tham-hoa/33128_Nhung-hiem-hoa-gay-tuyet-chung-loai-nguoi.aspx


Hành Thổ không thịnh

 
      Quân trung từ mệnh tập - Nguyễn Trãi viết: 

      "Tôi nghe trời có bốn mùa, phải nhờ hành Thổ mới vượng; người có bốn đức, phải nhờ điều Tín để làm. Nếu hành Thổ không thịnh, điều Tín không có, thì đạo Trời tất hỏng, việc người tất hư. Cho nên Hoàng cực lấy Thổ ở giữa, dân linh lấy Tín làm thực, mà sau công việc của của Trời của Người mới được thỏa đáng".

      Nguyễn Trãi nói Trời có bốn mùa, tức là Xuân Hạ Thu Đông. Người có bốn đức là Hiếu Đễ Trung Tín. Còn về hành Thổ không chỉ là một trong ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy, mà còn chứa đựng ý nghĩa của mối quan hệ Tam tài: trời - đất - người, đây là phương thức tư duy chỉnh thể trong Dịch, hòa đồng trời - đất - người thành một thể.

      Cho nên: "Nếu hành Thổ không thịnh, điều Tín không có, thì đạo trời tất hỏng, việc người tất hư" vậy.