1. Chu kỳ 1 - Bính Thân - Thuần Cấn, hào 3
- “Cửu Tam, cấn kì hạn, liệt kì di, lệ huân tâm.”
- “Chín Ba, ghìm chặn sự vận động của lưng, đến nỗi đứt cả nơi chỗ thăn lưng (chỗ trên dưới giao nhau), nguy hiểm như cháy ruột.”
- Tượng “cấn kì hạn, nguy huân tâm dã” - nói lên sự nguy hiểm của hào Chín Ba sẽ như cháy ruột.
2. Chu kỳ 2 - Bính Thân – Sơn Hỏa Bí, hào 3
- “Cửu Tam, bí như, nhu như, vĩnh trinh cát.”
- “Chín Ba, văn sức được đẹp đẽ đến nhường ấy, nhiều lần ban huệ trạch cho người, giữ vững sự chính bền được lâu dài, sẽ được sự tốt lành.”
- Tượng “Vĩnh trinh chi cát, chung mạc chi lăng dã” – "Giữ vững chính bền được lâu dài, sẽ được sự tốt lành", nói lên Chín Ba có thể làm được như vậy, thì không bao giờ bị kẻ khác lấn nhờn.
3. Chu kỳ 3 - Bính Thân – Sơn Thiên Đại súc, hào 3
- “Cửu Tam, lương mã trục, lợi gian trinh ; nhật nhàn dư vệ, lợi hữu du vãng.”
- “Chín Ba, ngựa tốt hay rong ruổi, lợi về nhớ kỹ sự gian nan, giữ vững chính bền ; không ngừng rèn luyện kỹ năng phòng vệ của ngựa xe ; lợi về có sự đi.”
- Tượng “Lợi hữu du vãng, thượng hợp chí dã” - "Lợi về có sự đi", nói lên ý Chín Ba hợp chí với Chín Trên.
4. Chu kỳ 4 - Bính Thân – Sơn Trạch Tổn hào 3
- “Lục Tam, tam nhân hành tắc tổn nhất nhân ; nhất nhân hành tắc đắc kỳ hữu”.
- “Sáu Ba, ba người cùng đi đều muốn cầu một dương, tất sẽ bớt một người là dương cứng đó ; một người đi một mình mà một lòng cầu hợp, thì sẽ được những người bạn dương cứng.”
- Tượng “Nhất nhân hành, tam tắc nghi dã” - Một người đi một mình, thì có thể chuyên nhất cầu, ba người cùng đi sẽ khiến cho đối phương nghi hoặc không có chủ.
5. Chu kỳ 5 - Bính Thân - Hỏa Trạch Khuê, hào 3
- “Lục Tam, kiến dư duệ, kỳ ngưu xiết ; kỳ nhân thiên thả tị. Vô sơ hữu chung.”
- “Sáu Ba, dường như nhìn thấy cỗ xe lớn bị kéo khó đi, trâu kéo xe bị cản không tiến được, như người bị khốc hình gọt tóc, xẻo mũi. Mới đầu trái lìa, sau sẽ hòa hợp.”
- Tượng “Kiến dư duệ, vị bất đáng dã ; vô sơ hữu chung, ngộ cương dã.” - "Dường như thấy cỗ xe lớn bị kéo khó đi", nói lên đây là do ngôi của Sáu Ba ở nơi không thích hợp gây nên ; "Mới đầu trái lìa, sau sẽ hòa hợp", nói lên cuối cùng Sáu Ba tất gặp được hào dương cứng tương ứng.
6. Chu kỳ 6 - Bính Thân – Thiên Trạch Lý, hào 3
- “Lục Tam, diêu năng thị, phả năng lý, lý hổ vỹ chất nhân, hung ; vu nhân vi vu đại quân.”
- “Sáu Ba, mắt chột mà cứ cố nhìn, chân què mà cứ cố đi, giẫm lên đuôi hổ bị nó cắn, có hung hiểm ; kẻ vũ dũng muốn làm như một bậc đại nhân quân chủ.”
- Tượng “Diêu năng thị, bất túc dĩ hữu minh dã ; phả năng lý, bất túc dĩ dữ hành dã ; chất nhân chi hung, vị bất đáng dã ; vũ nhân vi vu đại quân, chí cương dã.” - "Mắt chột mà cứ cố nhìn", là tượng không đủ để phân biệt rõ vật. "Chân què mà cứ cố đi", là tượng không đủ để đi trên đường dài. "Sự hung hiểm của sự hổ dữ cắn người", nói lên Sáu Ba ở ngôi không thích đáng. "Kẻ vũ dũng muốn làm như một bậc đại nhân quân chủ", nói lên chí hướng của Sáu Ba cương mạnh.
7. Chu kỳ 7 - Bính Thân – Phong Trạch Trung phu, hào 3
- “Lục Tam, đắc địch, hoặc cổ hoặc bãi, hoặc khấp hoặc ca.”
- “Sáu Ba, (trong lòng không thành) phía trước gặp kẻ kình địch, hoặc đánh trống tiến công, hoặc mệt mỏi tháo lui, hoặc (sợ địch phản công mà) khóc lóc buồn bã, hoặc do (địch không lấn) mà hát vui.”
- Tượng “Hoặc cổ hoặc bãi, vị bất đáng dã.” – Là tượng Sáu Ba ngôi vị không thỏa đáng, không đáng ngôi, tự gây nên địch họa, cho nên có tượng “cổ” “bãi” “khấp” “ca”, nguyên nhân chính do lòng người không chân thành, ý đồ riêng tư nổi lên, luôn làm nhiều điều không thích đáng, nói và làm vô thường, cuối cùng mệt sức vô ích. Lưu Mục nói “người ta chỉ vì lòng tin không đủ, cho nên nói, hành động không thường như vậy.”
8. Chu kỳ 8 - Bính Thân – Phong Sơn Tiệm, hào 3
- “Cửu Tam, hồng tiệm vu lục, phu chinh bất phục, phụ dựng bất dục, hung ; lợi ngư khấu.”
- “Chín Ba, chim đại nhạn bay từ từ đến ngọn núi nhỏ, giống như người chồng đi xa, một đi không trở về, người vợ không giữ được trinh chính, có mang đẻ con không nuôi, có hung hiểm ; (nếu có thể giữ chính, dụng cương, thì) lợi về sự chống trả giặc mạnh."
- Tượng “Phu chinh bất phục, ly quần xú dã” - "Người chồng đi xa, một đi không trở về", nói lên Chín Ba xa cách kẻ quần loại, phối ngẫu. “thất kỳ đạo dã” – "Người vợ không giữ được trinh chính, có mang đẻ con không nuôi", như vậy thì đã phạm vào đạo tương thân giữa vợ chồng. “lợi dụng ngự khấu, thuận tương bảo dã” - "Nếu có thể giữ chính không tà, lợi về sự chống trả giặc mạnh", nói lên Chín Ba nên giữ chính để giữ được sự hòa thuận giữa vợ chồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét