1. Chu kỳ 1 - Bính Ngọ - Thuần Cấn, hào 2
- “Lục Nhị, cấn kì phì, bất chửng kì tùy, kì tâm bất khoái.”
- “Sáu Hai, ghìm chặn sự cử động của cẳng chân, chưa thể bước lên đội kẻ vốn nên đi theo, trong lòng không được khoan khoái.”
- Tượng “bất chửng kì tùy, vị thoái chính dã” – hào Sáu Hai không thể bước lên đội kẻ vốn nên đi theo, lại không có cách nào lùi lại để nghe theo mệnh lệnh đang ghìm chặn (vì vậy trong lòng không khoan khoái).
2. Chu kỳ 2 - Bính Ngọ - Sơn Hỏa Bí, hào 2
- “Lục Nhị, bí kỳ tu.”
- “Sáu Hai, văn sức bộ râu đẹp cho bậc tôn quý.”
- Tượng “Bí kỳ tu, dĩ thường hưng dã” – hào Sáu Hai và Chín Ba đồng tâm một lòng dấy lên văn sức cho nhau. Dựa theo ngôi vị chỗ đứng, được ngôi mà không ứng.
3. Chu kỳ 3 - Bính Ngọ - Sơn Thiên Đại súc, hào 2
- “Cửu Nhị, dư thoát phúc.”
- “Chín Hai, xe long moayơ không đi được”.
- Tượng “Dư thoát phúc, trung vô vưu dã” – nói lên ý Chín Hai ở ngôi giữa mà không nóng vội tiến lên, cho nên không phạm lỗi lầm.
4. Chu kỳ 4 - Bính Ngọ - Sơn Trạch Tổn, hào 2
- “Cửu Nhị, lợi trinh, chung hung ; phất tổn ích chi.”
- “Chín Hai lợi về sự giữ vững chính bền, vội tiến ngày sẽ có hung hiểm ; không làm tổn hại đức của mình thì có thể làm ích cho người trên.”
- Tượng “Cửu Nhị lợi trinh, trung dĩ vi chí dã” – "Chín Hai lợi về sự giữ vững chính bền", nói lên hào Chín Hai nên kiên trì giữ đạo trung làm hướng của mình.
5. Chu kỳ 5 - Bính Ngọ - Hỏa Trạch Khuê, hào 2
- “Cửu Nhị, ngộ chủ vu hạng, vô cữu.”
- “Chín Hai, trong ngõ không hẹn mà gặp chủ, tất không tội lỗi.”
- Tượng “Ngộ chủ vu hạng, vị thất đạo dã.” – "Trong ngõ không hẹn mà gặp chủ", nói lên Chín Hai chưa từng phạm vào cách xử sự ở thời Khuê.
6. Chu kỳ 6 - Bính Ngọ - Thiên Trạch Lý, hào 2
- “Cửu Nhị, lý đạo thản thản, u nhân trinh cát.”
- “Chín Hai, thận trọng đi trên đường lớn bằng phẳng, người điềm đạm u tĩnh biết giữ vững chính bền thì được tốt lành.”
- Tượng “U nhân trinh cát, trung bất tự loạn dã.” - "Người điềm đạm u tĩnh biết giữ chính", nói lên Chín Hai có lòng tin theo lễ thì tự trong lòng mình không rối loạn.
7. Chu kỳ 7 - Bính Ngọ - Phong Trạch Trung phu, hào 2
- “Cửu Nhị, minh hạc tại âm, kỳ tử họa chi ; ngã hữu hảo tước, ngô dữ nhĩ mị chi.”
- “Chín Hai, chim hạc trắng kêu dưới bóng dâm của núi, bạn nó họa theo từng tiếng ; ta có riệu ngon nguyện với ngươi cùng uống chung vui.”
- Tượng “Kỳ tử họa chi, trung tâm nguyện dã.” - "Bạn hạc trắng họa theo từng tiếng", đây là tượng ý nguyện chân thành phát ra từ đáy lòng. Khổng Tử thích nghĩa “Người ở trong (nhà) mà nói ra lời hay thì người ngoài nghìn dặm cũng ứng theo, huống chi là người ở gần ?. Còn ở trong (nhà) mà nói ra lời không hay, thì người ngoài ngàn dặm cũng phản đối, huống chi là người ở gần”, ý nêu rõ "lòng chân thành" thì tuy xa cũng được ứng theo.
8. Chu kỳ 8 - Bính Ngọ - Phong Sơn Tiệm, hào 2
- “Lục Nhị, hồng tiệm vu bàn, ẩm thực hãn hãn, cát.”
- “Sáu Hai, chim đại nhạn bay từ từ đến bên phiến đá lớn, ăn uống thảnh thơi vui vẻ, tốt lành.”
- Tượng “Ẩm thực hãn hãn, bất tố bão dã” – "Ăn uống thảnh thơi vui vẻ", ý tượng nói lên Sáu Hai tận tâm với đạo bề tôi, chứ không phải kẻ chỉ biết ăn uống phè phỡn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét