Nhiều người tin rằng sự thay đổi theo chu kỳ của mặt trăng có ảnh hưởng tới con người. Ví dụ rõ ràng nhất là chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Dưới những điều kiện bình thường, mỗi chu kỳ của một người phụ nữ xảy ra trong 28 ngày, chính xác trong khoảng giữa tháng thiên văn (thời gian giữa độ cao lớn nhất của một định tinh được nhìn từ mặt trăng, xấp xỉ 27 ngày) và tháng mặt trăng (29 ngày).
Theo Shi Yukun, một bác sĩ Trung Y, chu kỳ mặt trăng cũng liên quan tới thời điểm con người sinh ra. Hầu hết trẻ em được sinh ra ngay sau khi trăng tròn.
Các tuần trăng đóng một vai trò trong trạng thái tinh thần của con người. Người Babylon cổ đại gọi chứng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân là chứng “lunatic” (mộng du đêm trăng tròn), có nghĩa là căn bệnh bị ảnh hưởng bởi mặt trăng. Ngày nay, các nghiên cứu cho thấy người bệnh tâm thần có xu hướng rối loạn tâm thần cao hơn vào lúc trăng tròn.
Mặt trăng cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của con người. Trăng tròn có thể khiến người ta lo âu, bồn chồn, khó chịu, và phát triển ảo giác. Ngoài ra, trong lúc trăng tròn, người ta có xu hướng hồi tưởng lại những ký ức đã qua nhiều hơn, khiến họ cảm thấy buồn và trầm cảm. Nhiều nhà thơ đã sáng tác những áng thơ bất hủ của họ vào lúc trăng tròn.
Cuốn sách cổ Trung Quốc “Câu hỏi thường gặp: Thuyết tám sự thần thánh” viết: “Khi trăng lưỡi liềm, khí huyết [sinh lực cấu thành cơ thể người và duy trì sự sống] bắt đầu tăng cường, và an khí bắt đầu lưu chuyển. Khi trăng tròn, khí huyết đầy đủ, các cơ bắp khỏe mạnh. Khi trăng khuyết, các kênh năng lượng yếu đi, an khí ra đi, và chỉ còn lại hình thù.” Đó là để nói, khí huyết cơ thể người, cơ bắp, và sức mạnh của các dòng năng lượng là có liên quan tới các giai đoạn của mặt trăng.
Nhìn hiện tượng này từ một quan điểm khác, người ta có thể cho rằng có lẽ cơ thể người đơn giản là có liên kết với vũ trụ, không phải vì mặt trăng, vì mặt trăng chỉ là một vật thể phản ứng lại theo giai điệu của vũ trụ.
(Theo The Epoch Times)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét