Để sống tốt hơn


        Bên ngoài châu Âu là Ấn độ, Trung hoa và các nước Hồi giáo. Xưa kia, một lập luận sai lầm khi bàn về những hiện tượng của các nền văn minh xa xôi, vốn không có nhiều nghiên cứu và đương nhiên là không được nhìn nhận một cách chính xác, đó là Hêgen, ông nói: "...Người Ấn độ không biết dựa vào các nhận định bằng lý trí về khách thể, bởi vì dùng lý trí thì cần phải có phản tư." Một trí tuệ vĩ đại cũng không thoát khỏi những lập luận như vậy, đã để lại những khuyết tật cho người đời sau và còn gây nên những tác hại sói mòn vào nhận thức của những công trình nghiên cứu đời sau. Đáp ứng nhu cầu hiện tại, mà đã làm thương tổn đến khả năng phát triển của tương lai.
       Văn bản học văn hóa đại cương mang tính đặc trưng về các truyền thống văn hóa tinh thần, trong những công trình trước đây, có xu hướng thích đóng khung những điều khó hiểu, và kiến giải nó theo quan niệm quen thuộc của riêng mình, được xuất hiện ở cả trình độ trí tuệ cao lẫn ý thức thông thường. Đây là sự yếu kém khá phổ biến, các định kiến cứng nhắc trong tư duy thường dẫn đến những hậu quả khôn lường, cũng một phần do thiếu cơ sở văn bản học thích hợp mang tính giáo trình vậy.
       Trung hoa cổ đại - Trang Tử nói: "Mọi vật đều sống, nhưng gốc thì không rõ. Chúng xuất hiện, nhưng từ đâu thì không rõ", cũng đã chỉ về nền móng của truyền thống Đạo gia, trên thực tế đây như một khuôn mẫu định hình quan niệm đặc trưng cho tư tưởng Trung hoa. Điều đáng chú ý ở đây là, những tư tưởng khi suy tư về các khái niệm tồn tại hoặc không tồn tại, là một quá trình mang tính chu kỳ, là một vòng tròn không có điểm đầu và cuối, bánh xe liên tục quay, nước chảy không ngừng. Nhưng con người thì không phải như vậy, con người không thể bắt đầu và kết thúc cùng với vạn vật được. Đây cũng là một hậu quả về thuyết trường sinh, mà ảnh hưởng của học thuyết này lây nhiễm tới cả bậc chí tôn. Tại sao nói vậy ? Đó là vì chủ nhân của cái Ác lại chính là con Người.

        Không có ánh sáng, làm gì có hình bóng; hơn nữa không có nguồn tia sáng soi chiếu thì lấy đâu ra ánh sáng.

        Mô hình phản tư Trung hoa được quy định trước hết bởi sự quan sát thế giới một cách đặc biệt, nó xem cái phổ biến là một hệ thống "động", đầy đủ, tự điều chỉnh với một trật tự nội tại vốn có (ngũ hành), tính nội tại vốn có bao hàm trong nó các nguyên lý tổ chức, trật tự riêng, mối liên hệ ràng buộc mà không phải hữu tuyến, mối quan hệ tương quan, cách tư duy liên tưởng, ... đã nảy sinh ra mô hình tư duy chiến lược tư tưởng Trung hoa vậy. 
        Đại mệnh được hiểu là cái trời định đặt và là cái đương nhiên con người không thể cưỡng lại được. Còn số mệnh thường biến lại phụ thuộc vào sự nỗ lực cá nhân của con người. Mà bản chất của cái thường biến lại chịu sự ảnh hưởng lớn nhất là nhiệt độ khác nhau trong bảy "môi trường" khí hậu. Chữ Mệnh ở đây có tính chất chung mang tính hai mặt. Một mặt là hướng về tự nhiên, mặt khác hướng tới xã hội. Đây cũng là một đề tài, mà nội dung của nó được bàn từ xa xưa cho tới nay vẫn chưa hết. Ví như quẻ Khôn, để lại phía sau một khoảng trống lớn, cho chúng ta tha hồ bàn tán chuyện nông sâu vậy.

2 nhận xét:

  1. =========================
    BÀI HỌC TỪ MỘT NGƯỜI ĐIÊN (Bài 1)

    Từ bao thế kỷ nay, trong con mắt của người đời, kẻ bị điên dại thật đáng thương. Người bị điên nặng, mất hết ý thức làm người, trở lại với bản năng sống hoang dại. Họ bỏ nhà đi hoang, ăn mặc lôi thôi lếch thếch, sống nơi đầu đường xó chợ. Thậm chí có kẻ không chiụ mặc quần áo, lảm nhảm những điều vô nghĩa, cười khóc vô cớ, hành xử đầy tính bản năng.

    Tuy nhiên quan sát lối sống hoang dã của họ, ta lại thấy có những điều thật đáng kinh ngạc. Họ có làm được những điều rất đặc biệt mà người thường chúng ta không làm được. Những điều làm ta phải ngạc nhiên và suy ngẫm:

    1. Họ có thể uống nước ruộng, nước từ các vũng tù đọng. Họ có thể ăn các đồ ăn vứt đi rơi dưới đất hay từ bãi rác cuối chợ. Ấy vậy mà họ không bị đau bụng, đi ngoài! Tại sao ?

    2. Họ thường không tắm rửa, ngủ ngoài trời gió máy, nơi đầu đường xó chợ. Vậy mà họ không bị cảm cúm! Tại sao?

    Cũng theo nghĩa đó, nhiều nhà ngoại cảm, những người có công năng đặc biệt thường trải qua giai đoạn mất hết ý thức như chết lâm sàng, bị sét đánh, ốm thập tử nhất sinh hay điên dại một thời gian, sau đó phát hiện ra mình có công năng đặc biệt mà trước đó không hề có.

    Có thể nêu hai ví dụ điển hình mà báo chí đã đăng:

    1. Cô Phan Thị Bích Hằng sinh năm 1972 cùng người bạn bị chó dại cắn, cả hai bị điên, người bạn bị chết, riêng cô may mắn sống lại sau khi đã bị chết lâm sàng. Sau đó, cô phát hiện ra mình có khả năng đặc biệt.

    2. Cô Phạm Thị Phú (Cậu Cò) sinh năm 1972 cũng bị điên dại. Sau khi khỏi điên, cô phát hiện ra mình có khả năng chữa bệnh bằng các biện phát nắn bóp và dẫm đạp lên cơ thể của người bệnh.

    Có thể nêu hai ví dụ điển hình: diễn viên Duy Hậu (bị suy thận) bệnh đã thuyên giảm, sức khỏe phục hồi lên khoảng 10kg, nhà văn Lê Lựu (bệnh tiểu đường, xuất huyết não 3 lần) đã đi lại được, vết loét do tiểu đường đã khô.

    Về trường hợp chữa bệnh không dùng thuốc như thế, hiện có nhiều cách lý giải khác nhau. Cô Phú trình bày theo cách lý giải của nhiều nhà khoa học là do cô truyền năng lượng.

    ===================================

    Trả lờiXóa
  2. ================================
    BÀI HỌC TỪ MỘT NGƯỜI ĐIÊN (Bài 2)

    Trở lại những quan sát không mới về người điên và trường hợp hình thành khả năng ngoại cảm của một số người, ta thấy có những hoàn cảnh khá tương đồng: những tiềm năng đặc biệt của cơ thể chỉ được giải phóng trong trạng thái con người đã mất hết ý thức, trở về với vô thức, với bản năng gốc gần như tuyệt đối của họ.

    Đối với nhiều nhà ngoại cảm hay những người có công năng đặc biệt, sau một thời gian vài năm, cùng với sự phục hồi của ý thức, cấc năng lực đặc biệt đó dần dần mai một (thường là 4 tới 5 năm) mà theo cách nói dân gian “trời chỉ cho ăn lộc đến thế”.

    Tất cả những điều đó làm cho chúng ta phải suy ngẫm và nhận thức thêm về tiềm năng và đời sống tâm linh của con người. Lý do nào làm cho trong cùng một cơ thể khi là con người bình thường thì những năng lực thích nghi phi phàm ấy lại không đươc thể hiện. Tại sao chỉ trong trạng thái điên dại, hoặc sau đó, những năng lực đặc biệt ấy mới được giải phóng.

    Nói về tiềm năng con người, người ta thường nghĩ tới năng lực tâm linh siêu phàm, tới số phận con người, tới các thế lực siêu nhiên dưới hình thức các vong hồn, các trường năng lượng đặc biệt và các nhà ngoại cảm, các đồng cô bóng cậu có khả năng tiếp xúc được với thế giới của người âm.

    Một loạt phạm trù truyền thống của đạo Phật, của dân gian và các phạm trù khoa học hiện đại của triết học, vật lý: thuyết cơ lượng tủ, thuyết tương đối của Einstein, của sinh học (trường sinh học) được đem ra ứng dụng nhưng bức tranh cũng không vì thế mà sáng tỏ hơn. Thế giới tâm linh vốn u tịch vẫn bị mờ ảo bởi sương khói của thời gian và nhận thức cố hữu của con người.

    Tiềm năng con người vô cùng đa dạng và to lớn vốn tiềm ẩn ngay trong cơ thể chúng ta, nhưng con người vẫn chưa thấy hết, đặc biệt chưa hiểu biết về cở chế khai mở hoặc khóa lại của chúng. Con người vì các giới hạn đó nên chưa có ý thức khai thác các tiềm năng ấy cho hạnh phúc cuộc sống của họ. Chính điều này gợi cho ta phải suy nghĩ về công tác nghiên cứu tiềm năng vốn tiềm ẩn trong cơ thể con người.

    TS Quách Nghiêm


    http://bee.net.vn/channel/2981/201103/Tam-linh-hay-khoa-hoc-Bai-hoc-tu-mot-nguoi-dien-1794401/

    ============================

    Trả lờiXóa