Dịch học: Thiên Nhân chi tế

Dịch học: Thiên Nhân chi tế

Thiên Nhân chi tế


Tận cùng sự quan hệ Thiên Nhân

      Không đặt vấn đề về "Thiên Nhân chi tế", thì không phải là tìm hiểu về Huyền Đạo của Đông Phương học. Trong các phạm trù, thì Thiên là một phạm trù có ngoại diện cực kỳ rộng, với nội hàm phong phú, Thiên được giải thích khác nhau tùy theo từng học phái triết học, kể cả từng nhà triết học trong cùng một học phái.
      Tùy theo các nhà triết học của từng thời kỳ khác nhau, có sự giải thích khác nhau với nội hàm đa nguyên về phạm trù Thiên, thì đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về Huyền Đạo, thì phạm trù về Thiên giống như 'ma quái', khó lòng nắm bắt được, và thường nảy sinh ngộ nhận.

      Thiên là cái bản nguyên ở trên tự nhiên, chính là chỗ dựa cho trời đất vạn vật tồn tại. Thiên với tư cách là cái ở trên tự nhiên, với tính trừu tượng phổ biến của nó, với đặc tính vô hình vô tượng, và cả với tính dĩ nhiên đương nhiên như thế của nó. 
      Đặc trưng trọng yếu nhất của Thiên, đó chính là "vô vi"; Tự nhiên nhi nhiên của Thiên là chân tính vô vi của Thiên. Không làm gì cả lại là không cái gì không làm; như Thiên không làm việc bao che vạn vật, mà lại có thể bao che hết thảy vạn vật; Người không nuôi nấng ai, mà mọi người trong thiên hạ đều được nuôi nấng đầy đủ, đó là tự nhiên nhi nhiên.
      Cho nên nói, Thiên lấy "vô vi" làm Thể, lấy "vô vi" làm Dụng. Vô vi là tương đối với hữu vi mà nói, tự nhiên nhi nhiên là tương đối với phi tự nhiên nhi nhiên mà nói. Thiên là khoảng không tự nhiên vô cùng vô tận.
      Thiên với tư cách thực thể có thật, thì bản thân nó có quy tắc và trật tự biến hóa cố hữu, đó chính là lẽ "vĩnh hằng của Thiên" (Thiên thường), trong khoảng không tự nhiên này, vạn vật được sinh được dưỡng. Do tính chất và đặc điểm cơ bản của Thiên là "tự nhiên vô vi", cho nên Đạo của Thiên là lợi mà không hại, con người noi theo Thiên đạo mà bỏ cái thừa thêm cái không đủ, con người không thể đi ngược lại Thiên đạo bớt cái không đủ để cung phụng cho cái thừa.

Hợp số Thiên - Nhân, biến mà thông

       Thiên Nhân tương thắng tương dụng.

      "Lấy bề ngoài quan sát Thiên thì nói: Càn nên kiện, tự nhiên cao như thế. Lấy số mà quan sát Thiên thì nói: tác dụng của Thiên có 49, Thiên quả là hữu hình nhưng không thoát khỏi Số, làm ra hình tượng để làm cái vỏ, người xưa nói Thần tạo vật không phải là lời nói suông".
      [Dĩ mạo khuy Thiên giả viết: Càn nhiên kiện, đơn vu nhiên nhi cao. Dĩ số ngưỡng Thiên giả viết: kỳ dụng tứ thập hữu cửu. Thiên quả dĩ hữu hình nhi bất năng thoát hồ số, lập Tượng dĩ suy Giáp, ký thành nhi di chi, cổ sở vị thần giao tạo vật giả, phi không ngôn nhĩ.]
      Không phải chỉ quan sát hiện tượng bên ngoài của Thiên, mà tiến sâu đến khảo sát mối quan hệ giữa 'độ' và 'lượng' của Thiên, từ hình tượng của sự - vật, tiến sâu vào nội bộ của sự - vật, đó chính là 'thần giao tạo vật, phi không ngôn' (nói thần tạo ra Vật không phải là lời nói trống rỗng), không phải chỉ nói đại khái, khơi khơi bên ngoài, mà phải thâm nhập vào bản chất của cái tạo hóa, thậm chí phải nắm bắt được cái thần bí của nó vậy.
      Dùng cái vỏ Càn Khôn, Số của mười kỳ, tập trung chỗ thần diệu vận dụng đường hướng, trên cảm với mọi tầng lớp chồng chất. Xem tích tụ của huyền hoàng, không đầu mối mà có thường hằng, hiểu biết cặn kẽ, riêng dùng thần thể hội, Số bắt đầu từ hào dương thứ nhất quẻ Phục, âm sinh từ Cung của ống sáo, tích tụ ẩn tàng, nói về hóa hợp số của Thiên - Nhân, cùng cực thì bao hàm biến, biến thì thông tất cả, thần hầu quỷ đuổi không đủ sợ.
      [Dĩ Càn Khôn chi Giáp, đương thập kỳ chi số, ngưng thần vận chỉ, thượng cảm triền thứ. Thị huyền hoàng minh chỉ, vô nghê hữu thường, tuyệt cơ mẫn chi, độc dĩ thần hội, số khởi ư Phục chi Sơ cửu, âm sinh hồ hoàng chung chi cung, tích trưng tốt ẩn, ngôn dữ hóa hợp hồ Thiên Nhân chi số, cực nhi hàm biến, biến nhi mị bất thông, thần xu quỷ nhiếp, bất túc hãi dã.]

Giáp: có cuối ắt có đầu

        乾元用九,乃見 天 則, 天下治也 。

        Kiền nguyên dụng cửu, nãi kiến thiên-tắc, thiên-hạ trị dã.

      Trong Đạo Càn Khôn mà biết dùng hào dương, thì thấy được phép tắc của trời, thời bình trị được thiên hạ.

        Dịch viết: "Trời 1 đất 2, trời 3 đất 4, trời 5 đất 6, trời 7 đất 8, trời 9 đất 10"

        Tiêu Lâm trực nhật - Tiêu Diên Thọ nói: "Giáp 1 Ất 2, Giáp 3 Đinh 4, Giáp 5 Kỷ 6, Giáp 7 Tân 8, Giáp 9 Quý 10".

        Họ Tiêu lại nói: "Ất 1 Giáp 2, Ất 3 Bính 4, Ất 5 Mậu 6, Ất 7 Canh 8, Ất 9 Nhâm 10"

        Dịch - quẻ Lâm - Lời quẻ nói: "Chí vu bát nguyệt hữu hung".

        Ngài Tiêu Diên Thọ bảo rằng: từ cung Hợi - Tý - Sửu - Dần, quái Khôn đi ra mà làm chủ bên ngoài. Từ cung Tị - Ngọ - Mùi - Thân, thì quái Càn làm chủ bên ngoài. Cung Mão - Tuất hai quái Chấn - Cấn làm chủ bên ngoài. Cung Thìn - Dậu thì quái Đoài làm chủ cung Thìn ở bên ngoài - quái Tốn làm chủ cung Dậu ở bên ngoài.
        Cha thì làm chủ 4 cung bên ngoài, Mẹ cũng làm chủ 4 cung bên ngoài, con cả và con út, mỗi đứa đều được làm chủ một cung, vậy còn hai con Khảm Ly thì giao cho chúng làm chủ cung nào đây ? Nay Dịch lại viết: "chí vu bát nguyệt hữu hung" là nghĩa làm sao ?
       Hào Sơ quẻ Càn thì "tiềm" thì "ẩn", hào Tứ quẻ Khôn thì "thắt" thì "khóa".  Học trò Kinh Phòng hỏi thầy Tiêu Diên Thọ: "Vây thì Lục hư theo với Lục Giáp như thế nào ?"
       Thầy Tiêu Diên Thọ giảng rằng: "Lấy Sơ - Tứ định lệ cho Lục tử mà ứng Lục hư. Theo đó thì Giáp Tý - Giáp Ngọ phối Sơ - Tứ hai quẻ Chấn - Tốn, Giáp Thìn - Giáp Tuất phối Sơ - Tứ hai quẻ Khảm - Ly. Giáp Thân - Giáp Dần phối Sơ - Tứ hai quẻ Cấn - Đoài".

        Kinh Phòng sáng ý về lời giảng của Thầy, quẻ Càn làm chủ 4 cung ở ngoài, tới cung Ngọ thì phối với quẻ Tốn bên trong mà được quẻ Thiên Phong Cấu. Dịch lại nói: "Chí vu bát nguyệt hữu hung", có nghĩa rằng, từ cung Ngọ khởi can Giáp, tới cung Sửu là cung thứ 8, thì ứng với can Tân, theo Đất mà phối được Tân Sửu. Cho nên, Kinh thị dịch truyện - Kinh Phòng nói: "Sửu Ngọ hại, Tân phối Tốn cung". 

        Kinh Phòng tự vấn rằng: "Chí của ta mà không theo, thì điềm hung họa như Dịch nói, liệu rằng 8 tháng nữa vẫn đến chăng ?"

        Nay ta theo để khảo tập vậy.

Giải mã sự bình tĩnh lạnh lùng của người Nhật


       Tại sao người Nhật ngay cả trong thảm cảnh vẫn bình tĩnh một cách lạ thường? Hệ thống dân phòng được coi là xuất sắc nhất thế giới hoạt động ra sao? Cái gì chứa đằng sau cái gọi là “danh dự Samurai” và người Nhật đào tạo trẻ em theo hướng đó như thế nào?
       Dưới đây là lý giải của Phó giáo sư Dmitry Evstafyev, Chủ nhiệm Khoa Quan hệ quốc tế Trường Đại học Quốc gia Xanh Pêtécbua (LB Nga).
       Người Nhật lặng thinh nhìn những cơn sóng hung dữ phá tan nhà cửa và xoay tròn xe cộ như chiếc lá cây. Người Nhật úp chậu lên đầu, chạy ra khỏi những căn nhà sắp đổ sụp một cách trật tự. Tất cả những ai không phải là người Nhật coi đây là điều phi thực tế. Từ đâu mà người Nhật có được sức chịu đựng và tính quy củ trong bối cảnh “đất sụt, trời sập”?

       Meivaku là gì?

       Khái niệm meivaku là một phần của lối sống Nhật. Meivaku có nghĩa là làm phiền những người xung quanh bằng hành vi của mình. Hút thuốc ở nơi công cộng là xấu bởi anh đang gây ra meivaku cho tất cả những ai không có lý do để hít khói độc. Chẳng hay gì việc gây meivaku bằng cách buôn chuyện qua điện thoại trong văn phòng hay trên các phương tiện giao thông, ho và hắt hơi “đình đám”. Ngay cả những đứa trẻ cũng được dạy rằng tiếng khóc ầm ĩ của chúng gây meivaku cho mọi người. Chính đây là nguyên nhân đáng kể dẫn đến hành vi “không bộc lộ sự hoảng loạn ra ngoài mặt”. Người Nhật quá tự trọng và quá tôn trọng người khác nên không cho phép mình để cho cảm xúc sai khiến.
       Gần một tuần trôi qua kể từ khi xảy ra trận “siêu động đất” ngày 11/3 nhưng chưa có một bài báo, mẩu tin nào từ Nhật Bản viết về nạn hôi của hay trộm cắp, cướp bóc. Các chuyên gia cho rằng xã hội Nhật được kiến tạo theo kiểu tính trung thực được tôn rất cao.
       Người Nhật cũng biết vui sống và không nỡ chối bỏ cảm giác “phê” từ những “giọt cay”. Nhưng “rượu ngon” họ chỉ uống khi có “bạn hiền”, chủ yếu nhâm nhi vào tối thứ Sáu. Điều đáng nói là không ai tự rót cho mình cả - chén của mình để cho bạn rượu rót và ngược lại. Điều này có hàm ý “tôi say hay không là do bạn đấy”. Đây cũng là một cách giáo dục tinh thần trách nhiệm trước mọi việc.

       Người Nhật quay phải, người Âu quay trái

       Theo ông Dmitry Evstafyev, dĩ nhiên là nhà cửa và kiến trúc của Nhật Bản khác với ở Nga và châu Âu. Mỗi năm tại Nhật xảy ra 1.500 cơn địa chấn, hơn nữa chỉ có 16% lãnh thổ đất nước là thích hợp cho cuộc sống con người. Trên một diện tích hạn hẹp và trong tình trạng từng giây từng phút phải sẵn sàng đối mặt với động đất thì nhà cửa thường “bé như cái kẹo”. Nhiều người Nhật không đủ tiền để mua căn hộ để ở, phần đông vẫn phải thuê nhà.
       Tuy nhiên, người Nhật có những quy chuẩn rất nghiêm ngặt về điều kiện vệ sinh – môi trường. Ở Đất nước mặt trời mọc ta có thể uống nước lấy ngay từ vòi. Song, người Nhật đặc biệt tiết kiệm nước. Họ không thả mình vào bồn tắm theo kiểu người Mỹ hay người Âu mà cả nhà xếp hàng để ngâm mà không thay nước nóng. Dĩ nhiên trước đó ai cũng phải tắm vòi hoa sen cho sạch sẽ. Gian bếp thì bé tẹo, chủ yếu dùng bếp ga đôi. Đây là thói quen tiết kiệm mặt bằng, tiết kiệm thiên nhiên và hẳn là tiết kiệm cả tiền.

      Hãy hành động như tôi!

       Phó giáo sư Dmitry Evstafyev khẳng định rằng cần phải học ở người Nhật ý thức đối phó với thiên tai. Người Nhật đã chờ đợi trận động đất của ngày 11/3 suốt 20 năm nay, chỉ có điều không thể đoán trước ngày, giờ.
       Theo cách tích của các nhà nghiên cứu địa chấn Nhật Bản thì cứ khoảng 80 năm lại xảy ra một trận “siêu động đất” ở Đất nước mặt trời mọc. Trận “siêu động đất” năm 1923 ở tỉnh Kanto chỉ kém chút ít về cường độ so với “người em” của nó cách đây gần một tuần. Nó san phẳng hầu như toàn bộ các thành phố Tokio và Iokogama, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người. Sở dĩ trận thiên tai địa chấn vừa rồi ít gây thiệt hại về người hơn là nhờ nước Nhật thường xuyên chuẩn bị đối phó. Người dân ý thức rất rõ rằng họ đang sống “trên thùng thuốc nổ”.
       Trận động đất năm 1923 xảy ra vào giờ trưa, khi nhiều gia đình đang nấu nướng. Vì vậy phần lớn nạn nhân chết là do hỏa hoạn. Bây giờ một trong những nguyên tắc đầu tiên khi bắt đầu cơn địa chấn là tắt bếp, khóa bình ga.
       Người Nhật được tập luyện kỹ để đối mặt với thiên tai địa chấn. Các “máy lắc” được chở đến từng trường học để trẻ em chui vào đó và làm quen với tình trạng rung rinh như khi xảy ra động đất. Bởi thế, khi thiên tai xảy ra thì ngay cả học sinh tiểu học cũng không hoảng loạn.
       Trong mỗi gia đình người Nhật đều có một chiếc va ly đựng những vật dùng tối cần thiết phòng khi gặp họa. Trong đó có cả những bộ quần áo chuyên dụng được cuộn chặt, gọn như hộp diêm. Hệ thống báo tin động đất và cảnh báo sóng thần hoạt động rất hiệu quả, trong đó có thông qua truyền hình và cả những biển quảng cáo trên đường phố.

Nguồn: Newsland
http://tamnhin.net/Sacmaucuocsong/9472/Giai-ma-su-binh-tinh-lanh-lung-cua-nguoi-Nhat.html

Giáp 1 - Canh 7

      Từ thời xa xưa, không biết từ thời điểm nào, cho tới ngày nay, cũng chưa biết đến bao giờ, sách Đạo Thư chỉ được soạn ra dành riêng cho Vua dùng, Hoàng Đế dùng. Khi xuống tới "Hội đồng quân cơ", thì tính chính xác và độ tin cậy thông tin ở trong sách Đạo Thư đã bị triết giảm, rồi xuống tới Tỉnh, Huyện, Xã, Thôn, Xóm.v.v... thì tính chính xác và độ tin cậy của thông tin ở trong sách còn bị triết giảm thêm nữa. Cũng có thể còn bị "man thư". Về vấn đề này không biết là "thực" hay "hư" ??? Cũng chẳng một ai xác minh, thật là kỳ lạ.

      Đổng Trọng Thư (179 - 104 tr.CN) cũng theo trường phái Quan học, toàn bộ sách về "Âm Dương gia" cũng không được lưu truyền. Rồi tới Kinh Phòng cũng soạn sách dâng Vua với lời lẽ nghiêm mật, rồi tới Trương Tải (1020 - 1077) triết gia thời Bắc Tống, cũng là người của trường phái Quan học, ...
rồi tới Thiệu Ung, ông có soạn tấu, viết sách chỉ dành riêng dâng trình lên Vua ? Tại sao Ông lại được Vua phong tặng danh hiệu ?

      Sự nghiêm mật của những sách nói về Thiên Cơ này, cũng chẳng biết là đúng hay sai !

      Cho nên, đâu đâu cũng chỉ thấy nói rằng: số trong Hà đồ là số sinh - thành của ngũ hành. Mà đâu có biết được rằng, số trong Hà đồ chính là số phản ánh quy luật chu kỳ của mặt Trời, thông qua từng quẻ Dịch trong 64 quẻ.

      Có mặt Trời, thì mới có Âm Dương vậy, có Âm Dương thì mới có Ngũ hành vậy. Vì vậy mà Thái cực sinh Một vậy, Một sinh 6 vậy, Sáu sinh 12 vậy, 12 sinh vạn vật vậy. Sao lại phân cách giữa phái Quan học với phái Dân học ? Tại sao trăm họ không được học về Âm Dương ? Phải chăng lỗi từ họ Đổng ! Hay từ vua Tần Thủy Hoảng !

      Dịch - quẻ Cổ - Lời quẻ nói: "Tiên Giáp tam nhật, hậu Giáp tam nhật".

      Khi xưa, ta còn mỏng manh thì hiểu rằng, trước can Giáp 3 ngày là can Bính, sau can Giáp ba ngày là can Quý. Rồi ta liền trở thành Giám đốc tự phong, và lập ngôn rằng: đây chẳng qua là nói về Chính ấn - Thực thần mà thôi. Thật là sai lầm tai hại khi tự phong mình làm Giám đốc, phải chăng là sự thèm khát Hóa quyền !

      Nay, ta có thêm chút tuổi, thì mới tự ngộ được rằng, Dịch nói "tiên - hậu" là chỉ về "ngôi thứ", hóa ra trước can Giáp 3 ngày là can Đinh, sau can Giáp ba ngày là can Tân.

      Can Giáp đứng ở đầu 10 can, là đầu mối của mọi sự mọi việc, của vạn vật trong trời đất. Ý nghĩa đầu tiên mà ta phải hiểu, đó là "có cuối ắt có đầu". Khi xưa, ngài Tiêu Diên Thọ lập thuyết, ông đề xuất Giáp chính là mặt Trời, khi phối ứng với Đất, mà thấy được đầu mối là từ Giáp Tý.

      Ngài Tiêu Diên Thọ nhận thấy rằng, Giáp Tý theo với hào Sơ quẻ Càn thì "tiềm" thì "ẩn", ứng hợp với hào Sơ quẻ Càn là hào Tứ quẻ Khôn, thì là "thắt" là "khóa". Ông hiểu rằng, đã là "tiềm", đã là "ẩn", thì ngài gọi là "độn Giáp"; đã là "thắt", đã là "khóa", thì ngài gọi là "độn Nhâm".

      Ngài tuân thủ theo những gì mà Dịch đã quy định, đó chính là quẻ Tốn. Lời hào Ngũ quẻ Tốn nói: "Tiên Canh tam nhật, hậu Canh tam nhật, cát", họ Tiêu đã đề xuất: lấy can Canh để tượng trưng cho sự "canh cải", "biến canh", để chỉ về sự thay đổi vậy. Nhưng trước Canh ba ngày là can Quý, sau Canh ba ngày là can Đinh, họ Tiêu nhận thấy sự trùng lập của can Giáp và Canh đều ở ngôi vị can Đinh. Khi Giáp thống lĩnh dẫn đầu, thì can Đinh ở ngôi vị số 4, Ông thấy thật khó hiểu ???

      Căn cứ vào Lời quẻ Cổ, cùng với Lời hào Ngũ quẻ Tốn, họ Tiêu đề xuất và xây dựng thuyết về can Giáp: "có cuối ắt có đầu", và từ can Canh: "không có đầu mà lại có cuối".

      Lời quẻ Phục nói: "thất nhật lai phục", rồi Lời hào Nhị quẻ Chấn nói: "thất nhật đắc"

      Ta chưa hiểu Ông sẽ xây dựng học thuyết cho mình như thế nào !
 

Thế giới lại trước nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt

Theo một kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hàng loạt các loài lần thứ sáu trong lịch sử Trái Đất.
Nghiên cứu cho biết trong vòng hơn 540 triệu năm qua, đã có năm đợt "xóa sổ" lớn đối với các loài do các sự kiện thiên nhiên gây ra. Tuy nhiên, mối đe dọa lần này do con người, với việc đánh bắt, săn bắn quá mức, sự lây lan của vi trùng và virus, và tình trạng biến đổi khí hậu do khí thải nhà kính gây ra.
Các nhà cổ sinh học tại Đại học California ở Berkeley, Mỹ, nói rằng các bằng chứng từ các hóa thạch cho thấy trong năm vụ tuyệt chủng lớn trước đây, ít nhất 75% tất cả các loài động vật đã bị tiêu diệt.
Theo các nhà khoa học, trước khi diễn ra sự mở mang lớn của nhân loại cách đây 500 năm, sự tuyệt chủng đối với các loài động vật có vú rất hiếm hoi, trung bình cứ một triệu năm chỉ có hai loài biến mất. Nhưng chỉ trong vòng năm thế kỷ qua có ít nhất 80 trong số 5.570 loài động vật có vú đã bị biến mất. Rõ ràng đây là một lời cảnh báo rõ ràng về mối thảm họa đối với sự đa dạng sinh học.
Nhà khoa học Anthony Barnosky nói rằng: "Có vẻ tỷ lệ tuyệt chủng thời kỳ hiện đại giống như một đợt tuyệt chủng hàng loạt."
Dựa vào giả định cho rằng những loài bị xóa sổ và sự mất đa dạng sinh học tiếp tục không được kiểm soát, thì đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu có thể sẽ diễn ra trong vòng khoảng 3-22 thế kỷ nữa. Và so với những đợt tuyệt chủng trước thì tốc độ lần này sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, ông Barnosky cho biết.
Các nhà khoa học nói rằng đợt tuyệt chủng lớn nhất trước đây xảy ra vào thời kỳ cuối của Kỷ Phấn trắng, cách đây khoảng 65 triệu năm, khi một ngôi sao chổi hoặc một mảnh thiên thạch rơi xuống bán đảo Yucatan, ngày nay là Mexico, tạo ra những cơn bão lửa phủ bụi khắp hành tinh. Có ít nhất 76% các loài đã bị chết, bao gồm cả các loài khủng long.
Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ xác định được 1,9 triệu loài động vật trên hành tinh, và có khoảng 16-18 nghìn loài mới được đưa vào danh sách mỗi năm./.

Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)

Giọng nói tố cáo

      Trong hành trình tìm kiếm tình yêu, bản năng mách bảo phụ nữ rằng đấng mày râu có giọng càng trầm thì nguy cơ phản bội tình yêu của họ càng cao.
    The Medical News cho biết, các nhà tâm lý của Đại học McMaster tại Canada muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa độ cao của giọng nói và mức độ chung thủy của con người. Họ tin rằng, nghiên cứu sẽ giúp giới khoa học hiểu rõ hơn quá trình tiến hóa của giọng nói và cách thức con người chọn bạn tình.
      Nhóm nghiên cứu ghi âm giọng nói của một người đàn ông. Họ tăng và giảm cao độ của giọng bằng phần mềm biên tập âm thanh để tạo ra hai clip mới rồi. Sau đó họ yêu cầu các tình nguyện viên nghe hai clip rồi dự đoán người không chung thủy trong tình yêu từ hai phiên bản giọng.
      Quy trình trên được lặp lại lần thứ hai, nhưng với giọng của một phụ nữ.
      Kết quả cho thấy, các tình nguyện viên dự đoán đấng mày râu sở hữu giọng nam trầm có mức độ không chung thủy cao hơn so với người nói giọng nam cao. Đối với hai giọng nữ, họ cho rằng, người nói giọng nữ cao có nguy cơ phản bội lớn hơn người có giọng nữ thấp.
      "Chúng tôi phát hiện ra rằng, bản năng mách bảo cả đàn ông và phụ nữ phán đoán nguy cơ phản bội của bạn tình qua giọng nói. Chúng ta đều cho rằng, giọng nói của ai đó càng hấp dẫn thì khả năng phản bội trong tình yêu của người ấy càng cao", Jillian O'Connor, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu trên tạp chí Evolutionary Psychology.
      O'Connor cho rằng, sự phản bội trong tình yêu không chỉ gây nên tác động xấu về mặt tình cảm, mà còn dẫn đến tổn thất về tài chính và nguy cơ tan vỡ gia đình. Vì thế mà trong quá trình tiến hóa, loài người luôn tránh quan hệ tình cảm với những người không chung thủy. Bản năng dạy con người cách nhận diện họ qua giọng nói. Phần lớn phụ nữ nghĩ những đấng mày râu có giọng càng trầm thì nguy cơ phản bội trong tình yêu càng cao. Ngược lại, phần lớn nam giới đánh giá nguy cơ không chung thủy ở phụ nữ có giọng cao lớn hơn so với những chị em có giọng thấp.
      Giáo sư David Feiberg, một thành viên của nhóm nghiên cứu, giải thích rằng, cao độ của giọng nói có mối quan hệ với hoóc-môn và bản tình trăng hoa. Ở nam giới, nồng độ testosterone (hoóc-môn dục tính nam) càng cao thì giọng của họ càng trầm. Ngược lại, những phụ nữ sở hữu giọng cao thường có nồng độ estrogen (hoóc-môn dục tính nữ) lớn.
      "Nồng độ testosterone và estrogen trong cơ thể càng cao thì nguy cơ ngoại tình của con người càng lớn. Phát hiện của chúng tôi cho thấy, mỗi con người, bằng cách nào đó, nhận ra mối quan hệ này và luôn nhớ tới nó trong quá trình tìm kiếm bạn tình", Feiberg phát biểu.

http://www.khoahoc.com.vn/khampha/kham-pha/31917_Giong-noi-to-cao-nguoi-lang-nhang.aspx