Số là sự thăng hoa của Tượng, Dịch số bắt nguồn từ Dịch tượng, hào số trong Dịch là tổ của vạn số.
Dịch số bao gồm Thiên số và Địa số - số của Đại diễn, số của kỳ - ngẫu (số lẻ - chẵn), và nội dung của tứ đại sinh thành số (bốn số lớn sinh thành). Trong đó Dịch số Hà Lạc có nội hàm quan trọng trong khoa học sinh mệnh.
Sự kết hợp giữa Dịch tượng và Dịch số có ý nghĩa quan trọng về phương diện đi sâu làm sáng tỏ Dịch lý. Số là điểm cơ bản của Khoa học tự nhiên, khi ứng dung về mặt chiêm phệ của tượng - số còn được gọi là "thuật số học", là hạt nhân của văn hóa chiêm phệ, sự tương bổ tương thành giữa tương - số và thuật số đều là hạt nhân của Dịch học.
Đặc điểm tượng - số của Dịch là thông qua tượng - số, phân tích làm sáng tỏ Dịch lý. Trong quá trình từ Tượng đến Số, từ Số đến Lý, về khách quan đã thúc đảy tư duy hình tượng đến tư duy trừu tượng, còn được gọi là Huyền học của tư duy Cổ đại. Dịch số không những có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển của Dịch tượng, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Dịch lý. Quy luật phát triển giữa hai bộ môn đó với nhau là: Dịch số bắt nguồn từ Tượng lại phát triển Tượng lên; Dịch số ra đời từ Lý lại thúc đẩy cho Lý phát triển. Ba bộ môn Số - Tượng - Lý tương phản tương thành, cùng chung kích thích sự phát triển của Dịch học và Khoa học tự nhiên.
THIÊN SỐ VÀ ĐỊA SÔ CỦA DỊCH
Nội hàm số Thiên Địa của Dịch là lấy số thiên địa để chứng minh nguyên lý hợp nhất của Thiên Địa, mục đích dùng để chứng minh quy luật tự nhiên của Vũ trụ, như viết: "Thiên nhất, địa nhị, thiên tam địa tứ; thiên ngũ địa lục, thiên thất địa bát; thiên cửu địa thập".
Khái niệm 'cực' trong Dịch là nói đến cái bản nguyên của Thiên Địa, như Dịch truyện - Hệ từ nói: "Hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên" (Có trời đất, sau mới sinh ra vạn vật), nên Dịch bàn về số là chủ ý lấy Số để chứng minh sự biến hóa vận động của Thiên Địa. Dịch truyện - Hệ từ viết: "Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hợp. Thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số dĩ thành biến hóa nhi hành quỷ thần dã".
Lấy Thiên số và Địa số làm tiêu chí trong quá trình tiêu trưởng của Dịch, đặc biệt là lấy sự nghịch - thuận của âm dương của số, để làm tiêu chí mất còn của âm dương thiên địa, như Dịch - Thuyết quái viết: "Số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch, thị số dịch số nghịch dã".
Gọi là nghịch - thuận của Số, là chỉ vãng - lai của Số; "vãng" là số tả huyền (xoay sang trái), thuận thiên nhi hành nên viết thuận; "lai" là số xoay chuyển song hữu (phải) nghịch thiên nhi hành nên viết nghịch. Cho nên, thuận số tượng trưng cho dương sinh âm trưởng, nghịch số tiêu chí âm trưởng dương tiêu. Như trong Tiên thiên bát quái phương vị đồ của Phục Hy, các quẻ Càn Đoài Ly Chấn của nửa vòng bên trái, thì lấy tả huyền vi thuận, tượng trưng cho dương trưởng âm tiêu. Ngược lại, với nửa vòng tròn bên phải, các quẻ Tốn Khảm Cấn Khôn dịch chuyển về bên phải, thể hiện dấu hiệu âm trưởng dương tiêu. Đúng như Chu Hi đã viết: "thiên tả hành, hữu địa tuyền" (Trời đi về phía trái, đất xoay về phía phải).
Thứ tự thuận của Bát quái là từ phải sang trái, tức do: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn; cho nên dương sinh xoay vòng sáng trái (tả) theo thiên thời, âm trưởng đi theo sang vòng bên phải (hữu), tương phản đúng hướng tốt. Bởi vậy Dịch viết: "dịch chi số do nghịch như thành hĩ" (số của Dịch do ngược lại mà thành). Vậy tức là 'Dịch' lấy sự nghịch thuận của số, để chứng minh giải thích mối quan hệ mật thiết giữa bát quái định vị với thiên địa vận hành, phản ánh bối cảnh thiên văn của bát quái.
Dịch lấy Thiên số Địa số để tượng trưng cho Tứ tượng lão dương, lão âm, thiếu dương, thiếu âm là Thái cực tứ tượng. Căn cứ theo nguyên lý thái cực thái cực âm dương tiêu trưởng, số tứ tượng tiêu chí cho bốn giai đoạn của thiên địa âm dương tiêu trưởng. Tức lấy 6 làm số lão âm, tượng trưng cho cực của địa âm; lấy '7 số' làm số thiếu dương đại biểu số khởi đầu của thiên dương; lấy '9 số' làm số lão dương tiêu chí cho cực của thiên dương, lấy 8 làm số thiếu âm tượng trưng cho số khởi đầu của địa âm. Dịch truyện lại tiến thêm một bước ứng hợp giữa tứ tượng số và hào số với nhau, để dùng trong chiêm phệ bói toán.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIÊN SỐ VÀ ĐỊA SỐ
Thiên số và Địa số trong quá trình phát triển, quan trọng nhất là Trần Đoàn thời Bắc Tống, ông lập thuyết của yếu lấy Thiên số và Địa số của Dịch, làm cơ sở để thông biến với Hà đồ và Lạc thư. Trông "Long đồ tam biến" nổi tiếng, Trịnh Huyền đã xây dựng học thuyết sáng tỏ về sự diễn biến của hình Hà đồ - Lạc thư, tức là ông đã dung hợp được giữa Thiên số và Địa số của Dịch, thêm nữa là Kỳ số và Ngẫu số với Ngũ hành sinh thành số, có nghĩa là độ nhị biến, đem số của 'ngôi vị' hợp với thiên số và địa số trong đệ nhất bất biến, thành số dĩ hợp thiên địa, đã thể hiện ý nghĩa sâu xa sự tượng hợp thiên địa, hàm ẩn số thiên địa của Dịch. Trong "long đồ tam biến" của Trần Đoàn, đã làm nổi bật mối quan hệ thiên số với địa số và âm dương số, đúng như trong Tống văn giám - Long đồ tự - Đồ tam biến đã nói: "Hậu ký hợp dã; thiên nhất cư thượng vị đạo chi tông, địa lục cư hạ vị địa chi bản; thiên tam địa nhị địa tứ vi chi dụng. Tam nhược tại dương tắc tỵ (tránh) cô âm, tại âm tắc tỵ quả (thiếu, ít) dương". (Sau đã được tổng hợp lại: trời là số 1 làm tôn chỉ của đạo. Đất làm số 6 đặt làm gốc của quả đất. Thiên 3, địa 2, địa 4 đều vận dụng vào. Số 3 nếu ở tại dương thì số âm tránh được sự sô độc, còn ở tại âm thì số dương tránh được cô quả".
Lưu Mục trên cơ sở của Trần Đoàn, lại tiến hành tái tạo thêm, phát triển số thiên địa thành ngũ hành sinh thành số. Có nghĩa là phân biệt Long đồ thiên số địa số với ngũ hành sinh thành số tương kết hợp, sáng tạo nên 'Hà Lạc ngũ hành sinh thành số' nổi tiếng. Như viết: "Đó là số ngũ hành sinh thành. Thiên nhất sinh thủy, địa nhị sinh hỏa, thiên tam sinh mộc, địa tứ sinh kim, thiên ngũ sinh thổ. Đó là số sinh vậy. Như vậy thì số dương không có số để hợp, số âm sẽ không gặp may. Cho nên, địa lục thành thủy, thiên thất thành hỏa, địa bát thành mộc, thiên cửu thành kim, địa thập thành thổ. Dẫn đến là số âm dương đều có sự hòa hợp và may mắn, như vậy vật sẽ đắc thành, nên được gọi là thành số".
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN SỐ VÀ ĐỊA SỐ
Số thiên địa của Dịch là mẫu của vạn số, có mối quan hệ mật thiết với ngũ hành sinh thành số, âm dương kỳ ngẫu số, đại diễn phệ số. Thiên số và Địa số là cơ sở của ngũ hành sinh thành số, là sản vật kết hợp giữa thiên địa số và ngũ hành của Dịch, Dịch truyện - Hệ từ viết: "Thiên nhất địa nhị, thiên tam địa tứ, thiên ngũ địa lục, thiên thất địa bát, thiên cửu địa thập". Hán thư - Ngũ hành chí viết: "Thiên dĩ nhất sinh thủy, địa dĩ nhị sinh hỏa, thiên dĩ tam sinh mộc, địa dĩ tứ sinh kim, thiên dĩ ngũ sinh thổ". Dịch số câu ẩn đồ viết: "Thiên nhất sinh thủy, địa nhị sinh hỏa, thiên tam sinh mộc, địa tứ sinh kim, thiên ngũ sinh thổ, địa lục thành thủy, thiên thất thành hỏa, địa bát thành mộc, thiên cửu thành kim, địa thập thành thổ".
Hơn nữa sự tương hợp của số thiên địa trong "Long đồ tam biến" của Trần Đoàn, cũng bắt nguồn từ Dịch truyện - Hệ từ viết: "Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc như các hữu hợp, biến hóa nhi hành quỷ thần dã". Lại viết "Trên trời là số 1, dưới đất là số 5, vị trí số 5 tương đắc sẽ có sự hòa hợp nhau, sẽ có sự biến hóa mà làm thành quỷ thần vậy".
Dịch lấy thiên số làm kỳ số là dương số; lấy địa số làm ngẫu số là âm số, từ đó mà đặt cơ sở cho kỳ ngẫu âm dương số. Như trong thiên địa số của Dịch truyện - Hệ từ viết: "Phàm thiên số đều là kỳ số, địa số đều là ngẫu số. Lấy thiên làm đương, lấy địa làm âm", qua đây ta thấy mối quan hệ sâu xa giữa kỳ ngẫu âm dương số của Dịch với thiên địa số.
Số 50 của Đại diễn là số diễn giả, dùng để chiêm phệ Dịch, đồng thời cũng có mối quan hệ mật thiết với số thiên địa của Dịch. Bởi vì số Đại diễn là cơ sở để lấy thiên số và địa số hợp ngũ phương mà diễn giả vạn số. Hơn nữa số Đại diễn cũng thoát thai từ số thiên địa của Dịch. Đúng như Dịch truyện - Hệ từ viết: "Đại diễn chi số ngũ thập ... thiên số nhị thập hữu ngũ, địa số tam thập. Phàm thiên địa chi số ngũ thập hữu ngũ, thử số dĩ thành biến hóa nhi hành quẻ thần dã".
KỲ SỐ VÀ NGẪU SỐ CỦA DỊCH
Lấy kỳ số và ngẫu số tượng trưng thiên địa, được khởi nguồn từ tứ tượng pháp thiên địa mà có, từ phản ánh bắt nguồn ở tượng của số, nói rõ tính vật chất của Dịch số. Như Dịch - Thuyết quái viết: "Tham thiên lưỡng địa nhi kỳ số", tham tức là số 3 là kỳ số (số lẻ); lưỡng tức là số 2 là ngẫu số, 'tham thiên lưỡng địa' tức là để gọi thiên kỳ địa ngẫu, thiên dương địa âm, cũng có nghĩa là để giám sát cả trời đất. Ý tứ của toàn câu là lấy số âm dương kỳ ngẫu để nắm chắc độ số của thiên địa, thông qua Ngũ âm làm số đo trời, cụ thể là lấy âm dương của số, làm thước đo âm dương của trời đất. Cho nên nói đây là nội hàm chủ yếu của kỳ ngẫu số trong Dịch.
Kỳ số và ngẫu số làm tiêu chí cho số âm dương, được bắt nguồn gốc ở hào âm hay dương, trong đó hào dương là kỳ số, là 'dương số chi phụ' (cha của số dương); hào âm là ngẫu số, là 'âm số chi mẫu' (mẹ của số âm). Từ đây đặt nên mối quan hệ vững chắc giữa kỳ ngẫu số và âm dương.
Kỳ số và ngẫu số cũng biểu thì cho sự 'hư - thực', vẫn bắt nguồn từ hào âm dương, trong đó ngẫu số là 'hư', kỳ số là 'thực'. Nội hàm hư thực của kỳ ngẫu số cũng được phản ánh ở Bát quái, như quẻ Ly là trung hư, quẻ Khảm là trung mãn. Cho nên trong Thái cực đồ, điểm trắng kỳ số tượng trưng cho thực, điểm đen ngẫu số tượng trưng cho hư.
Kỳ số và Ngẫu số là nội dung của Dịch số, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Dịch học, cũng như đối với các bộ môn triết lý, vật lý và sự lý.
Đối với triết lý, được phản ánh trong mối quan hệ giữa Dịch truyện và Lão Tử. Thứ nhất, là từ góc độ của Ngẫu số tiến hành phân tích rõ sự sinh thành của Vũ trụ, như "Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái". Cụ thể là sự sinh thành của Bát quái và vạn vật, thông qua kỳ số và ngẫu số của Dịch, đã phản ảnh triết lý 'nhất phân vi nhị' (một chia làm đôi), nhờ sự gợi mở của triết lý này mà người đời sau đã sáng lập nên 'Tiên thiên bát quái thứ tự đồ', và 'Thiên thiên lục thập tứ quái thứ tự đồ'. Hai đồ hình này đã bao hàm rõ nét nguyên lý 'nhất phân vi nhị', đã ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau.
Ngoài ra, trên cơ sở 3 hào làm nhất quái của Dịch kinh, thì Dịch truyện còn đề xuất tư tưởng 'tam tài quan' của thiên địa nhân nhất thể. Trên cơ sở này, mà người đời sau đã xây dựng lập thuyết 'hàm tam vi nhất' (bao hàm 3 làm 1), như trong Tam thống lịch đời Ngụy, Mạnh Khang chú giải: "Thái cực nguyên khí, hàm tam vi nhất", có nghĩa là lấy hai con cá mầu đen trắng đại biểu cho thiên địa, còn đường phân giới tuyến hình chữ 's' là đại biểu cho Nhân, từ đồ hình đã chỉ rõ hợp nhất tam tài thiên địa nhân.
Nhờ Thiệu Ung suy rõ vạch quẻ của Hy Văn, mà cái học Tượng Số được sáng rõ, phát huy tiên thiên bảo tồn cổ nghĩa, mà không khư khư ôm lấy thuyết của một nhà nào.
Trả lờiXóa============================
-----------------------
Trả lờiXóaSố của Thiên là Thất Lục (7 - 6).
===========================
-------------
Trả lờiXóaDịch Tổng Nghĩa viết:
Số của Thiên là Thất Lục (7 - 6), số của Địa là Bát Cửu (8 - 9). Tinh khí là Thất Bát, du hồn là Cửu Lục. Thất Bát là số của Mộc Hoả, Cửu Lục là số của Kim Thuỷ. Nói Thần của Mộc Hoả sinh ra vật ở Đông Nam, thần của kim Thuỷ kết thúc vật ở Tây Bắc. Như vậy, thì sinh ra vật cho nên gọi là Thiếu, kết thúc vật cho nên gọi là Thái (Lão). Đó là ý nghĩa của Thái Thiếu vậy. Cái học này gốc từ Trịnh Huyền, được biện luận phân tích xiển dương.
=======================
Tạp quái truyện - Dương Hùng cho rằng: "Văn Vương đã chồng xếp 6 hào của hai quẻ Hỗ thành 12 hào".
Trả lờiXóaKhổng Dĩnh Đạt chú: "Trong 64 quẻ, cứ 2 quẻ phối hợp với nhau, không phải là quẻ lật ngược lại của nhau, thì cũng là quẻ biến của nhau".
8 quẻ không biến đổi: Càn - Khôn - Khảm - Ly - Di - Trung phu - Đại quá - Tiểu quá, là trụ cột của Thượng kinh và Hạ kinh, 56 quẻ còn lại giao hỗ chuyển dịch lẫn nhau là "dụng" của Thượng Hạ kinh.
Xem sự phản phục của Quái đồ, Thượng kinh và Hạ kinh đều lấy 18 quẻ, trước sau không ngoài số 9. Đây căn cứ theo thuyết "Càn Khôn nạp giáp", quẻ Càn từ Giáp đến Nhâm, quẻ Khôn từ Ất đến quý. Số của nó đều là 9, Càn dương kiêm cả Khôn âm, nhưng Khôn âm không thể bao hàm Càn dương.
=========================
------------------------
Trả lờiXóa帝出乎震,
齊乎巽,
相見乎離,
致役乎坤,
說 言乎兌,
戰乎乾,
勞乎坎,
成言乎艮
Đế xuất hồ chấn,
tề hồ tốn,
tương kiến hồ ly,
trí dịch hồ khôn,
thuyết ngôn hồ đoái,
chiến hồ can,
lao hồ khảm,
thành ngôn hồ cấn.
=========================
----------------
Trả lờiXóa萬物出乎震,震東方也;齊乎巽,巽東南也,齊也者言萬物之潔齊也;離也者明也,萬物皆相見南方之卦也;聖人南面而廳天下嚮明而治,蓋取諸此也,坤也者地也,萬物皆致養焉,故曰致役乎坤;兌正秋也,萬物之所說也,故曰說言乎兌,戰乎乾,乾西北之卦也,言陰陽相薄也,坎者水也,正北方之卦也,勞卦也,萬物之所歸也,故曰勞乎坎,艮東北之卦也,萬物之所成終而所成始也,故曰成乎艮。
Vạn vật xuất hồ chấn,chấn đông phương dã;tề hồ tốn,tốn đông nam dã,tề dã giả ngôn vạn vật chi khiết tề dã;ly dã giả minh dã,vạn vật giai tương kiến nam phương chi quái dã;thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ hướng minh nhi trị,cái thủ chư thử dã,khôn dã giả địa dã,vạn vật giai trí dưỡng yên,cố viết trí dịch hồ khôn;đoái chính thu dã,vạn vật chi sở thuyết dã,cố viết thuyết ngôn hồ đoái,chiến hồ can,can tây bắc chi quái dã,ngôn âm dương tướng bạc dã,khảm giả thủy dã,chính bắc phương chi quái dã,lao quái dã,vạn vật chi sở quy dã,cố viết lao hồ khảm,cấn đông bắc chi quái dã,vạn vật chi sở thành chung nhi sở thành thủy dã,cố viết thành hồ cấn。
Muôn vật ra ở phương Chấn, Chấn là phương đông. Sạch sẽ chỉnh-tề ở Tốn, Tốn là đông nam, tề là nói muôn vật chỉnh tề, sạch sẽ. Ly là sáng, muôn vật đều sáng mắt mà thấy nhau; thánh-nhân xoay mặt về phiá nam mà nghe thiên-hạ, hướng về phiá sáng mà trị, tượng lấy ở chỗ đó vậy. Khôn là đất, muôn vật đều được nuôi nấng, nên mới bảo: làm việc ở Khôn. Đoài là chính thu, muôn vật đều vui vẻ, nên bảo rằng: nói năng vui vẻ ở Đoài. Đánh nhau ở Kiền, Kiền là quẻ tây bắc, là bảo âm dương xô xát nhau vậy. Khảm là nước, là quẻ chính bắc, là quẻ khó nhọc, muôn vật đều quy về đó, nên mới nói khó nhọc ở Khảm. Cấn là quẻ đông bắc, là nơi muôn vật làm nên cuối và làm nên đầu, nên nói rằng làm nên nơi phương Cấn.
=========================
----------------
Trả lờiXóa相 tương
(Phó) Lẫn nhau (bên này và bên kia qua lại, cùng có ảnh hưởng). ◎Như: hỗ tương 互相 qua lại, tương thị nhi tiếu 相視而笑 nhìn nhau mà cười.
(Phó) Với nhau (kết quả so sánh hai bên). ◎Như: tương dị 相異 khác nhau, tương tượng 相像 giống nhau, tương đắc ích chương 相得益彰 thích hợp nhau thì càng rực rỡ, kì cổ tương đương 旗鼓相當 cờ trống ngang nhau (tám lạng nửa cân).
(Phó) Cho nhau (qua lại nhưng chỉ có tác động một bên). § Ghi chú: Phó từ biến nghĩa thành đại danh từ: tôi, anh, ông ta, v.v. (tùy theo văn mạch). ◎Như: hà bất tảo tương ngữ? 何不早相語 sao không sớm cho tôi hay? ◇Sưu thần hậu kí 搜神後記: Nãi ngữ lộ nhân vân: Dĩ cẩu tương dữ 乃語路人云: 以狗相與 (Quyển cửu) Bèn nói với người đi đường: Cho anh con chó này. ◇Hậu Hán Thư 後漢書: Mục cư gia sổ niên, tại triều chư công đa hữu tương thôi tiến giả 穆居家數年, 在朝諸公多有相推薦者 (Chu Nhạc Hà liệt truyện 朱樂何列傳) (Chu) Mục ở nhà mấy năm, tại triều đình có nhiều người tiến cử ông ta.
(Danh) Chất, bản chất. ◇Thi Kinh 詩經: Kim ngọc kì tương 金玉其相 (Đại nhã 大雅, Vực bốc 棫樸) Chất như vàng ngọc.
-----------------
Trả lờiXóa離 li (相 見 乎 離 tương kiến hồ li)
(Động) Lìa tan, chia lìa, chia cách. § Lìa nhau ở gần gọi là li 離, xa gọi là biệt 別. ◎Như: li quần tác cư 離群索居 lìa bầy ở một mình, thui thủi một mình. ◇Bạch Cư Dị 白居易: Thương nhân trọng lợi khinh biệt li, Tiền nguyệt Phù Lương mãi trà khứ 商人重利輕別離, 前月浮梁買茶去 (Tì bà hành 琵琶行) Người lái buôn trọng lợi coi thường chia cách, Tháng trước đi mua trà tại Phù Lương.
(Động) Cách (khoảng). ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Viên môn li trung quân nhất bách ngũ thập bộ 轅門離中軍一百五十步 (Đệ thập lục hồi) Nha môn cách chỗ quân một trăm năm chục bước.
(Động) Làm trái, phản lại. ◇Tả truyện 左傳: Chúng bạn thân li, nan dĩ tể hĩ 眾叛親離, 難以濟矣 (Ẩn công tứ niên 隱公四年) Nhiều người phản bội, người thân làm trái lại, khó mà nên thay.
(Động) Gặp, bị, mắc phải. ◇Sử Kí 史記: Tất khứ Tào, vô li Tào họa 必去曹, 無離曹禍 (Quản Thái thế gia 管蔡世家) Tất nhiên bỏ Tào, khỏi mắc vào họa với Tào.
(Động) Thiếu, tách rời. ◎Như: tố đản cao, li bất liễu miến phấn dữ đản 做蛋糕, 離不了麵粉與蛋 làm bánh bột lọc, không được thiếu bột mì và trứng.
(Động) Dính bám. ◇Thi Kinh 詩經: Bất li vu lí 不離于裹 (Tiểu nhã 小雅, Tiểu biện 常棣 Chẳng dính bám với lần trong (bụng mẹ) sao?
(Phó) Li li 離離: (1) Rậm rạp, đầy dẫy. ◇Nguyễn Du 阮攸: Cựu đài nhân một thảo li li 舊臺湮沒草離離 (Quản Trọng Tam Quy đài 管仲三歸臺) Đài cũ chìm lấp, cỏ mọc rậm rạp. (2) Trái cây mọc nặng trĩu. ◇Trương Hành 張衡: Thần mộc linh thảo, Chu thật li li 神木靈草, 朱實離離 (Tây kinh phú 西京賦) Cây thần cỏ linh, Trái đỏ nặng trĩu. (3) Tan tác, rách nát. ◇Lưu Hướng 劉向: Tằng ai thê hi tâm li li hề, Cố cao khâu khấp như sái hề 曾哀悽欷心離離兮, 顧高丘泣如灑兮 (Cửu thán 九歎, Tư cổ 思古) Từng đau thương than thở lòng tan nát hề, Ngoảnh trông gò cao khóc như tưới hề. (4) Tươi tốt. ◇Ôn Đình Quân 溫庭筠: Tam thập lục cung hoa li li 三十六宮花離離 (Quách xử sĩ kích âu ca 郭處士擊甌歌) Ba mươi sáu cung hoa tươi tốt.
(Danh) Quẻ Li, trong bốn phương thuộc về phương nam.
---------------------
Trả lờiXóa致役乎坤 = trí dịch hồ khôn
致 trí
(Động) Suy đến cùng cực. ◎Như: cách trí 格致 suy cùng lẽ vật (nghiên cứu cho biết hết thảy các vật có hình, vô hình trong khoảng trời đất, sinh diệt hợp li thế nào).
(Động) Hết lòng, hết sức, tận tâm, tận lực. ◎Như: trí lực 致力 hết sức, trí thân 致身 đem cả thân cho người. ◇Đỗ Phủ 杜甫: Trường An khanh tướng đa thiếu niên, Phú quý ưng tu trí thân tảo 長安卿相多少年, 富貴應須致身早 Tại Trường An, các khanh tướng phần nhiều ít tuổi, Cần phải sớm được giàu sang, sớm được dốc lòng phụng sự.
(Động) Trao, đưa, truyền đạt. ◎Như: trí thư 致書 đưa thư, trí ý 致思 gửi ý (lời thăm), truyền trí 傳致 truyền đạt, chuyển trí 轉致 chuyển đạt.
(Động) Trả lại, lui về. ◎Như: trí chánh 致政 trao trả chánh quyền về hưu. ◇Trang Tử 莊子: Phu tử lập nhi thiên hạ trị, nhi ngã do thi chi, ngô tự thị khuyết nhiên. Thỉnh trí thiên hạ 夫子立而天下治, 而我猶尸之, 吾自視缺然. 請致天下 (Tiêu dao du 逍遙遊) Phu tử ở trên ngôi mà đời trị, thì tôi còn giữ cái hư vị làm gì, tôi tự lấy làm áy náy. Xin trả lại thiên hạ.
(Động) Vời lại, gọi đến, chiêu dẫn. ◎Như: la trí 羅致 vẹt tới, săn tới, chiêu trí 招致 vời tới, chiêu trí nhân tài 招致人才 vời người hiền tài.
(Động) Cấp cho. ◇Tấn Thư 晉書: Kim trí tiền nhị thập vạn, cốc nhị bách hộc 今致錢二十萬, 穀二百斛 (San Đào truyện 山濤傳) Nay cấp cho tiền hai mươi vạn, lúa gạo hai trăm hộc.
(Động) Đạt tới. ◎Như: trí quân Nghiêu Thuấn 致君堯舜 làm cho vua đạt tới bực giỏi như vua Nghiêu vua Thuấn, trí thân thanh vân 致身青雲 làm cho mình đạt tới bậc cao xa, dĩ thương trí phú 以商致富 lấy nghề buôn mà trở nên giàu có.
(Danh) Trạng thái, tình trạng, ý hướng. ◎Như: tình trí 情致 xu hướng tình cảm, hứng trí 興致 chỗ hứng đến, trạng thái hứng khởi, cảnh trí 景致 cảnh vật, phong cảnh, cảnh sắc, chuyết trí 拙致 mộc mạc, biệt trí 別致 khác với mọi người, ngôn văn nhất trí 言文一致 lời nói lời văn cùng một lối.
役 dịch
Động) Đi thú ngoài biên thùy. ◎Như: viễn dịch 遠役 đi thú xa.
(Động) Sai khiến. ◎Như: dịch lệnh 役令 sai bảo.
(Danh) Lao dịch, việc nặng nhọc. ◇Tam quốc chí 三國志: Binh cửu bất xuyết, dân khốn ư dịch 兵久不輟, 民困於役 (Tôn Quyền truyện 孫權傳) Quân lâu không được nghỉ ngơi, dân khổ sở vì lao dịch.
(Danh) Sự việc, sự kiện.
(Danh) Chức trách, chức phận. ◇Lục Du 陸游: Vạn vật các hữu dịch 萬物各有役 (Hiểu phú 曉賦) Muôn vật đều có phận sự của mình.
(Danh) Kẻ hầu hạ, tôi tớ, người để sai bảo. ◎Như: tư dịch 厮役 kẻ hầu hạ.
(Danh) Môn sinh, đệ tử.
(Danh) Binh lính, quân hầu, quân làm phục dịch.
(Danh) Việc quân, chiến trận, chiến tranh, chiến dịch. ◎Như: Tả truyện 左傳 chép Thành Bộc chi dịch 城濮之役 việc đánh nhau ở Thành Bộc.
(Danh) Hàng lối.
============================
----------------------
Trả lờiXóa兌 đoái
Động) Đổi, trao đổi. ◎Như: đoái hoán 兌換 đổi tiền.
(Động) Nhận tiền, lĩnh tiền (căn cứ theo ngân phiếu, ...). ◎Như: đoái hiện 兌現 lĩnh tiền mặt, hối đoái 匯兌 gửi và nhận tiền qua trung gian bưu điện, điện báo, ngân hàng, v.v.
(Động) Pha. ◎Như: giá thủy thái nãng liễu, đoái điểm lãnh thủy tiến khứ 這水太燙了, 兌點冷水進去 nước này nóng quá, pha thêm chút nước lạnh vào.
(Danh) Quẻ Đoái, một quẻ trong tám quẻ (bát quái 八卦).
(Tính) Thẳng. ◎Như: tùng bách tư đoái 松柏斯兌 cây tùng cây bách ấy thẳng.
(Tính) Giao thông, qua lại được. ◇Thi Kinh 詩經: Hành đạo đoái hĩ 行道兌矣 (Đại nhã 大雅, Miên 綿) Đường đi qua lại được.
============================
------------------------
Trả lờiXóa戰 chiến
(Động) Đánh nhau, bày trận đánh nhau. ◎Như: giao chiến 交戰 giao tranh.
(Động) Tranh đua, thi đua. ◎Như: luận chiến 論戰 tranh luận, thiệt chiến 舌戰 tranh cãi nhau, đấu lưỡi, thương chiến 商戰 tranh giành buôn bán, đua chen ở thương trường.
(Động) Run lập cập, run rẩy (vì sợ hãi, bị lạnh, kích động). ◎Như: chiến lật 戰慄 run lẩy bẩy. Cũng viết là 顫慄. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Lệ thanh vấn: Thiên tử hà tại? Đế chiến lật bất năng ngôn 厲聲問: 天子何在? 帝戰慄不能言 (Đệ tam hồi) Lớn tiếng hỏi: Thiên tử đâu? (Thiếu) Đế sợ run, không nói được.
(Tính) Liên quan tới chiến tranh. ◎Như: chiến pháp 戰法 phương pháp và sách lược tác chiến, chiến quả 戰果 thành tích sau trận đánh, chiến cơ 戰機 (1) mưu lược tác chiến, (2) thời cơ (trong chiến tranh), (3) máy bay chiến đấu.
(Danh) Chiến tranh. ◎Như: thế giới đại chiến 世界大戰 chiến tranh thế giới.
=============================
------------------------
Trả lờiXóa乾 can, kiền
(Tính) Khô, ráo. ◎Như: can sài 乾柴 củi khô.
(Tính) Cạn, rỗng, khô kiệt. ◎Như: hà thủy trung can 河水中乾 nước sông đã cạn, ngoại cường trung can 外疆中乾 ngoài mạnh mà trong rỗng.
(Tính) Giòn vang (âm thanh). ◇Sầm Tham 岑參: Đạp địa diệp thanh can 踏地葉聲乾 (Quắc Châu tây đình 虢州西亭) Giẫm lên đất, tiếng lá giòn khô.
(Tính) Nuôi, vì nghĩa kết thân mà không phải ruột thịt. ◎Như: can da 乾爺 cha nuôi, can nương 乾娘 mẹ nuôi. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: Quả nhiên Vương phu nhân dĩ nhận liễu Bảo Cầm tác can nữ nhi 果然王夫人已認了寶琴作乾女兒 (Đệ tứ thập cửu hồi) Quả nhiên Vương phu nhân đã nhận (Tiết) Bảo Cầm làm con nuôi.
(Danh) Thực phẩm khô. ◎Như: bính can 餅乾 bánh biscuit, ngưu nhục can 牛肉乾 khô bò.
(Động) Trở thành khô. ◎Như: du tất vị can 油漆未乾 sơn dầu chưa khô. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Thiểu đế lệ bất tằng can 少帝淚不曾乾 (Đệ tứ hồi) Thiểu đế không lúc nào ráo nước mắt.
(Động) Làm khô cạn, uống cạn. ◎Như: can bôi 乾杯 cạn chén.
(Phó) Uổng, vô ích. ◎Như: can đẳng 乾等 chờ uổng công, can trừng nhãn 乾瞪眼 trơ mắt ếch.
(Phó) Suông, chỉ. ◎Như: can khiết thái bất khiết phạn 乾喫菜不喫飯 chỉ ăn vã thức ăn chứ không ăn cơm, can thuyết bất tố 乾說不做 chỉ nói suông chứ không làm.
(Phó) Bề ngoài, giả vờ. ◎Như: can tiếu 乾笑 cười nhạt, can hào 乾號 kêu vờ.
Một âm là kiền. (Danh) Quẻ Kiền, quẻ đầu trong tám quẻ, là cái tượng lớn nhất như trời, như vua.
(Danh) Họ Kiền.
(Tính) Trời, vua, cha, nam (tính). Quẻ Kiền ba hào dương cả, cho nên về bên nam ví như quẻ Kiền. ◎Như: nói ngày tháng sinh con trai thì gọi kiền tạo 乾造, nhà con trai ở thì gọi là kiền trạch 乾宅, tượng trời là kiền tượng 乾象, quyền vua là kiền cương 乾綱.
Giản thể của chữ 干.
===========================
-----------------------
Trả lờiXóa勞 lao, lạo
(Động) Đem sức làm việc. ◎Như: lao động 勞動 làm việc, bất lao nhi hoạch 不勞而獲 không làm mà được hưởng.
(Động) Làm phiền (tiếng khách sáo hỏi nhờ người khác). ◎Như: lao phiền 勞煩 làm phiền, xin làm ơn, lao giá 勞駕 cảm phiền.
(Danh) Thành tích, công lao. ◎Như: huân lao 勳勞 công lao. ◇Sử Kí 史記: Ngã vi Triệu tướng, hữu công thành dã chiến chi đại công, nhi Lạn Tương Như đồ dĩ khẩu thiệt vi lao, nhi vị cư ngã thượng 我為趙將, 有攻城野戰之大功, 而藺相如徒以口舌為勞, 而位居我上 (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện 廉頗藺相如列傳) Ta là tướng nước Triệu, phá thành đánh trận có công to, trong khi Tương Như chỉ nhờ miệng lưỡi lập công mà địa vị ở trên ta.
(Danh) Sự nhọc nhằn, mệt mỏi. ◎Như: tích lao thành tật 積勞成疾 chất chứa mệt nhọc mà sinh bệnh.
(Danh) Người làm việc (nói tắt của lao động giả 勞動者). ◎Như: lao tư quan hệ 勞資關係 quan hệ giữa người lao động và nhà tư bản.
(Danh) Họ Lao.
(Tính) Nhọc, vất vả. ◎Như: bì lao 疲勞 nhọc mệt.
Một âm là lạo. (Động) Thăm hỏi, yên ủi. ◎Như: úy lạo 慰勞 thăm hỏi an ủy, lạo quân 勞軍 thăm hỏi binh sĩ.
==========================
---------------------
Trả lờiXóa乎 hồ, hô
(Giới) Ở, vào. Tương đương với ư 於. ◇Trang Tử 莊子: Ngô sanh hồ loạn thế 吾生乎亂世 (Nhượng vương 讓王) Ta sinh ra vào đời loạn. ◇Chiến quốc sách 戰國策: Trạc chi hồ tân khách chi trung, nhi lập chi hồ quần thần chi thượng 擢之乎賓客之中, 而立之乎群臣之上 (Yên sách nhị 燕策二) Đề bạt ta ở trong hàng tân khách, mà đặt ở trên quần thần.
(Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn: chăng, không? Tương đương với mạ 嗎, ni 呢. ◇Luận Ngữ 論語: Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ? 曾子曰: 吾日三省吾身: 為人謀而不忠乎? 與朋友交而不信乎? 傳不習乎? (Học nhi 學而) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
(Trợ) Dùng ở cuối câu, để nhấn mạnh, hỏi vặn. ◇Luận Ngữ 論語: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? 學而時習之, 不亦悅乎 (Học nhi 學而) Học mà thường ôn tập, cũng chẳng thích ư?
(Trợ) Đặt ở cuối câu, dùng để kêu, gọi. ◇Luận Ngữ 論語: Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi 吾道一以貫之 (Lí nhân 里仁) Anh Sâm ơi! Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.
(Trợ) Đặt sau hình dung từ, biểu thị cảm thán, khen ngợi: thay, nhỉ, biết bao. ◇Luận Ngữ 論語: Chu giám ư nhị đại, úc úc hồ văn tai 周監於二代, 郁郁乎文哉 (Bát dật 八佾) Tấm gương nhà Chu ở hai triều đại, rực rỡ văn vẻ biết bao!
(Trợ) Đặt giữa câu, để làm thư hoãn ngữ khí. ◇Mạnh Tử 孟子: Sĩ phi vi bần dã, nhi hữu thì hồ vi bần 仕非為貧也, 而有時乎為貧 (Vạn chương hạ 萬章下) Làm quan chẳng phải vì nghèo, nhưng cũng có khi vì nghèo.
(Thán) Ôi. ◎Như: nguy nguy hồ 巍巍乎 cao vòi vọi vậy ôi!, tất dã chánh danh hồ! 必也正名乎 ắt vậy phải chánh cái danh vậy ôi!
Một âm là hô. (Thán) Hỡi, ôi. Cũng như hô 呼. ◎Như: ô hô 於乎 hỡi ơi!
=============================
------------------------------
Trả lờiXóa坎 khảm
(Danh) Hố, vũng, trũng, chỗ hõm. ◇Pháp Hoa Kinh 法華經: Kì thổ bình chính, vô hữu cao hạ, khanh khảm đôi phụ 其土平正, 無有高下, 坑坎堆阜 (Thụ kí phẩm đệ lục 授記品第六) Cõi đó bằng phẳng, không có cao thấp, hầm hố gò đống.
(Danh) Quẻ Khảm 坎, một quẻ trong bát quái 八卦.
(Danh) Cái chén nhỏ.
(Danh) Họ Khảm.
(Trạng thanh) (1) Thùng thùng (tiếng trống). ◇Thi Kinh 詩經: Khảm kì kích cổ, Uyên khâu chi hạ 坎其擊鼓, 宛丘之下 (Trần phong 陳風, Uyên khâu 宛丘) Thùng thùng đánh trống, Ở dưới chân gò Uyên. (2) Tiếng chặt cây. ◇Thi Kinh 詩經: Khảm khảm phạt đàn hề, Trí chi hà chi can hề 坎坎伐檀兮, 寘之河之干兮 (Ngụy phong 魏風, Phạt đàn 伐檀) Chan chát tiếng chặt cây đàn hề, Đặt cây ở bờ sông hề.
(Tính) Khảm khả 坎坷 gập ghềnh, ý nói là sự việc không được trôi chảy. § Ta quen đọc là khảm kha. ◇Đặng Trần Côn 鄧陳琨: Để sự đáo kim thành khảm kha 底事到今成坎坷 (Chinh Phụ ngâm 征婦吟) Việc gì đến nay thành trắc trở. Đoàn Thị Điểm dịch thơ: Trách trời sao để lỡ làng.
===========================
--------------------------
Trả lờiXóa成 thành
(Động) Xong. ◎Như: hoàn thành 完成 xong hết, công thành danh tựu 功成名就 công danh đều xong.
(Động) Biến ra, trở nên. ◎Như: tuyết hoa thành thủy 雪花成水 tuyết tan thành nước.
(Động) Nên. ◎Như: thành toàn 成全 làm tròn, thành nhân chi mĩ 成人之美 lo trọn việc tốt cho người.
(Động) Có thể được, khả dĩ. ◎Như: na bất thành 那不成 cái đó không được.
(Danh) Lượng từ: một phần mười. ◎Như: hữu bát thành hi vọng 有八成希望 có tám phần hi vọng (tám phần trên mười phần).
(Danh) Thửa vuông mười dặm. ◇Tả truyện 左傳: Hữu điền nhất thành, hữu chúng nhất lữ 有田一成, 有眾一旅 (Ai Công nguyên niên 哀公元年) Có ruộng một thành, có dân một lữ.
(Danh) Cái sẵn có, hiện hữu. ◎Như: sáng nghiệp dong dị thủ thành nan 創業容易守成難 lập nên sự nghiệp dễ, giữ cơ nghiệp đã có mới khó. ◇Ngô Căng 吳兢: Đế vương chi nghiệp, thảo sáng dữ thủ thành thục nan? 帝王之業, 草創與守成孰難 (Luận quân đạo 論君道) Sự nghiệp đế vương, sáng lập với bảo tồn, việc nào khó hơn?
(Danh) Họ Thành.
(Tính) Đã xong, trọn. ◎Như: thành phẩm 成品 món phẩm vật (sẵn để bán hoặc dùng ngay được), thành nhật 成日 cả ngày. ◇Lục Du 陸游: Bất dĩ tự hại kì thành cú 不以字害其成句 (Hà quân mộ biểu 何君墓表) Không lấy chữ làm hỏng trọn câu.
(Tính) Thuộc về một đoàn thể, cấu trúc. ◎Như: thành phần 成分 phần tử, thành viên 成員 người thuộc vào một tổ chức.
==========================
----------------------
Trả lờiXóa艮 cấn
Danh) Quẻ Cấn 艮. Một trong tám quẻ (bát quái 八卦), tượng trưng cho núi.
(Danh) Chỉ hướng đông bắc.
(Danh) Giờ cấn, từ hai tới bốn giờ sáng.
(Danh) Họ Cấn.
(Động) Ngừng, đình chỉ. ◇Uẩn Kính 惲敬: Tuyền khả cấn 泉可艮 (Cấn tuyền đồ vịnh kí 艮泉圖詠記) Nguồn có thể ngừng.
(Động) Giới hạn.
(Tính) Bền vững, kiên cố.
(Tính) Cứng, không giòn (thức ăn). ◎Như: cấn la bặc bất hảo cật 艮蘿蔔不好吃 củ cải cứng ăn không ngon.
(Tính) Cứng cỏi, ngang ngạnh (tính tình).
(Tính) Quần áo giản dị, không trang sức màu mè.
(Tính) Thô suất, không khéo léo (lời nói).
============================