II/ HÀO-LỆ爻例
Ta đã biết tượng của quẻ đơn, bây giờ xin đề-cập hào-tượng cuả quẻ kép. Cho nên Hạ-Hệ I/1 mới nói: "Tám quẻ thành hàng, thì có tượng ở bên trong, nhân đấy mà chồng lên, nên có hào ở bên trong". Hạ-Hệ I/8 nói tiếp: "Hào là bắt chước cái động cuả thiên-hạ; tượng là phỏng theo điều ấy vậy". Động ắt biến, biến sinh nơi thật, giả; động cuả thật. giả, quyền-xung cái không thể quân-bình được, độ-lượng cái không có thể chia đều được. Tuy không có thể-chế nhưng cũng không thể chỉnh-tề được. Cho nên quẻ có sáu hào, hào có sáu ngôi, sở dĩ trình bầy được tương-cảm, tương công được thật, giả, yêu, ghét vậy. Như biết được tình, rõ được ý-vị, thì sau đó sẽ biến-thông được mà nghị-luận hào. Hệ-Hạ I/9 nói: "Hào, tượng động bên trong, lành dữ thấy bên ngoài, công-nghiệp hiển-hiện nơi biến". Cho nên đầu mối cuả lành dữ, công-nghiệp nhất nhất đều là hào-lệ cả.
1/ Hào-Nghiã爻義
Hào chỉ là lưỡng-nghi mà thôi. Thánh-nhân lấy 64 quẻ, 384 ngôi mà sắp đặt. Mỗi quẻ đều có thời, dụng, nghiã cá-biệt, mà 384 hào đặt theo ngôi để thú-thời, thấu-dụng, thành nghiã. Nên hào sơ quẻ Kiền khác hào sơ quẻ Khôn; hào sơ quẻ Truân khác hào sơ quẻ Mông. Hào sơ hai quẻ Kiền, Khôn, cương nhu khác nhau, nên không thể nào lẫn lộn với nhau được. Hào sơ hai quẻ Kiền và Truân. hào sơ hai quẻ Khôn, Mông, cương nhu tương-tự nhưng không giống hẳn. Nên mỗi hào, mỗi quẻ đòi hỏi nghị-luận riêng, đó chính là điều Thuyết-quái-truyện bảo là "Lý là ở nơi nghiã". Thuyết-quái-truyện II/1 nói: "Thánh-nhân làm ra Dịch, tạo ra nhân-đạo là nhân với nghiã" có nghiã là nhân-sự dĩ nhiên phải như thế. Hệ-Hạ VIII/1 nói: "Sách Dịch không thể xa lià âm-dương, vật-tượng được, đạo Dịch thường dời đổi, đi vòng khắp sáu cõi, trên hay dưới không thường, cứng mềm đắp đổi; chẳng nên dùng làm kinh-điển, chỉ có biến-hoá mới thích-hợp mà thôi". Cho nên tình hình cuả hào, từ theo-dẫn, so-ứng cho chí lên xuống, qua lại, chỉ là tìm ở nghiã mà thôi. Nhu Kiền mà đi lên, thánh-nhân thuận cho mà nói rằng: "Kính khách sau được tốt lành, tuy ngôi chẳng đáng, nhưng chưa phải là mất mát lớn vậy" (Tiểu-tượng hào thượng-lục quẻ Nhu). Ngôi chẳng đáng nhưng nghiã chưa mất hẳn. Quẻ Mông, hai hào nhị-ngũ đổi chỗ, hai hào tam-thượng đổi chỗ, thánh-nhân cũng thuận cho. Một quy-tắc là: "Thuận mà khiêm-tốn". Một quy-tắc khác là: "Trên dưới hoà-thuận". Suốt quyển Kinh Dịch, 384 hào qua lại, ngôn-từ không thể diễn tả hết được. Điều có thể nói được là trước hiểu rõ ngôi thứ cùng tượng, rồi sau mới lĩnh-hội được lời và nghiã ngõ hầu hiểu biến-hoá thích-nghi.
2/ Hào-Vị爻位
① Lục-Vị 六位
Thuyết-quái-truyện II/1 nói: "Chia ra âm và dương, dùng cứng mềm đắp đổi, cho nên sáu ngôi cuả Kinh Dịch thành chương". Sáu ngôi là: hào sơ, hào nhị là điạ-vị; hào tam, hào tứ là nhân-vị; hào ngũ, hào thượng là thiên-vị. Chẳng hạn như quẻ Kiền, sơ-cửu là ở dưới mặt đất nên gọi là "tiềm". Cửu-nhị ở trên mặt đất nên gọi là "điền". Cửu-tam là chính-nhân-vị nên gọi là "Quân-tử". Hào tứ, ngôi bất-đáng nên gọi là "hoặc" (mê hoặc). Hào ngũ là thiên-vị nên bảo là "tại thiên". Hào thượng vượt lên trên "thiên" nên gọi là "kháng" vậy. Ngôi đã nhất định, còn hào biến-hoá vô-thường, nên ta dựa vào nhất-định cuả hào mà định âm-dương, xem thượng hạ cuả hào rồi sau mới xét đến chẵn lẻ, ngôi đáng hay không đáng cuả nó.
Hình 6.22 Hào-Vị-Đồ
Nhất, tam, ngũ là dương; nhị, tứ, lục là âm. Cương ở dương, nhu ở âm là đúng ngôi.
Chia ra âm và dương, dùng cứng mềm đắp đổi, duy có mỗi quẻ Ký-tế là hội đủ yếu-tố âm-dương, nhu-cương đều đáng vị. Nên mới nói "Ký-tế định vậy". Định ắt bất-động, bất-động ắt chẳng sinh, mà Dịch-đạo cơ hồ đình-trệ. Cho nên hai dịch-gia Tuân Sảng và Ngu phiên đều cho là một khi Kiền, Khôn đã thành lưỡng-ký-tế rồi là xấu. Tự-quái-truyện nói: "Vật không bao giờ hết nên trao cho quẻ Vị-tế đứng cuối Kinh Dịch". Đó là lấy ngôi âm-dương mà nói. Nếu để dùng lời, ắt một quẻ sáu hào, chỉ có bốn hào chính giữa là đắc-dụng. Hào sơ chưa dùng vào việc gì được mà hào thượng ngôi lại không đáng vì quá cao. Cho nên hào thượng-cửu quẻ Kiền nói: "Cao mà không ngôi". hào thượng-cửu quẻ Nhu nói: "Ngôi không đáng vậy". Vương-Bật nói: "Trên, dưới không ngôi" là để chỉ điều đó vậy.
② Lục-Hư六虛
Hệ-Hạ VIII/1 nói: "Trên hay dưới vô-thường, đi vòng khắp sáu cõi (lục-hư)". Lục-hư là sáu hào: sơ, nhị, tam, tứ, ngũ, thượng. Hào thực mà ngôi hư. Hào có trên dưới mà ngôi không có biến-động. Nên sơ, nhị là ngôi đất, tam, tứ là ngôi người và ngũ, thượng là ngôi trời. Tỷ như quẻ Kiền: sơ ở dưới đất, nên nói "tiềm"; nhị tại mặt đất, nên nói "điền"; tam, tứ thì nói "quân-tử", "hoặc" đều là người cả; ngũ là thiên-vị nên nói "thiên". Thượng ở trên thiên nên nói "kháng". Tham-đồng-khế nói: "Nhị dụng không có hào-vị, chu lưu khắp lục-hư". Nhị dụng tức dụng-cửu, dụng lục. Kiền dùng 9, Khôn dùng 6. Kiền 9, Khôn 6, trên dưới lên xuống, đi quanh khắp sáu cõi, để thành 64 quẻ. Cho nên hào có cương nhu, ngôi có âm-dương. Cương nhu tạp-cư mà văn sinh ra đấy, lành dữ đã rõ rệt, không cứ chỉ xem xét hào mà thấy được. Bên dưới sáu hào còn có lục-hư. Nên hào là phi, ngôi là phục. Thực dễ biện mà hư khó biết, tất do thực mà cứu xét hư, gặp hào nhiều lần, khắc biết cách dùng, đối với Dịch-đạo là đã là đi quá nửa đường rồi.
Tích sáu hào thành một quẻ kép, nên hào là gốc cuả quẻ. Nhờ hào động mà quẻ biến theo, nên hào cũng là dụng cuả quẻ nữa. Thể-dụng cuả quẻ đầy đủ trong hào. Thuyết-quái-truyên II/1 nói: "Ngày xưa đấng thánh-nhân làm ra Kinh Dịch cốt để thuận cái lẽ về tính-mệnh, cho nên dựng đạo trời là âm với dương, dựng đạo đất là cứng với mềm, dựng đạo làm người là nhân với nghiã, gồm ba tài mà gấp đôi lên. cho nên trong Kinh Dịch sáu vạch mà thành quẻ; chia ra âm-dương, dùng cứng mềm mà đắp đổi, nên Kinh Dịch sáu ngôi mà thành chương". Hệ-Hạ X/1, 2 nói: "Kinh Dịch bát ngát bao la mà đầy đủ, có đạo trời, có đạo người, có đạo đất, gồm ba tài mà nhân đôi lên, nên thành sáu, số sáu không là gì khác hơn là đạo tam-tài (trời, đất, người). Đạo có biến-động nên gọi là hào, hào có đẳng bực nên gọi là vật, vật lẫn lộn nhau nên gọi là văn, văn chẳng đáng nên tốt xấu mới sinh ra". Hệ-Hạ VIII/1 lại nói: "Kinh Dịch không nên xa lià. đạo dịch thường đổi dời, biến động không ngừng, không nên dùng làm kinh-điển. Chỉ có biến-hoá mới thích-hợp". Hệ-Hạ I/8, 9 lại nói: "Hào là bắt chước điều ấy vậy; tượng là phỏng theo điều ấy vậy, Hào và tượng động bên trong quẻ, tốt xấu hiện ra bên ngoài quẻ, công-nghiệp hiên ra trong sự biến-hoá, tình cuả đấng thánh-nhân hiện ra nơi lời nói". Lời cuả Đức Khổng-phu-tử tường-tận và hoàn-bị như vậy. Người đời sau bàn về Dịch, thường chìm đắm vào tượng-số, và nghiã của lục-hư, lục-vị cũng đều phù-phiếm không biết đường nào mà đoán, mỗi quẻ chỉ quanh quẩn ý kiến cá-nhân, thừa-ứng, đáng hay không đáng, quái-tình làm sao mà thấy được.
③ Hào Hai Quẻ Kiền, Khôn
Quái-khí sinh từ dưới lên, nên lấy hào dưới cùng làm sơ. Chồng hai quẻ đơn lên nhau để được một quẻ kép mà phân thành tam-tài. Dương lẻ, âm chẵn, dương cứng, âm mềm, để phối-trí trời đất, còn trung-hào là người, rằng nhân, rằng nghiã. Trên dưới tiến thoái, hai tượng trong ngoài cầm trịch. Đức Khổng-phu-tử khi tán Dịch, lấy âm-dương, nhu-cương cuả hai tượng trong ngoài mà thích nghiã một quẻ.
Hình 6.23 Đặc-tính Quẻ Kiền Hình 6.24 Đặc-tính Quẻ Khôn
Tượng-truyện ắt chuyên lấy trung-hào, liên-hợp tượng-số trên dưới, để người hợp với trời. Tượng-truyện 64 quẻ đều nói: "Đấng quân-tử noi theo đó" hoặc "Đại-nhân noi theo đó", hoặc "Tiên-vương noi theo đó", tức là lấy nhân-sự mà minh-hoạ đạo cuả trời đất. Đạo cuả trời đất đi, về khôn cùng, mà nhân-sự thiên-biến vạn-hoá, đều tại nơi hai hào tam-tứ phản-phục mà ra cả. Đức Khổng-tử nói: "Hào sơ khôn lường, hào thượng dễ biết, đó là gốc ngọn vậy". Lời Thoán quẻ Đại-quá bảo: "Gốc ngọn đều yếu". Biết rõ gốc ngọn cuả sáu hào. Hiểu rõ gốc ngọn cuả sáu hào rồi sau mới biết được thể-dụng cuả một quẻ, mà tứ-đức: nguyên, hanh, lợi, trinh, có thể lấy thăng giáng trên dưới cuả âm-dương mà thấy rõ trật-tự cuả biến-hoá vậy.
⑤ Bát-Quái Chính-Vị 八卦正位
Ngôi hào chỉ có sáu mà quẻ đơn lại có tám. Tám quẻ nơi sáu hào. có hào ngôi đáng thì gọi là chính-vị. Lời Thoán quẻ Gia-nhân nói: "Phàm người trong nhà, con gái thì ngôi chính ở trong, con trai thì ngôi chính ở ngoài", đó là nói đến hai hào lục-nhị và cửu-ngũ, ắt lấy âm-dương mà nói. Âm-dương coi hai hào nhị, ngũ là đắc trung, đắc chính, hai quẻ Kiền, Khôn là tông-chủ cuả các quẻ mà cũng là thuần-thể cuả âm-dương. Nên Kiền mới lấy hào cửu-ngũ làm chính-vị, Khôn mới lấy lục-nhị làm chính-vị, Khảm, Ly là giao-quái cuả Kiền, Khôn, nên chính-vị cuả Khảm, Ly cũng giống như chính-vị cuả Kiền, Khôn. Chấn lấy sơ-cửu làm chính-vị, Cấn lấy cửu-tam làm chính-vị, Tốn lấy lục-tứ làm chính-vị, Đoài lấy thượng-lục làm chính-vị. Các thuần-quái đều có chính-vị, nên sáu hào đầy đủ cả trong sáu quẻ con:
Hình 6.25 Bát-Quái Chính-Vị-Đồ
Đoan-Mộc Quốc-Hồ nói: "Trời đất sáu hào, Khảm-Ly là Ký-tế định-vị, ngũ nhiều công, nhị nhiều tiếng, bởi vì ngôi đáng vậy. Ly-Khảm Vị-tế cư phương, tam nhiều cái xấu, tứ nhiều sự sợ, bởi vì ngôi không đáng vậy. Có hào ngôi đáng nhưng bất-chính, có hào chính-vị nhưng ngôi không đáng. Mà Thoán, Tượng khi nói đến chính là nói đến hai hào nhị và ngũ. Cho nên trong tám thuần-quái chỉ có Kiền, Khôn, Khảm, Ly là vừa đắc-trung, vừa đắc-chính mà thôi".
Lục hào tam-cực định-vị ứng với thiên-điạ định-vị. Sáu hào trên sơn-trạch, dưới lôi-phong, giữa thủy-hoả. Trong lục-hào tam-cực, nhị sơ là điạ-hào và điạ-cực, lôi-phong Hằng, thiên-điạ hạ-cực lập tâm Hằng, Khôn điạ-cực lập bất dịch phương (không đổi chí-hưống), là nhị, sơ Chấn, Tốn hào vậy, ngũ là thiên-hào, thiên-cực, sơn-trạch Tổn i, thiên thượng cực viên (chữ tổn 損tài gẩy đứng bằng chữ viên 員), Kiền thiên Hằng vô-phương, chính giữa nhật-nguyệt-đẩu (tam-minh), tam nhân hành, Kiền cực dữ thời giai hành (tiến cùng thời-gian), ngũ-thượng là hào cuả Cấn, Đoài vậy. Tứ-tam là nhân-hào, nhân-cực, thủy hoả Ký-tế, nhân kẹp giữa thiên-điạ, ở giữa sơ-chung cuả thiên-điạ, thủ-vỹ tục chung, trung là nhân-cực. Kiêm tam-tài mà nhân đôi lên, định thượng, hạ, trung-cực, chính là hai hào tứ, tam cuả Khảm, Ly vậy. Lục-hào tam-cực, thiên-điạ nam-bắc cho ra ở riêng nơi thích-hợp, lục hào biện-vật, biện-đẳng. Sáu mươi tư quẻ cuả Kiền, Khôn kết-thúc bằng hạ Khảm bắc-cực, nên nói "sơ khó biết" và nói "cũng không biết cực vậy". Đó chính là đạo "Cho ra ở riêng từng nơi trên dưới thích-hợp cuả lục-hào tam-cực vậy".
④ Tam-Tài Lục Hào Tam-Cực
Hình 6.26 Thiên-Điạ-Nhân Lục-Hào Tam-Cực
Đoan-Mộc Quốc-Hồ viết: "Thái-cực cuả Dịch gồm ba làm một, thượng-hạ-trung cuả Kiền-Khôn là: thượng-thiên-cực đứng ở dưới điạ-cực mà trung-nhân-cực lại ở chính giữa. Trong trời đất, Ly-khảm, nhật-nguyệt là hai nhân-tượng, nhân-đạo trong trời đất, Ly Khảm giao nhau, nên con người sinh ra ở chính giữa trời đất".
Trời đất đảo ngược, con người sinh ra dưới đầu quẻ Kiền. Kiền là Khảm, bắc-cực Cấn là lưng. Khôn là Ly, Tốn nam-cực cao mà nhân-đạo trung-cực, Chấn Đoài xuất-nhập, đại-nghiã cuả trời đất, chung-thủy cuả con người, chính là đạo cuả lục-hào tam-cực vậy.
⑥ Lục-Hào Định-Vị Đồ六爻定位圖
Hình 6.27 Lục-Hào Định-Vị-Đồ
Nếu ta quan sát hai Hình 6.27 và 6.28 cùng một lượt, ta sẽ thấy ẩn-hiện cuả biến-hoá và sẽ vỡ lẽ ra rằng: không những quẻ có phi-phục, giao-hỗ, mà hào cũng có phi-phục, giao-hỗ cùng là quái-đẳng nữa. Các nhà thuyết Dịch, rất ít người để tâm nghiên-cứu nghiã cuả hào-vị, mà người biết phân-biệt hào-vị lại càng hiếm hoi hơn!
⑦ Hào-Vị Thể-Dụng Hợp-Đồ爻位體用圖
Lai Tri Đức tuy có Bát-quái Chính-vị Đồ, nhưng lời chú đều vô-dụng, tức là chưa hiểu thể-dụng cuả hào-vị, mỗi quẻ mỗi khác. Nay hợp hai hình làm một, lại thêm phụ-chú, hi-vọng là các thức-giả cần-cù, đọc đi đọc lại nhiều lần có thể hiểu được.
Hình 6.28 Hào-Vị Thể-Dụng Hợp-Đồ
Sáu mươi tư quẻ, ba trăm tám mươi tư hào đều là nhị-dụng cuả hai quẻ Kiền, Khôn cả. Lưu-hành khắp sáu cõi, đến quẻ Ký-tế thì hào toàn quẻ tương-đẳng, nên mới nói:
"Ký-tế đinh ngôi vậy".
Ngôi hào đã rõ, nhị-dụng chương-mỹ. song le trong đạo Kiền mà biết dùng hào số chin làm cương-lĩnh cho toàn kinh, mà điạ-đạo vô-thành, nên dụng cuả Khôn là dụng cuả Kiền vậy. Tuy nhiên, Kiền vô-phương, vô-thể, nên dụng cuả Kiền đều hiển-hiện nơi dụng cuả Khôn. Trong Văn-ngôn-truyện, Đức Khổng-phu-tử tán Dịch, sướng-phát Kiền cửu dùng Khôn, Khôn lục theo bén gót chỉ-quy cuả Kiền, rất ư là tường-bị. Làm sáng tỏ cả trước lẫn sau, thấy sáu ngôi đều tùy thời mà thành lập. Không phải là Ký-tế mà là Vị-tế, có thể thâm tư duyên-cố này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét