Sự sống phải chăng là vĩnh cửu?

Liệu rằng có tồn tại một cuộc sống khác sau khi người ta chết đi? Và liệu bản chất của sự bất tử có nằm trong một linh hồn vật chất?

img
Khi thân xác vật lý của chúng ta chết đi giống như một ngọn nến lụi tàn, linh hồn của chúng ta liệu có còn tồn tại? (Stephanie Lam / Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Theo nghĩa hẹp thì cơ thể con người chết đi mỗi thập kỷ một lần. Từng tế bào tái tạo, mất đi, và được thay thế theo mỗi tần số cụ thể, tùy thuộc vào loại tế bào (cơ, mô liên kết, cơ quan, thần kinh, và vv…). Tuy nhiên, khi các tế bào ban đầu trên gương mặt, xương hoặc trong máu của chúng ta già và mất đi hàng giờ, hàng ngày, hoặc hàng năm, cơ thể của chúng ta luôn đổi mới, trong khi đó ý thức thì vẫn không mất đi.

Vậy thì, ý thức trú ngụ ở nơi đâu? Có phải nó nằm bên ngoài vòng quay giữa sự sống và cái chết mà thân xác của chúng ta trải qua? Cuộc sống là gì? Và điều gì định đoạt cái chết?

Câu trả lời cho những câu hỏi kiểu như thế này thường được tìm thấy ở một nơi nào đó thuộc ranh giới giữa khoa học và triết học, tuy vậy khả năng để xác định rõ khi nào cuộc sống bắt đầu, kết thúc, và nó nằm ở đâu,… là một vấn đề xác đáng đối với một cộng đồng khoa học có ý định khám phá sự tồn tại của các sinh vật sống trong những cuộc hành trình khám phá không gian tương lai.

Nguyên tử bất diệt

img231

Theo sinh vật học hiện đại, học hành – bao gồm đủ loại kích thích môi trường và sự phân nhánh hình cây trong cả cuộc đời một người – phát triển trong cái gọi là “bộ nhớ neuron”.

Cách lưu trữ thông tin này nhanh chóng, nhưng nó không cho hiệu quả cao như lưu trữ thông tin qua di truyền. Một gói thông tin di truyền liên tục chuyển từ thế hệ này qua thế hệ sau mà không cần đến những bài học thuộc lòng tẻ nhạt.

Nói cách khác, các bản thiết kế của cơ thể chúng ta có tồn tại bên trong con cái của chúng qua gen di truyền của chúng ta. Màu tóc, hình dáng cơ thể, protein trong huyết tương, hoặc thể chất đặc biệt được bảo quản trong các gói thông tin di truyền, mang và truyền qua nhiều thế hệ.

Trong sự kết hợp giữa các giao tử, một tỷ lệ lớn các gen bị mất đi trong quá trình hình thành hợp tử. Những đặc điểm được truyền đi, nhưng đặc tính cá nhân thì chết.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học khẳng định rằng tâm trí và cơ thể đi theo những con đường khác nhau sau khi “chết”. Theo bác sỹ Rene Severijnen và bác sỹ Ger Bongaerts – các nhà nghiên cứu tại trung tâm y tế Đại học Radboud Nijmegen, Hà Lan – thì cuộc sống tồn tại ở nhiều cấp độ khác nhau. Họ giải thích rằng trong khi các tế bào chết đi tương đối nhanh chóng, các nguyên tử lại hầu như bất tử.

Theo Bongaerts, cái chết của một nguyên tử có nghĩa là vật chất chuyển đổi thành năng lượng – giống như khi một quả bom hạt nhân phát nổ. Nghĩa là, trong khi cơ thể đang phân hủy trong nhà xác (phân hủy ở cấp độ tế bào), các hạt nhân nguyên tử không bị phân rã.

Hoạt động của nguyên tử không kết thúc cùng với cái chết, vậy thì điều gì xảy ra với những nguyên tử đó khi một người chết đi?

Nếu chúng ta xem xét đến niềm tin của các nền văn hóa phương Đông cổ đại, người ta nói rằng con người có nhiều thân thể tồn tại ở nhiều tầng khác nhau. Hiểu được điều này, chúng ta có thể nhận thấy rằng trong khi cơ thể trong nhà xác phân hủy, tầng tế bào cũng đang phân hủy (cơ thể vật lý). Trong khi đó, các nguyên tử có liên quan bên trong những tế bào này vẫn tồn tại trong một không gian mà không bị ảnh hưởng bởi sự phân hủy ấy, vẫn giữ được kết cấu ban đầu của chúng.

Vì vậy, những “thân thể” cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn tế bào mà không trải qua quá trình phân hủy ấy, có thể chính là linh hồn, tinh thần, hoặc ý thức mà chúng ta có thể nhận biết bằng trực giác, nhưng khoa học hiện nay vẫn chưa thể xác định nổi.

Sự hiện diện của chúng chỉ ra rằng thậm chí sau cái chết của một cơ thể, có lẽ cuộc sống vẫn chưa kết thúc.

Sự sống vi mô

Theo một số nhà khoa học, các nguyên tử ghi nhớ mọi cảm xúc, mọi cảm giác, mọi trải nghiệm siêu nhỏ.

img321

Trong nhiều năm qua, các khoa học gia tin rằng các tế bào thiếu tính cá thể, chúng được cho là hành động theo nhóm như những sợi chỉ trong một tấm vải. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Giáo sư Brian Ford – nhà sinh vật học và là chủ tịch của Hội Ứng dụng Nghiên cứu Cambridge, đã đưa ra một giả thuyết khác.

Nghiên cứu của ông cho thấy rằng thực ra mỗi từng tế bào là những thực thể hoàn chỉnh, có trí thông minh, có thể truyền đạt và chia sẻ thông tin. Theo quan điểm của ông, mỗi tế bào riêng lẻ là một sinh vật hoàn chỉnh thực sự có khả năng đưa ra quyết định.

img5

Vậy thì hãy nghĩ xem, nếu các khả năng ấy của tế bào cũng đúng với các cấu trúc ở cấp nguyên tử thì sao? Điều đó có thể sẽ mang lại một chìa khóa mở ra sự bất tử và chứng tỏ rằng cái chết thực ra chỉ là ảo ảnh mà thôi.

(Theo The Epoch Times)

http://tin180.com/khoahoc/ho-so-tu-lieu/20111027/su-song-phai-chang-la-vinh-cuu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét