Bàn về thế giới đương đại

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nguy cơ sa vào “vùng nguy hiểm”, Tamnhin.net xin giới thiệu ý kiến của hai học giả có tên tuổi nói về thế giới đương đại.
Tạo của cải cho số ít là thiếu văn minh
Theo Giáo sư Tim Jackson, tác giả cuốn “Giàu có không bao hàm tăng trưởng...”, trong vòng 50 năm qua, việc theo đuổi tăng trưởng đã trở thành mục tiêu về chính sách quan trọng duy nhất tại nhiều nơi trên thế giới.
Nền kinh tế toàn cầu giờ đây đã lớn gấp 5 lần so với nửa thế kỷ trước. Cứ đà tăng trưởng này, đến năm 2100 nó sẽ lớn gấp 80 lần.
Hoạt động kinh tế toàn cầu sôi động một cách lạ thường, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Nó hoàn toàn không tương thích với nguồn tài nguyên có hạn và hệ sinh thái mong manh trên trái đất. Kèm theo đà tăng trưởng này là sự xuống cấp của khoảng 60% hệ sinh thái toàn cầu.
Xem ra, người ta vẫn lảng tránh những con số gây sốc này. Những lý do để nhắm mắt làm ngơ là điều dễ thấy.
Chủ nghĩa tư bản Phương Tây được cấu trúc dựa trên tăng trưởng để đảm bảo ổn định. Khi tăng trưởng bị chững lại như thời gian gần đây, giới chính khách bị hoang mang. Các doanh nghiệp chật vật tồn tại. Nhiều người mất việc và đôi khi cũng mất cả nhà. Vòng xoáy suy thoái dần dần hé lộ.
Chất vấn tăng trưởng được coi là hành động của những kẻ mất trí, nhưng người ta vẫn phải xem xét vấn đề này.
Tăng trưởng đã chẳng giúp được gì cho hai tỷ người chỉ sống với dưới 2 USD một ngày.
Nó đã làm đổ vỡ hệ sinh thái mong manh mà ta vẫn phụ thuộc vào để tồn tại. Nó đã thất bại... trong nỗ lực tạo ra một nền kinh tế ổn định và đảm bảo cuộc sống mọi người.
Tạo của cải cho số ít cá nhân, dựa trên sự phá hủy hệ sinh thái và bất công xã hội triền miên... không thể là nền tảng của một xã hội văn minh.
Khủng hoảng kinh tế mang lại một cơ hội đặc biệt để đầu tư vào sự thay đổi, để loại bỏ tư duy thiển cận từng làm hoen ố xã hội suốt bao năm qua và để tiến hành đại tu tận gốc các thị trường tư bản vốn hoạt động yếu kém. Cách đây ba năm, tình trạng đầu cơ vô độ về hàng hóa và các sản phẩm tài chính đưa thế giới tài chính đến bờ vực sụp đổ.
Đầu tư vững chắc vào tài sản có giá trị lâu dài; đầu tư vào công nghệ sạch với hàm lượng cácbon thấp; vào y tế và giáo dục; vào nhà cửa chất lượng tốt và hệ thống giao thông hiệu quả; vào các khu nhà công và không gian mở. Đó chính là đầu tư vào tương lai của cộng đồng.
Đã tới lúc cần phải đại tu các doanh nghiệp. Kiếm lời một cách tàn nhẫn từ tiền thuế của người dân là vô đạo đức. Bàn tay vô hình của thị trường phải được thuần hóa để phục vụ mọi người.
Những chủ tịch tập đoàn biết nhìn xa trông rộng đã hiểu được những đòi hỏi này.
Cần phải đối diện với cái “logic cuộn thừng” của chủ nghĩa tiêu dùng. Đã qua rồi cái thời mà người ta tiêu tiền vay mượn vào những thứ không thiết và chỉ cốt để khiến người khác phải trầm trồ thán phục.

Tăng trưởng quá nhanh “dễ gây tai nạn”
Trong khi đó học giả Chandran Nair, người sáng lập Global Institute For Tomorrow, cho rằng hình thái cực đoan của chủ nghĩa tư bản đã lan rộng khắp thế giới, nhất là trong khoảng 30-40 năm gần đây, và hiện đang gặp phải nhiều rắc rối.
Điều quan trọng là hiểu được hai nguyên tắc chính của chủ nghĩa tư bản. Thứ nhất việc coi con người hành xử có lý và rằng thị trường phản ứng có lý là sai. Và nguyên tắc thứ hai coi thị trường định đoạt giá cả cũng sai nốt.
Có thể tranh luận rằng chiếm hữu nô lệ là nỗ lực đầu tiên cho việc sở hữu tài nguyên một cách rẻ mạt. Khi chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thế giới lại có chế độ thuộc địa. Đây là nỗ lực điển hình của chủ nghĩa tư bản để sử dụng tài nguyên rẻ mạt. Khi chế độ thuộc địa đổ vỡ, thế giới lại có toàn cầu hóa tăng trưởng kinh tế và rồi toàn cầu hóa tài chính.
Điều cần thừa nhận lúc này là thế giới đang ở một ngưỡng rất khác so với 100 năm trước, khi nhân loại chỉ có một tỉ người. Với dân số hiện đang tiến tới con số 7 tỉ, rất nhiều thứ cần phải thay đổi.
Hai vấn đề cơ bản nhất mà chủ nghĩa tư bản Phương Tây vốn vẫn lờ đi là hàng hóa và dịch vụ mà các công ty và các nền kinh tế vẫn sản sinh đều dựa trên tài nguyên rẻ mạt và những chi phí không hiện hữu.
Trò chơi này đã đến hồi kết, thế giới cần phải tái cấu trúc cơ bản và cần có những bước tiến vượt lên trên quan niệm đơn thuần về tăng trưởng để tham gia vào các cuộc tranh luận sâu xa hơn về tiến bộ nhân loại.
Đó là điều không thể và đây chính là nơi cỗ xe chủ nghĩa tư bản đụng phải bức tường.

http://tamnhin.net/Diendan/14789/Ban-ve-the-gioi-duong-dai.html


2 nhận xét:

  1. -------------------
    Trong y khoa không có bệnh vô cảm mà chỉ có trạng thái thờ ơ với ngoại cảnh và bệnh lãnh cảm (thường chỉ về tình dục). Theo nghĩa chúng ta dùng hiện nay, thì nên gọi đúng tên là thói vô cảm, để chỉ một lối sống, thói quen dần dần trở thành như một “bệnh”.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã từng nói rằng: "Chúng ta không sợ kẻ thù nói xấu, chỉ sợ tự mình bôi xấu mình mà thôi!”.
    ============================

    Trả lờiXóa
  2. --------------------
    Tiền lương và tiền công là vấn đề lớn nhất trong quan hệ lao động, đây là gốc của nhiều vấn đề. Nếu giải quyết được vấn đề này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc, trong đó có việc đình công.

    Phải xác định, tiền lương trong dự án luật này phải là giá trị sức lao động, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nếu chỉ có tiền lương tiền công xác định theo vùng thì chưa đáp ứng được cho người lao động.

    Đồng lương và lương tối thiểu là vấn đề cơ bản nhất trong quan hệ lao động.

    Điều 100. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn.

    Trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm thì không được chậm quá 1 tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

    http://www.vtc.vn/2-304359/xa-hoi/tien-luong-se-tinh-theo-co-che-thi-truong.htm
    ======================

    Trả lờiXóa