Thế giới lại trước nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt

Theo một kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature, nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hàng loạt các loài lần thứ sáu trong lịch sử Trái Đất.
Nghiên cứu cho biết trong vòng hơn 540 triệu năm qua, đã có năm đợt "xóa sổ" lớn đối với các loài do các sự kiện thiên nhiên gây ra. Tuy nhiên, mối đe dọa lần này do con người, với việc đánh bắt, săn bắn quá mức, sự lây lan của vi trùng và virus, và tình trạng biến đổi khí hậu do khí thải nhà kính gây ra.
Các nhà cổ sinh học tại Đại học California ở Berkeley, Mỹ, nói rằng các bằng chứng từ các hóa thạch cho thấy trong năm vụ tuyệt chủng lớn trước đây, ít nhất 75% tất cả các loài động vật đã bị tiêu diệt.
Theo các nhà khoa học, trước khi diễn ra sự mở mang lớn của nhân loại cách đây 500 năm, sự tuyệt chủng đối với các loài động vật có vú rất hiếm hoi, trung bình cứ một triệu năm chỉ có hai loài biến mất. Nhưng chỉ trong vòng năm thế kỷ qua có ít nhất 80 trong số 5.570 loài động vật có vú đã bị biến mất. Rõ ràng đây là một lời cảnh báo rõ ràng về mối thảm họa đối với sự đa dạng sinh học.
Nhà khoa học Anthony Barnosky nói rằng: "Có vẻ tỷ lệ tuyệt chủng thời kỳ hiện đại giống như một đợt tuyệt chủng hàng loạt."
Dựa vào giả định cho rằng những loài bị xóa sổ và sự mất đa dạng sinh học tiếp tục không được kiểm soát, thì đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu có thể sẽ diễn ra trong vòng khoảng 3-22 thế kỷ nữa. Và so với những đợt tuyệt chủng trước thì tốc độ lần này sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, ông Barnosky cho biết.
Các nhà khoa học nói rằng đợt tuyệt chủng lớn nhất trước đây xảy ra vào thời kỳ cuối của Kỷ Phấn trắng, cách đây khoảng 65 triệu năm, khi một ngôi sao chổi hoặc một mảnh thiên thạch rơi xuống bán đảo Yucatan, ngày nay là Mexico, tạo ra những cơn bão lửa phủ bụi khắp hành tinh. Có ít nhất 76% các loài đã bị chết, bao gồm cả các loài khủng long.
Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ xác định được 1,9 triệu loài động vật trên hành tinh, và có khoảng 16-18 nghìn loài mới được đưa vào danh sách mỗi năm./.

Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)

8 nhận xét:

  1. http://bee.net.vn/channel/2981/201103/Sieu-mat-trang-tac-dong-cuc-nho-den-dong-dat-song-than-1792849/

    "Siêu mặt trăng" tác động thế nào tới động đất Nhật Bản?

    Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam cho biết: Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo hình elip. Vì thế, có lúc Mặt Trăng ở rất xa Trái Đất (viễn điểm) có lúc lại ở rất gần Trái Đất (cận điểm). Trung bình, Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 384.000km. Ngày 19/3 này, nhiều khả năng Mặt Trăng sẽ cách Trái Đất là 356.578km.

    "Siêu mặt trăng" không thể gây ra động đất, sóng thần

    Ông Phường cho biết, lực hút của Mặt Trăng rất nhỏ nên không ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng của Trái Đất vì thế không thể gây ra động đất, sóng thần như đồn thổi. Hiện tượng này cũng không gắn với bất cứ yếu tố tâm linh nào, không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào tới sức khoẻ. Điểm tác động duy nhất của hiện tượng này là có thể làm thủy triều thay đổi.

    GS Nguyễn Đình Xuyên, Viện Vật lý Địa cầu cũng khẳng định tác động của "siêu mặt trăng" đối với hiện tượng động đất, sóng thần là không đáng kể. Ở những vùng phát sinh động đất, ứng suất (sức căng) trong vỏ Trái Đất đã ở cao đến mức tới hạn. Khi đó, chỉ cần có một tác động rất nhỏ vào, ứng suất sẽ vượt qua mức tới hạn và phát sinh động đất. Khi sức căng trở nên quá tải thì nó sẽ gãy, đó là bản chất hoạt động của các đới đứt gãy phát sinh động đất. Do đó, khi ấy, có thể "siêu mặt trăng" ít nhiều sẽ gây ra động đất.

    Tuy nhiên, sự tác động này là cực nhỏ, nhất là với Việt Nam. Các đới đứt gãy ở Việt Nam đều ở mức trung bình thấp, tác động của "siêu mặt trăng" ít gây ra xáo trộn và gần như là không đáng kể vì thế việc phòng chống động đất vào ngày "siêu mặt trăng" ở Việt Nam là chưa cần thiết.

    Mặt Trăng và Mặt Trời gây ra động đất Nhật Bản?

    TTXVN ngày 13/3 dẫn cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga với Phó Giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, nhà khoa học Arkady Tishkov đưa ra một giả thuyết khác.

    Theo đó, trận động đất tàn phá nhất trong lịch sử Nhật Bản cường độ 8,9 độ Richter ngày 11/3 có thể do vị trí của Mặt Trăng và các quá trình hoạt tính của Mặt Trời gây ra.

    Ông Tishkov nói: “Có một lý thuyết cho rằng các chu kỳ hoạt động địa chấn của Trái Đất liên quan trực tiếp với hoạt tính của Mặt Trời. Mặt Trời tuôn ra các luồng proton ảnh hưởng đến hoạt động của Trái Đất.

    Vấn đề thứ hai là hiện Mặt Trăng đang ở giai đoạn gần Trái Đất nhất. Điều này gây ảnh hưởng đối với Mặt Trời và có thể ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của hải lưu. Và như vậy, Thái Bình Dương thay đổi chế độ mặc định của thủy triều, có thể ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa, được gọi ’vành đai lửa’ của Thái Bình Dương."

    Theo nhà khoa học này, Mặt Trăng hiện nằm ở vị trí cách Trái Đất khoảng 350.000km. Đây là thời điểm quỹ đạo Mặt Trăng gần nhất trong thập kỷ qua. Đương nhiên, Mặt Trăng đang ở gần như vậy nhất định sẽ tác động mạnh lên thạch quyển của Trái Đất.

    Còn Mặt Trời đang ở giai đoạn hoạt tính cao nhất trong vòng mấy năm qua và vừa qua có đợt phun trào mới gây ra cơn bão từ rất mạnh mà tất cả các cư dân của Trái Đất đều nhận thấy.

    Ông Tishkov nói tiếp: “Mối quan hệ giữa các hiện tượng như vậy có thể không luôn nhất quán, nhưng vẫn tồn tại, được ghi nhận, và thường xuyên thể hiện. Chu kỳ địa chấn và hoạt tính của Mặt Trời có thể trùng với nhau, và trong tương lai gần, khoảng những năm 2011-2015 sẽ là chu kỳ núi lửa hoạt động cao nhất và địa chấn lớn nhất”.

    Trả lờiXóa
  2. http://vitinfo.vn/Muctin/Quocte/LA89665/default.htm

    BIỂN ĐÔNG

    VITINFO xin lược dịch công trình nghiên cứu về an ninh khu vực biển Đông của TS lich sử người Nga, Е.КОБЕЛЕВ, với nhận định "Bắc Kinh sẽ không dừng lại ở các vị trí đã chiếm được trong biển Đông, mà sẽ tìm cách khống chế, bao gồm cả việc kiểm soát quân sự đối với các quần đảo tranh chấp".
    Vào cuối những năm 80 viện nghiên cứu hình thái chính trị và chiến lược vùng châu Á Thái Bình Dương APRnêu ra 4 yếu tố chính gây bất ổn, và có thể làm trầm trọng tình hình trong khu vực như sau:

    o Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan;
    o Quan hệ giữa Bắc và Nam Triều Tiên;
    o Vấn đề hòa giải ở Campuchia;
    o Chủ quyền biển Đông.

    Nếu như xung đột như Campuchia được coi như vấn đề nội bộ và đã được giải quyết như, thì các tranh chấp về chủ quyền của các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xem ra không đơn giản bởi liên quan đến nhiều quốc gia, và nhất là mức độ hiếu chiến của Trung Quốc. Sự kiện chủ quyền biển Đông đang là điểm nóng có thể đưa tới một cục diện chính trị mới cho khu vực.

    Tranh giành ảnh hưởng

    Nếu như sự tranh cãi về chủ quyền quần đảo Hoàng-Sa chỉ liên quan tới Trung Quốc và Việt Nam, thì Trường-Sa lại nằm trong sự tranh cãi của hầu hết các nước ASEAN - Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei cũng như Đài Loan.

    Xét về hình thức thì việc chiến giữ, theo thông báo cuối năm 1994 của viện nghiên cứu Hawaii như sau:

    - Trung Quốc kiểm soát tất cả các đảo Hoàng Sa và có đơn vị đồn trú quân sự của họ trong 8 hoặc 9 đảo san hô Trường Sa;

    - Việt Nam có quân đồn trú trên 21 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Philippines - 8, Malaysia - 3, Đài Loan chiếm 1 đảo nhưng là đảo lớn nhất.

    Đây là sự căng thẳng về chính trị và quân sự do hiện trạng "chồng chéo" bất thường về địa chính trị, chiến lược quân sự, kinh tế, cũng như lợi ích quốc gia và tham vọng về quyền sở hữu tạo ra nguy cơ xung đột cực kỳ nguy hiểm ở Đông Nam Á, đặc trưng bởi rất cao mức độ căng thẳng chính trị và quân sự.

    Tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia, Biển Đông có diện tích 3.447km2, gấp rưỡi Địa Trung Hải. Biển Đông là chiếc cầu nối giữa hai đại dương lớn Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, là mắt xích quan trọng nằm trong tuyến đường biển nối các phần biển phía bắc Thái Bình Dương tới Đông Nam Á để tới Ấn Độ Dương , và sau đó tới châu Phi và châu Âu. Cùng với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, biển Đông có tầm quan trọng chiến lược vô giá.

    Một tính năng quan trọng của Biển Đông là nó rất rộng và nông. Phần thềm lục địa bao gồm khoảng một nửa diện tích trong tổng số 3.447km2 và có tầm quan trọng lớn về kinh tế, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Theo đánh giá Biển Đông có một trữ lượng lớn dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, phốt pho và các khoáng chất khác. Chỉ riêng ở vịnh Bắc Bộ trữ lượng dầu mỏ đã được phát hiện lên đến 0,5 tỷ tấn. Việt Nam đã tiến hành khai thác dầu trên phần thềm lục địa gần thành phố Vũng Tàu (vào cuối năm 1993 sản xuất khoảng 20 triệu tấn). Quần đảo Trường Sa, mà trải dài một chuỗi dài 600 dặm - cũng là một vùng đánh cá phong phú, và, nhiều rạn san hô thậm chí nhỏ mà khi gió mùa biến mất dưới nước, có thể là chìa khóa trong việc thiết lập quyền kiểm soát khu vực này.

    Trả lờiXóa
  3. ------------------------
    SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

    Trong lịch sử, cuộc xung đột trên các đảo của biển Nam Trung Quốc ngay từ đầu và đã đến một mức độ nhất định tiếp tục duy trì các đặc tính của các cuộc đối đầu chủ yếu là giữa Trung Quốc và Việt Nam. Thể hiện chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo và người Trung Quốc và phía Việt Nam trích dẫn các tài liệu lịch sử và liên kết đến các biên niên sử của thời Trung cổ để biện minh cho yêu cầu của mình một cách hợp pháp.

    Từ giữa thế kỷ trước người Pháp thiết lập sự đô hộ trên cõi Đông Dương và tiếp quản quyền quản lý trên đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp đã thiết lập sự kiểm soát trên quần đảo này, đặc biệt là việc xây dựng các trạm khí tượng, cung cấp thông tin thời tiết cho các nước trong khu vực.

    Năm 1946 một phần của quần đảo Hoàng Sa, nơi không có quân đồn trú, bị Trung Hoa Quốc Dân Đảng chiếm; vào năm 1950 các đơn vị của PLA đến thay thế; ngày 15 Tháng Tám 1951 chính phủ Trung Quốc đã chính thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên tất cả các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông.

    Sau năm 1954, quân đội của Việt Nam Cộng Hòa (Sài Gòn) quản lý các đảo do Pháp trao lại. Cho đến năm 1974, các đơn vị đồn trú quân sự ở Trung Quốc và chế độ Sài Gòn cùng tồn tại hòa bình ở khu vực các đảo này.

    Ngày 27/1/1973 Hiệp định Parisvề chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, được ký kết.

    Bắc Kinh có đầy đủ thông tin về lực lượng quân sự của hai miền Việt Nam. Bắc Kinh đã quyết định đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa một cách vội vàng, bởi vì sau khi thống nhất Việt Nam hành động này sẽ gặp khó khăn bởi quân đội Việt Nam sẽ chống trả và đặc biệt là về mặt chính tri.

    Dường như trong chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972, hai bên đã đạt đến một sự hiểu biết về việc phân chia lĩnh vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Chính vì thế, ngày 19/1/1974, một lực lượng lớn hải quân Trung Quốc đã bất ngờ đánh chiếm tất cả các hòn đảo của quần đảo Hoàng Sa, kể cả các hòn đảo do chính quyền Sài Gòn kiểm soát. Hạm đội thứ 7 được lệnh không can thiệp.

    Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (do Hà Nội lập ra) ra tuyên bố "bày tỏ sự quan ngại về vụ việc và khẳng định rằng bất kỳ tranh chấp nào cũng phải được xem xét giữa các bên liên quan trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị, láng giềng tốt và giải quyết thông qua đàm phán"

    Tuyên bố này là phản ứng công khai mạnh mẽ nhất có thể về hành động quân sự tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, đích thân tác giả (tiến sĩ Е.КОБЕЛЕВ) chứng kiến thái độ phẫn nộ của giới lãnh đạo và người dân miền Bắc Việt Nam đối với hành động Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Thể hiện trong tất cả các bài phát biểu của Việt Nam, kể cả trong các cuộc hội thoại với người nước ngoài, một quyết tâm người dân Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận sự mất mát quần đảo Hoàng Sa của mình, và sau khi thống nhất đất nước tiếp tục đấu tranh để giành lại chủ quyền.

    Trong thập kỷ tiếp theo, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc tồi đi, và vào cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã xảy ra. Hà Nội chính thức công khai xác nhận chủ quyền của mình đối với quần đảo tranh chấp. Việt Nam xác nhận chủ quyền trên các hòn đảo thuộc các quần đảo Hoàng Sa là xuất phát từ động cơ toàn vẹn lãnh thổ, trong khi Trung Quốc nhìn nhận Hoàng Sa dưới con mắt chiến lược và lấy đấy làm bàn đạp để khống chế và tấn công Việt Nam.

    Giữa những năm 80, Trung Quốc coi như đã chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam chỉ còn phản ứng lại bằng việc nhắc nhở cộng đồng thế giới rằng Hoàng Sa là "vùng lãnh thổ do tổ tiên của để lại", và cảnh báo rằng sẽ lsuwr dụng mọi biện pháp để khôi phục lại chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa.

    Trọng tâm của cuộc xung đột đã chuyển tới quần đảo Trường Sa.

    Trả lờiXóa
  4. ----------------------
    SƠ LƯỢC LỊCH SỬ (tiếp)

    Trọng tâm của cuộc xung đột đã chuyển tới quần đảo Trường Sa.

    Trong tháng ba năm 1988, có các cuộc đụng độ nghiêm trọng giữa lực lượng hải quân của hai nước trong khu vực quần đảo Trường Sa, trong đó một tàu Việt Nam bị đắm và 77 người thuộc bị chết. Trung Quốc chiếm đóng 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nơi cách xa Trung Quốc tới 1000km về phía nam của đảo Hải Nam.

    Bắc Kinh vẫn tiếp tục chính sách củng cố sự hiện diện của mình tại khu vực tranh chấp. Ngày 25/ 2/1992 Quốc Hội Trung Quốc thông qua "Luật biển lãnh thổ và khu vực lân cận", theo đó Hoàng Sa và Trường Sa "là một phần không thể tách rời của Trung Quốc" và bao gồm trong tỉnh Hải Nam. Vào tháng Năm năm 1992, Bắc Kinh đã ký một hợp đồng với công ty năng lượng Mỹ Krestoun thăm dò khai thác dầu tại nơi chưa quá 250km ngoài khơi bờ biển của Việt Nam. Theo lời chủ tịch của công ty này, Bắc Kinh hứa sẽ bảo đảm việc thực hiện các dự án, thậm chí nếu cần sẽ can thiệp bằng lực lượng hải quân của Trung Quốc. Ngày 04/7/ 1992, hải quân Trung Quốc đã hạ mốc đá đánh dấu lãnh thổ nằm cách 650km về phía đông của vịnh Cam Ranh của Việt Nam.

    Về phần mình, Việt Nam quyết định không chỉ bằng các tuyên bố mà đã tiến hành xây dựng các công tình quân sự quốc phòng và kinh tế trên các đảo thuộc t\quần đảo Trương Sa. Phía Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến viếng thăm đặt hoa và thắp hương tại mộ của các chiến sĩ Việt Nam đã chết trong trận chiến với Trung Quốc.

    Ngày 19 tháng 4 1994 Chính phủ Việt Nam đã ký kết với Mobil Oil, cùng với 3 công ty Nhật Bản, và công ty "Zar-bezhneft" của Nga hợp đồng "Thăng Long" thăm dò khai thác dầu trên thềm lục địa Nam Việt Nam.

    Trong tháng sáu năm 1994, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một nghị quyết phê chuẩn Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, được tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong một bài phát biểu nhân dịp phê chuẩn, Chủ tịch nước Việt Nam Lê Đức Anh, cho biết, Công ước của Liên Hợp Quốc nhằm mục đích trở thành một "cơ sở pháp lý để phát huy quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn."

    Tháng 12 năm 1992 trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Bằng hai bên đã có thông cáo chung về việc "sẵn sàng để giải quyết vấn đề biên giới thông qua biện pháp hòa bình và ý định để kiềm chế không sử dụng vũ lực quân sự." Trong tháng mười năm 1992 và tháng 2 năm 1993, hai vòng tham vấn cấp chuyên gia song phương về vấn đề biên giới, bao gồm cả các vấn đề của các đảo đã được tổ chức.

    Kết quả của những nỗ lực chung đã được ký kết ngày 19 tháng 10 1993 tại Bắc Kinh, các tài liệu về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong đó có biên giới trên bộ, phân chia vịnh Bắc Bộ, và đường phân giới cắm mốc trong biển Đông.liên quan đến quyền sở hữu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Vào cuối năm ngoái, theo báo chí Mỹ, đã có thỏa thuận miệng về việc Bắc Kinh và Hà Nội trì vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong vòng 50 năm, và trong thời gian này, cùng nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phủ nhận thông tin trên, tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam, và sẽ tiếp tục nỗ lực để giải quyết vấn đề chủ quyền thông qua biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.

    Trả lờiXóa
  5. ----------------------
    TÌM KIẾM MỘT LỐI THOÁT

    Việt Nam luôn coi Trung Quốc là yếu tố chi phối khu vực và toàn cầu. Hà Nội coi trọng chiến lược để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Trong những năm gần đây đã có sự hợp tác giữa hai nước, không chỉ trong lĩnh vực thương mại và kinh tế mà còn về cả chính trị,

    Đối với Việt Nam, vấn đề về các hòn đảo đang tranh chấp, một cuộc đụng độ quân sự với Trung Quốc là điều Việt Nam không mong muốn. Thứ nhất, mọi nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa hai nước sẽ bị vô hiệu hóa. Thứ hai, nó sẽ là tai hại, bởi Hà Nội không có một đồng minh quân sự mạnh để cung cấp trang thiết bị quân sự hiện đại.

    Ngược lại đối với Trung Quốc các hoạt động quân sự của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, lặp đi lặp lại khoảng gần như bằng nhau về thời gian, cho thấy họ thực hiện chiến thuật "Tằm ăn lá" từng bước, từng bước, mở rộng ranh giới lãnh thổ biển.

    Có thể là đã có một số tiến bộ trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11 năm 1994, của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hu, trong thông cáo nói rằng tất cả các bất đồng kể cả các tranh chấp về quần đảo Trường Sa, sẽ được giải quyết thông qua thương lượng hòa bình và thân thiện và không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ song phương.

    Tuy nhiên, với Trung Quốc không nên đánh giá quá cao tầm quan trọng của thông cáo chung này.

    Một yếu tố quan trọng là việc, tháng 2/1994, Mỹ đã bãi bỏ các lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam và bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ. Nhiều chuyên gia về Đông Nam Á tin rằng Hà Nội sẽ không bỏ lỡ cơ hội để khuyến kích Mỹ tham gia, dạng này hay dạng khác , vào biển Đông nhằm gây cho áp lực cho Trung Quốc.

    Nhà khoa học người Mỹ M. Valencia và J. Van Dyke ​​cho rằng thái độ của Mỹ có tầm quan trọng rất lớn để dự đoán tương lai phát triển sự kiện biển Đông. Trong điều kiện của Việt Nam, hay thậm chí là ngay cả khi liên minh với khối ASEAN mà không có sự hỗ trợ ngầm của Hoa Kỳ thì Việt Nam cũng sẽ lép về với Trung Quốc.

    Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN (Manila, tháng 7/1992) vạch ra các nguyên tắc cơ bản "tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực" để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

    Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia A. Alatas ủng hộ việc tổ chức một cuộc họp đa phương các nước liên quan về vấn đề Trường Sa. Một học giả người Mỹ về các vấn đề quốc tế K. Ayrinberg trong một cuộc trò chuyện với Tổng thống Philippines vào tháng Tám năm 1994, đề nghị phải đưa vấn đề quần đảo Trường Sa để thảo luận về hợp quốc.

    Theo Giám đốc Viện các vấn đề biển Malaysia B. Hamza, sự phát triển quân đội Trung Quốc và suy giảm khả năng sản xuất dầu trong nước là hai yếu tố chính thúc đẩy Bắc Kinh thực hiện chiến lược biến Biển Đông thành ao nhà. Trung Quốc công bố bản đồ mà theo đó lãnh hải của họ chỉ cách bờ biển các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei chưa quá 30 dặm.

    Về chạy đua vũ trang, chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong khoảng 1987-1992, đã tăng gấp đôi, và vào năm 1993 - tăng 14%. Bắc Kinh chú trọng đặc biệt vào việc tăng cường lực lượng hải quân. Theo tin từ Nhật, vào năm 2050, sức mạnh hải quân của Trung Quốc có đủ khả năng tác chiến xa bờ, bao gồm tàu chiến chở máy bay trực thăng chống tàu ngầm, tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay.

    Như vậy, Bắc Kinh sẽ không dừng lại ở các vị trí đã chiếm được trong biển Đông, mà sẽ tìm cách khống chế, bao gồm cả việc kiểm soát quân sự đối với các quần đảo tranh chấp.

    Những phân tích trên cho thấy tình hình an ninh khu vực biển Đông là cực kỳ bất ổn định và mức độ nguy hiểm cũng như xu thế diễn biến hoàn toàn phụ thuộc vào sự đe dọa đến từ phía Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  6. -----------------------
    BIỂN ĐÔNG - QUAN ĐIỂM CỦA NGA

    http://vitinfo.vn/Muctin/Quocte/LA89661/default.htm

    Nhân sự kiện Trung Quốc 2 lần cắt cáp tàu ngư chính của Việt Nam khiến cho tình hình trên Biển Đông trở nên căng thẳng và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong thời gian gần đây, VITINFO xin giới thiệu ngắn gọn bài của chuyên gia Grigory Lokshnin nói về quan điểm của Nga đối với xung đột trên Biển Đông và các đề xuất giải quyết tận gốc xung đột này.
    Chuyên gia Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, Grigory Lokshnin, người đã tham gia hội nghị chuyên đề khoa học quốc tế diễn ra vào cuối tháng 11/2009 tại Hà Nội mang tên: “Biển Đông – Hòa bình và hợp tác vì sự phát triển trong khu vực”.

    CĂNG THẲNG LEO THANG

    Theo tác giả Grigory Lokshnin, tình hình trên Biển Đông đang lâm vào trạng thái rất nguy hiểm. Một số chuyên gia tham dự chuyên đề khoa học quốc tế tại Hà Nội năm 2009 còn so sánh diễn biến tình hình trong khu vực này với cuộc khủng hoảng Berlin năm 1948, còn Biển Đông được gọi là “Địa Trung Hải tương lai của châu Á” vì sự xung đột lợi ích của cả những quốc gia gần bờ và không gần bờ tại khu vực này. Chính vì sự xung đột lợi ích nên đây dần dần trở thành “điểm nóng” mới của hành tinh. Và thật đáng tiếc, “sức nóng của điểm nóng mới” này lại không ngừng tăng lên.

    Chuyên gia Lokshnin nhận định, tại khu vực này, cuộc chạy đua vũ trang và quân sự hóa những đảo thuộc Biển Đông – những hòn đảo đang trong vòng tranh chấp quyền sở hữu – vẫn đang tiếp tục. Đó là những đảo san hô và đá ngầm, và điều quan trọng nhất là tranh chấp thềm lục địa gần bờ khiến tình trạng va chạm, đầu mối xung đột, có tiềm năng biến thành xung đột và trong điều kiện nhất định có thể sẽ mở rộng hơn về thành phần tham gia và quân số lực lượng tham dự cũng như không gian bao trùm rộng lớn hơn là điều không thể tránh khỏi.

    Vấn đề tranh chấp Biển Đông xuất hiện cách đây không lâu, khoảng 30-40 năm trước. Trong suốt khoảng thời gian từ đó đến nay, không có bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam, Philippines và những quốc gia quan tâm khác thuộc ASEAN, kể cả “sự gia cố” của Trung Quốc vào Công ước của LHQ năm 1982 về luật biển, thậm chí tuyên bố 2002 về những nguyên tắc hoạt động trên Biển Đông – tất cả đều không thể làm dịu bớt tình hình phức tạp tại đây. Diễn biến tình hình tại đây có khi “đóng băng” nhưng lại có lúc “trỗi dậy” cực kỳ nguy hiểm.

    Căng thẳng lại leo thang bắt đầu từ tháng 5/2009, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, là bắt nguồn từ phản ứng của lãnh đạo Trung Quốc đối với đăng ký về ranh giới thềm lục địa của Việt Nam lên Ủy ban Ranh giới Biển của Liên Hợp Quốc.
    -------------------------------

    Trả lờiXóa
  7. ------------------------
    CĂNG THẲNG LEO THANG (tiếp)

    Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề diễn ra ở Hà Nội, Giáo sư đến từ Viện Quan hệ quốc tế của Trường Đại học tổng hợp Côn Minh, Li Jinming viện dẫn rằng, Biển Đông thuộc loại biển bán mở và vì những điều kiện địa chính trị, những quốc gia gần bờ không cần phải tham vọng đạt được ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của đặc khu kinh tế (EEZ). Vì thế, tất cả những đảo được công nhận (không tính những bãi san hô riêng rẽ) đều cần có đặc khu kinh tế rộng 200 hải lý và ranh giới thềm lục địa của mình. Theo ông, điều này khiến các đăng ký ranh giới thềm lục địa của các nước có tham vọng nhìn chung đều không được thỏa mãn, vì thế những đề xuất của các nước chồng chéo lên nhau.

    Tuy nhiên, dự thảo luật đưa những đảo chính thuộc Biển Đông vào diện tích lãnh thổ quốc gia tại các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông đã được thông qua và chúng dần trở thành một biểu tượng dân tộc nào đó và thậm chí trở thành điều kiện nhất định khẳng định tính chính thống của chính quyền, đối với họ những đảo này cần được bảo vệ bằng mọi giá.

    Tất cả những điều trên khiến tình hình ngày càng trở nên không xác định, không rõ ràng, khó giải quyết và không thể lường trước. Và mặc dù tất cả những bên tham gia tranh chấp, theo đánh giá của các nhà khoa học, đều hiểu rất rõ những nguy hiểm và hậu quả tiêu cực nếu sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết xung đột và cố gắng giải quyêt vấn đề bằng chính sách ngoại giao nhưng lịch sử dạy rằng, trong những điều kiện nhất định, người ta thường quên những công ước như trên.

    Chuyên gia Nga đưa ra cách tiếp cận giải quyết xung đột trên Biển Đông chia làm 3 giai đoạn:

    - soạn thảo và thực hiện biện pháp gây dựng lòng tin
    - xây dựng cơ cấu ngoại giao phòng ngừa
    - thỏa thuận và thực hiện các biện pháp giải quyết những xung đột cụ thể.

    Tất cả đều đòi hỏi sự kiên nhẫn thực sự, ý chí chính trị vững vàng và nỗ lực to lớn. Rõ ràng, việc kí Tuyên bố 2002 về hành động của các bên trên Biển Đông đã mất khoảng 10 năm nỗ lực chung của tất cả các nước thành viên ASEAN; còn hội đàm Nga – Trung về vấn đề này cũng kéo dài trong khoảng 30 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phụ thuộc lẫn nhau mà ở đó không ai có mong muốn sử dụng vũ lực.
    --------------------------------

    Trả lờiXóa
  8. -----------------------
    QUAN ĐIỂM CỦA NGA VỀ XUNG ĐỘT BIỂN ĐÔNG (tiếp)

    Chuyên gia Lokshni dánh giá rằng, trong những công trình khoa học công bố tại nhiều quốc gia khác nhau về vấn đề này thì thực tế không có công trình nào nhắc đến những lợi ích, vai trò và quan điểm của Nga trong khu vực tranh chấp.

    Những ý kiến đưa ra tại Hội nghị ở Hà Nội năm 2009 về sự hiện diện những lợi ích sống còn của Nga trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, về quyền của Nga với tư cách là một quốc gia có lãnh hải lớn nhất thế giới và về việc sẵn sàng thực hiện những lợi ích mà không làm tổn hại đến ai đã nhận được sự quan tâm rõ rệt. Bởi lẽ trong lĩnh vực hợp tác, Nga là đối tác chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc cũng như với tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và APEC. Thực tế, Nga quan tâm không ít hơn những quốc gia khác trong việc nhằm ổn định khu vực có giá trị quốc tế bền vững này cũng như Nga quan tâm đến việc đảm bảo tự do hàng hải và giao thương trên biển ở khu vực này. Có cả những lợi ích kinh tế quan trọng của những công ty dầu khí của Nga đã nhiều năm hợp tác thành công với Việt Nam.

    Nga có quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam như là một đối tác chiến lược. Hợp tác chiến lược là hình thức tổ chức hoạt động chung của các quốc gia trong những lĩnh vực cơ bản, có tính đến tương lai lâu dài dựa trên sự công nhận những lợi ích của nhau, tôn trọng và tuân thủ những lợi ích của nhau và hướng tới đạt được những mục đích chung hoặc những mục đích quan trọng sống còn.

    Vì thế, Nga cũng như những quốc gia khác trong khu vực rất quan tâm đến diễn biến tình hình tại Biển Đông.

    Tháng 7/2009, phát biểu trước sinh viên tại trường Đại học tổng hợp Bangkok sau khi kết thúc phiên họp của diễn đàn ARF tại Phuket, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng Nga ủng hộ cấu trúc an ninh bình đẳng và hợp tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương dựa trên những cơ sở tập thể và những nguyên tắc được công nhận và những nguyên tắc về quyền quốc tế và sử dụng đối thoại, thảo luận, hội đàm như là công cụ giải quyết những vấn đề phức tạp. Và khi ấy, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng khẳng định, không ai yêu cầu mỗi nước phải có ưu thế quân sự, củng cố sức mạnh quốc phòng, làm suy yếu an ninh của những quốc gia khác, xây dựng căn cứ quân sự và những liên minh quốc phòng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xây dựng lực lượng hệ thống phòng thủ khu vực có khả năng gây mất cân bằng chiến lược. Theo ông, nên xây dựng cấu trúc thông qua ngoại giao đa phương, phát triển mối liên hệ giữa các tổ chức và các diễn đàn khu vực và điều quan trọng nhất – thông qua sự tin tưởng và tính đến những lợi ích của nhau.
    -------------------------------

    Trả lờiXóa