Tại sao người Nhật ngay cả trong thảm cảnh vẫn bình tĩnh một cách lạ thường? Hệ thống dân phòng được coi là xuất sắc nhất thế giới hoạt động ra sao? Cái gì chứa đằng sau cái gọi là “danh dự Samurai” và người Nhật đào tạo trẻ em theo hướng đó như thế nào?
Dưới đây là lý giải của Phó giáo sư Dmitry Evstafyev, Chủ nhiệm Khoa Quan hệ quốc tế Trường Đại học Quốc gia Xanh Pêtécbua (LB Nga).
Người Nhật lặng thinh nhìn những cơn sóng hung dữ phá tan nhà cửa và xoay tròn xe cộ như chiếc lá cây. Người Nhật úp chậu lên đầu, chạy ra khỏi những căn nhà sắp đổ sụp một cách trật tự. Tất cả những ai không phải là người Nhật coi đây là điều phi thực tế. Từ đâu mà người Nhật có được sức chịu đựng và tính quy củ trong bối cảnh “đất sụt, trời sập”?
Meivaku là gì?
Khái niệm meivaku là một phần của lối sống Nhật. Meivaku có nghĩa là làm phiền những người xung quanh bằng hành vi của mình. Hút thuốc ở nơi công cộng là xấu bởi anh đang gây ra meivaku cho tất cả những ai không có lý do để hít khói độc. Chẳng hay gì việc gây meivaku bằng cách buôn chuyện qua điện thoại trong văn phòng hay trên các phương tiện giao thông, ho và hắt hơi “đình đám”. Ngay cả những đứa trẻ cũng được dạy rằng tiếng khóc ầm ĩ của chúng gây meivaku cho mọi người. Chính đây là nguyên nhân đáng kể dẫn đến hành vi “không bộc lộ sự hoảng loạn ra ngoài mặt”. Người Nhật quá tự trọng và quá tôn trọng người khác nên không cho phép mình để cho cảm xúc sai khiến.
Gần một tuần trôi qua kể từ khi xảy ra trận “siêu động đất” ngày 11/3 nhưng chưa có một bài báo, mẩu tin nào từ Nhật Bản viết về nạn hôi của hay trộm cắp, cướp bóc. Các chuyên gia cho rằng xã hội Nhật được kiến tạo theo kiểu tính trung thực được tôn rất cao.
Người Nhật cũng biết vui sống và không nỡ chối bỏ cảm giác “phê” từ những “giọt cay”. Nhưng “rượu ngon” họ chỉ uống khi có “bạn hiền”, chủ yếu nhâm nhi vào tối thứ Sáu. Điều đáng nói là không ai tự rót cho mình cả - chén của mình để cho bạn rượu rót và ngược lại. Điều này có hàm ý “tôi say hay không là do bạn đấy”. Đây cũng là một cách giáo dục tinh thần trách nhiệm trước mọi việc.
Người Nhật quay phải, người Âu quay trái
Theo ông Dmitry Evstafyev, dĩ nhiên là nhà cửa và kiến trúc của Nhật Bản khác với ở Nga và châu Âu. Mỗi năm tại Nhật xảy ra 1.500 cơn địa chấn, hơn nữa chỉ có 16% lãnh thổ đất nước là thích hợp cho cuộc sống con người. Trên một diện tích hạn hẹp và trong tình trạng từng giây từng phút phải sẵn sàng đối mặt với động đất thì nhà cửa thường “bé như cái kẹo”. Nhiều người Nhật không đủ tiền để mua căn hộ để ở, phần đông vẫn phải thuê nhà.
Tuy nhiên, người Nhật có những quy chuẩn rất nghiêm ngặt về điều kiện vệ sinh – môi trường. Ở Đất nước mặt trời mọc ta có thể uống nước lấy ngay từ vòi. Song, người Nhật đặc biệt tiết kiệm nước. Họ không thả mình vào bồn tắm theo kiểu người Mỹ hay người Âu mà cả nhà xếp hàng để ngâm mà không thay nước nóng. Dĩ nhiên trước đó ai cũng phải tắm vòi hoa sen cho sạch sẽ. Gian bếp thì bé tẹo, chủ yếu dùng bếp ga đôi. Đây là thói quen tiết kiệm mặt bằng, tiết kiệm thiên nhiên và hẳn là tiết kiệm cả tiền.
Hãy hành động như tôi!
Phó giáo sư Dmitry Evstafyev khẳng định rằng cần phải học ở người Nhật ý thức đối phó với thiên tai. Người Nhật đã chờ đợi trận động đất của ngày 11/3 suốt 20 năm nay, chỉ có điều không thể đoán trước ngày, giờ.
Theo cách tích của các nhà nghiên cứu địa chấn Nhật Bản thì cứ khoảng 80 năm lại xảy ra một trận “siêu động đất” ở Đất nước mặt trời mọc. Trận “siêu động đất” năm 1923 ở tỉnh Kanto chỉ kém chút ít về cường độ so với “người em” của nó cách đây gần một tuần. Nó san phẳng hầu như toàn bộ các thành phố Tokio và Iokogama, cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người. Sở dĩ trận thiên tai địa chấn vừa rồi ít gây thiệt hại về người hơn là nhờ nước Nhật thường xuyên chuẩn bị đối phó. Người dân ý thức rất rõ rằng họ đang sống “trên thùng thuốc nổ”.
Trận động đất năm 1923 xảy ra vào giờ trưa, khi nhiều gia đình đang nấu nướng. Vì vậy phần lớn nạn nhân chết là do hỏa hoạn. Bây giờ một trong những nguyên tắc đầu tiên khi bắt đầu cơn địa chấn là tắt bếp, khóa bình ga.
Người Nhật được tập luyện kỹ để đối mặt với thiên tai địa chấn. Các “máy lắc” được chở đến từng trường học để trẻ em chui vào đó và làm quen với tình trạng rung rinh như khi xảy ra động đất. Bởi thế, khi thiên tai xảy ra thì ngay cả học sinh tiểu học cũng không hoảng loạn.
Trong mỗi gia đình người Nhật đều có một chiếc va ly đựng những vật dùng tối cần thiết phòng khi gặp họa. Trong đó có cả những bộ quần áo chuyên dụng được cuộn chặt, gọn như hộp diêm. Hệ thống báo tin động đất và cảnh báo sóng thần hoạt động rất hiệu quả, trong đó có thông qua truyền hình và cả những biển quảng cáo trên đường phố.
Nguồn: Newsland
http://tamnhin.net/Sacmaucuocsong/9472/Giai-ma-su-binh-tinh-lanh-lung-cua-nguoi-Nhat.html
Ngày thứ 6: HOẢNG LOẠN BAO TRÙM
Trả lờiXóaMức phóng xạ tăng cao gây hoảng loạn. Nhiều người tháo chạy khỏi Tokyo trong bối cảnh các diễn biến xấu liên tiếp xảy ra liên quan tới sự cố tại tổ hợp điện hạt nhân Fukushima vốn bị hư hại nặng nề sau động đất và sóng thần.
Các công nhân đã buộc phải ngừng các hoạt động ngăn chặn tan chảy ở nhà máy Fukushima và rút khỏi nơi này vì mức phóng xạ quá cao. Hơn 140.000 dân sống trong bán kính 30km từ nhà máy đã phải sơ tán.
Tâm trạng hoảng loạn đã khiến hàng nghìn người tháo chạy khỏi Nhật Bản, khiến đường sá tắc nghẽn. Nhiều nước đã khuyến cao công dân của mình tại Nhật nhanh chóng sơ tán khỏi những vùng nguy hiểm.
Cơ quan An toàn hạt nhân Pháp đánh giá thảm họa ở Nhật hiện nay tương đương mức 6 trong 7 thang bậc tai nạn hạt nhân quốc tế, và chỉ đứng sau thảm họa Chernobyl năm 1986.
Báo động lan khắp toàn cầu. Tại châu Âu, khoảng 500 trung tâm cấy ghép tủy xương được đặt trong tình trạng sẵn sàng chữa trị cho các nạn nhân từ Nhật. Nhiều nước láng giềng của Nhật Bản như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singpore, Malaysia và Ấn Độ... đã tăng cường các hoạt động kiểm tra nhiễm xạ đối với người và hàng hóa đến từ quốc đảo này.
Trong ngày, một dư chấn mạnh 6 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi Chiba, đông Tokyo, kéo theo nhiều cơn chấn động nữa.
Khủng hoảng hạt nhân làm dấy lên báo động quốc tế và một phần làm lu mờ thảm họa nhân đạo do vụ động đất, sóng thần hôm 11/3 gây ra.
Hàng nghìn người dọc bờ biển phía đông bắc đất nước giàu nhất châu Á này đã thiệt mạng. Hàng triệu người vẫn phải sống qua ngày trong tình trạng mất điện, thiếu lương thực, thiếu nước uống trong khi các bệnh viện khan hiếm thuốc men.
Trong khi đó, nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn vẫn được tiến hành không ngơi nghỉ. Hiện các chuyên gia của Nhật Bản đang triển khai các robot có bánh xe và khả năng trườn bò giống rắn để hỗ trợ công tác tìm kiếm nạn nhân. Hy vọng, với sự hỗ trợ của thiết bị tinh vi này, lực lượng cứu hộ ở Nhật có thể xác định được vị trí của những người còn sống bị mắc kẹt một cách nhanh nhất.
Theo thống kê mới nhất cảnh sát, ít nhất 3.373 người chết, 6.746 người mất tích và 1.897 người bị thương sau thảm họa kép hôm 11/3. Đài Truyền hình NHK đưa tin, 450.000 người đang trú trong các nơi tạm tại các vùng bị ảnh hưởng.
Chỉ trong vài ngày, Nhật Bản đã biến từ một trong những nước sung túc nhất thế giới thành nước khốn cùng nhất.
http://www.vietnamnet.vn/vn/quoc-te/12745/nhat-ban-ngay-thu-6--hoang-loan-bao-trum.html
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaMỹ: Phóng xạ tại lò phản ứng của Nhật cực kỳ cao
Trả lờiXóa(VTC News) - AFP dẫn nguồn tin của hãng này từ Washington cho biết hiện nước tại bể chứa của lò hạt nhân số 4 tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima đã không còn dẫn đến việc cấp độ phóng xạ tại nhà máy này đang ở mức rất cao.
Đây là khẳng định của chủ tịch Ủy ban giám sát hạt nhân Mỹ - ông Gregory Jaczko. Quan chức này cho hay vào lúc xảy ra sự cố động đất có 3 lò phản ứng đang hoạt động.
Chuyên gia này cho hay vụ nổ xảy ra cách đây nhiều ngày nhưng các tác động nguy hiểm vẫn gây mối lo ngại cho đến bây giờ.
Ông Gregory Jaczko cho hay nếu Mỹ phải đối mặt với một sự cố tương tự như vậy nước này sẽ tiến hành di tản công dân ra xa hơn bán kính 20 km như nhà chức trách Nhật Bản đang áp dụng hiện nay. Khoảng cách cần thiết đối với việc di tản dân xung quanh nhà máy Fukushima No 1 (theo Mỹ) là 80 km.
Chính vì lẽ đó mà nhà chức trách Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi công dân của mình tại Nhật Bản phải tránh xa khu vực nhà máy Fukushima trong vòng bán kính 80 km.
http://www.vtc.vn/311-280284/quoc-te/my-phong-xa-tai-lo-phan-ung-cua-nhat-cuc-ky-cao.htm
Mỹ báo động mức độ căng thẳng, IAEA cảnh báo “rất nghiêm trọng”
Trả lờiXóa(Dân trí) - Các thanh nhiên liệu ở lò phản ứng số 4 nhà máy điện Fukushima 1 đã lộ ra, khiến lượng phóng xạ thoát ra ngoài “cực cao”- các quan chức Mỹ nói, trong khi người đứng đầu cơ quan nguyên tử LHQ xác nhận tình hình ở Fukushima I “rất nghiêm trọng”.
http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/dantri.com.vn/My-bao-dong-muc-do-cang-thang-IAEA-canh-bao-rat-nghiem-trong/5885277.epi
Những giải pháp tuyệt vọng chăng !
Trả lờiXóaLỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NHẬT BẢN
Trả lờiXóaMối quan hệ đối nghịch với truyền thống, được biểu hiện trong việc phản bác, thậm chí đôi khi còn từ bỏ hoàn toàn nó, chẳng hạn cho nó là già cỗi hết mức và không còn dùng được nữa trong điều kiện mới. Đồng thời ta còn thấy sự biểu hiện của việc lý tưởng hóa mạnh mẽ các giá trị và thể chế phương Tây. Quan điểm như vậy được thể hiện rõ nét ở các đại biểu của Iohaku - trường phái Nhật bản về "khoa học phương Tây". Một trong những nhà sáng lập ra trào lưu này là Yamahata Banto (1746 - 1821), ông kiên trì thuyết phục đồng bào mình rằng: "Không còn ghi ngờ gì nữa về tài nghệ của phương Tây, cần phải học theo nó và tin vào nó một cách nồng nhiệt". Bởi vì trong nhận thức về bản chất và hiểu biết các quá trình diễn ra trên thế giới, thì "khoa học phương Tây" là tin cậy nhất do nó biết dựa vào thực nghiệm".
Ngược lại với trường phái trên là Kokuhaku - tên gọi của trường phái khoa học dân tộc, mà người đi tiên phong là nhà tư tưởng Hirata Axutane (1776 - 1843). Các nha hiện đại hóa Nhật bản đưa ra khẩu hiệu "Đạo đức phương Đông, kỹ thuật phương Tây", hoặc "Chúng ta sẽ dùng khoa học kỹ thuật của họ, còn đạo đức và lòng trung thành thì chúng ta có sẵn".