Giáp: có cuối ắt có đầu

        乾元用九,乃見 天 則, 天下治也 。

        Kiền nguyên dụng cửu, nãi kiến thiên-tắc, thiên-hạ trị dã.

      Trong Đạo Càn Khôn mà biết dùng hào dương, thì thấy được phép tắc của trời, thời bình trị được thiên hạ.

        Dịch viết: "Trời 1 đất 2, trời 3 đất 4, trời 5 đất 6, trời 7 đất 8, trời 9 đất 10"

        Tiêu Lâm trực nhật - Tiêu Diên Thọ nói: "Giáp 1 Ất 2, Giáp 3 Đinh 4, Giáp 5 Kỷ 6, Giáp 7 Tân 8, Giáp 9 Quý 10".

        Họ Tiêu lại nói: "Ất 1 Giáp 2, Ất 3 Bính 4, Ất 5 Mậu 6, Ất 7 Canh 8, Ất 9 Nhâm 10"

        Dịch - quẻ Lâm - Lời quẻ nói: "Chí vu bát nguyệt hữu hung".

        Ngài Tiêu Diên Thọ bảo rằng: từ cung Hợi - Tý - Sửu - Dần, quái Khôn đi ra mà làm chủ bên ngoài. Từ cung Tị - Ngọ - Mùi - Thân, thì quái Càn làm chủ bên ngoài. Cung Mão - Tuất hai quái Chấn - Cấn làm chủ bên ngoài. Cung Thìn - Dậu thì quái Đoài làm chủ cung Thìn ở bên ngoài - quái Tốn làm chủ cung Dậu ở bên ngoài.
        Cha thì làm chủ 4 cung bên ngoài, Mẹ cũng làm chủ 4 cung bên ngoài, con cả và con út, mỗi đứa đều được làm chủ một cung, vậy còn hai con Khảm Ly thì giao cho chúng làm chủ cung nào đây ? Nay Dịch lại viết: "chí vu bát nguyệt hữu hung" là nghĩa làm sao ?
       Hào Sơ quẻ Càn thì "tiềm" thì "ẩn", hào Tứ quẻ Khôn thì "thắt" thì "khóa".  Học trò Kinh Phòng hỏi thầy Tiêu Diên Thọ: "Vây thì Lục hư theo với Lục Giáp như thế nào ?"
       Thầy Tiêu Diên Thọ giảng rằng: "Lấy Sơ - Tứ định lệ cho Lục tử mà ứng Lục hư. Theo đó thì Giáp Tý - Giáp Ngọ phối Sơ - Tứ hai quẻ Chấn - Tốn, Giáp Thìn - Giáp Tuất phối Sơ - Tứ hai quẻ Khảm - Ly. Giáp Thân - Giáp Dần phối Sơ - Tứ hai quẻ Cấn - Đoài".

        Kinh Phòng sáng ý về lời giảng của Thầy, quẻ Càn làm chủ 4 cung ở ngoài, tới cung Ngọ thì phối với quẻ Tốn bên trong mà được quẻ Thiên Phong Cấu. Dịch lại nói: "Chí vu bát nguyệt hữu hung", có nghĩa rằng, từ cung Ngọ khởi can Giáp, tới cung Sửu là cung thứ 8, thì ứng với can Tân, theo Đất mà phối được Tân Sửu. Cho nên, Kinh thị dịch truyện - Kinh Phòng nói: "Sửu Ngọ hại, Tân phối Tốn cung". 

        Kinh Phòng tự vấn rằng: "Chí của ta mà không theo, thì điềm hung họa như Dịch nói, liệu rằng 8 tháng nữa vẫn đến chăng ?"

        Nay ta theo để khảo tập vậy.

4 nhận xét:

  1. - Thiên kỳ: GIÁP - MẬU -CANH

    - Địa kỳ: ẤT - BÍNH - ĐINH

    - Nhân kỳ: TÂN - NHÂM - QUÝ

    Trả lờiXóa
  2. Toàn bộ cấu trúc từ Kinh dịch cho tới tất cả các môn, đều tuân thủ theo Hà đồ và Lạc thư, đặc biệt Kỳ Môn Độn Giáp lại lấy số trong Lạc thư để lập thuyết. Tam kỳ - Lục nghi là cái máy vận hành của Trời Đất, đây là định lệ của Tam thức. Giáp - Mậu là cửa của Trời, Ất - Kỷ là cửa của Đất, một mở một đóng, trên dưới giao tiếp với nhau. Biết được cửa của Trời đang mở ở đâu để mà xu cát tị hung, biết được cửa của Đất đang mở ở đâu để mà nắm chắc được thời cơ mà dụng sự nên chăng thư hùng, không có Ứng thì không thể tiến, khi được "Ngôi" thì có thể ở.

    Cho nên, Huyền không Lục pháp căn cứ vào có được "Ngôi" hay không để lập thuyết, để trăm họ có được nơi cư trú mà "ở". Khi ta lấy thuyết Kỳ Môn Độn Giáp để khảo chứng, thì có những vùng miền trên trái đất, trước là đầm hồ mang đủ sinh khí sự sống, thì nay trở thành sa mạc, đó cũng là do Thiên kỳ và Địa kỳ tới kỳ hạn mà gây nên như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. -----------------------
    "Lãi Hải Tập" nói: "Thuyết về Nạp Giáp, từ Giáp là 1 đến Nhâm là số 9, đó là số Dương bắt đầu và cuối hết vậy, vì vậy quay về Càn, Dịch thuận số vậy. Để nạp thiên can thì can dương nạp vào quẻ dương, nên ta lấy các Can dương trước: Giáp là 1, Bính là 3, Mậu là 5, Canh là 7 và Nhâm là 9 "số lẻ là dương" , quy tắc là dương thì theo chiều thuận nên ta thấy quả Càn nạp Giáp có Giáp ở nội quái là khởi đấu và Nhâm ở ngoại quái là kết thúc.

    Tương tự với can âm:

    Ất là số 2 đến Quý là số 10, số Âm bắt đầu và hết ở đó, vì vậy quay về Khôn, Dịch nghịch số vậy. Can Âm làm theo chiều nghịch.

    Càn nhất sách, một lần tìm mà được nam là Chấn; Khôn nhất sách, một lần tìm mà được nữ là Tốn (1),
    cái nhất sách này hiểu là nó ở hào đầu tiên của quẻ: Càn toàn hào dương nên "nhất sách" thì chỉ có một hào dương ở hào đầu. Tái Sách lần nữa thì hào dương ở hào thứ hai và cũng chỉ có một hào thôi, thê ta mới có Càn --> Chấn--> Khảm --> Cấn sau 3 lần "sách"
    vì vậy Canh nhập Chấn, Tân nhập Tốn. Càn lại sách tìm lần nữa, mà được nam là Khảm .Khôn, lại sách tìm lần nữa mà được nữ Ly, vì vậy Mậu quy về Khảm, Kỷ xu theo Ly. Càn sách tìm lần thứ 3 mà được nam là Cấn; Khôn sách tìm lần thứ 3 mà được nữ là Đoài, vì vậy Bính theo Cấn, Đinh theo Đoài.

    Chú ý chiều thuận là chiều ngược chiều kim đồng hồ

    Dương sinh ở Bắc mà thành ở Nam, vì vậy Càn bắt đầu ở Giáp Tí mà kết thúc ở Nhâm Ngọ. Âm sinh ở Nam mà thành ở Bắc, vì vậy Khôn bắt đầu ở Mùi mà kết thúc ở Quý Sửu. Chấn Tốn sách tìm một lần (từ Càn Khôn), vì vậy Canh Tân bắt đầu ở Tí Sửu (tức là Chân bắt đầu ở Canh Tí, Tốn bắt đầu ở bắt đầu ở Tân Sửu). Khảm Ly sách tìm lần nữa (lần thứ 2 từ Càn Khôn), vì vậy Mậu Kỷ bắt đầu ở Dần Mão (tức là Khảm bắt đầu ở Mậu Dần, Ly bắt đầu ở Kỷ Mão). Cấn Đoai ba lần sách tìm (từ Càn Khôn), vì vậy Bính Đinh bắt đầu ở Thìn Tỵ (tức là Cấn bắt đầu ở Thìn là Bính Thìn, Đoài bắt đầu ở Tỵ là Đinh Tỵ".
    =========================

    Trả lờiXóa
  4. -----------------------
    "Khảo Nguyên" nói rằng: "Đó là phương Pháp lấy sáu hào cúa Bát Quái phân ra mà nạp với lục thời của Địa Chi. Hễ Càn tại nội, thì Giáp nạp với chi Tí Dần Thìn. Tức là sơ Giáp Tí, nhị Giáp Dần, tam Giáp Thìn. Tại ngoại thì là Nhâm, nạp với chi Ngọ Thân Tuất, tức là tứ là Nhâm Ngọ, ngũ là Nhâm Thân, thượng là Nhâm Tuất. Hễ Khôn tại nội quái thì Ất nạp với chi Mùi Tỵ Mão, tức là sơ là Ất Mùi, nhị là Ất Tỵ, tam là Ất Mão. Tại ngoại thì là Quý, nạp Sửu Hợi Dậu, tức là tứ là Quý Sửu, ngũ là Quý Hợi, thượng là Quý Dậu. Bởi vì là Càn Khôn đều nạp với hai Can cho nên phân ra làm nội ngoại hai quái. Ngoài ra sáu quẻ, chỉ nạp một Can, dựa vào thứ tự phối với nhau với chỗ nạp lục thời có thể được.

    Phương pháp cúa Bát Quái nạp với Địa Chi, là Chi Dương đều thuận hành, Chi Âm đều nghịch chuyển. Bát Quái dựa vào chỗ thứ tự của Âm Dương, chỗ nạp Địa Chi đều lệch nhau một ngôi vi. Chỉ có chỗ nạp của Chấn với Càn là giống nhau, đại khái ý tứ là trưởng tử thừa tiếp thể của cha. Khôn không khởi ở Sửu mà khởi ở Mùi, đặc biệt cùng với Lạc Thư số ngẫu khởi ở Mùi. Ở đồ hình hậu thiên, Khôn đóng ở Tây Nam, nhạc luật Lâm Chung là địa, thống nhất mà ứng với khí của tháng Mùi, hợp nhau. Tại chỗ có ở trong thuật số, chỉ có Nạp Giáp hết sức gần với lý lẽ. Nay 'Hỏa Châu Lâm' chiêm quẻ, chỗ dùng đúng chính là loại phương pháp này".

    (Chú Ý: Bát Quái cũng có phân Âm Dương. Dương Quái là Càn Khảm Cấn Chấn; Âm Quái là Tốn Ly Khôn Đoài. Ý nói "Dương thuận Âm nghịch và lệch nhau một vị", tức như quẻ Càn khởi đầu là Tí Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tuất là hết 6 hào Dương; Khảm khởi đầu là Dần Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tí hết 6 hào Dương; Cấn khởi đầu là Thìn Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Dần là hết 6 hào Dương. Riêng Chấn và Càn khởi giống nhau nên ở đây không lập lại nữa. Âm Quẻ chuyển nghịch, như quẻ Tốn khởi đầu là Sửu Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Mão là hết 6 hào Âm; Ly khởi đầu là Mão Âm Chi chuyển nghịch đến Tỵ là hết 6 hào Âm; Khôn khởi đầu là Mùi Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Dậu là hết 6 hào Âm; Đoài khởi đầu là Tỵ Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Mùi là hết 6 hào Âm).
    ============================

    Trả lờiXóa