Tại sao ý thức có liên hệ mật thiết với ngôn ngữ ?

Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu, mà nhờ đó con người giao tiếp với nhau, tiến hành nhận thức thế giới và tự nhận thức, bảo quản và truyền đạt thông tin, điều khiển hành vi của nhau.
Trong ngôn ngữ, có thể tách biệt hệ thống ký hiệu tự nhiên (ngữ điệu, động tác của cơ thể con người: bộ dạng, cử chỉ, điệu mặt) và hệ thống ký hiệu nhân tạo (ngôn ngữ toán học, ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ âm nhạc, ký hiệu đường sắt, v,v...)
Ngôn ngữ là một thành tố chủ yếu trong hoạt động của xã hội, nó hoàn thành vô số chức năng trong xã hội:
- Danh sách: khả năng của ngôn ngữ biểu thị, biểu tượng thế giới các sự vật và các quá trình
- Nhận thức; tham gia vào quá trình nhận thức
- Giao tiếp: tham gia vào quá trình giao tiếp của con người, v,v...

Ý thức và ngôn ngữ có liên hệ mật thiết với nhau. Chỉ cần chỉ ra một thực tế là, đứa trẻ thông báo cho những người xung quanh biết rằng, nó đã đạt tới trình độ cái "Tôi" có tự ý thức nhờ danh từ "cái Tôi", là cũng đủ. Mối liên hệ của ý thức và ngôn ngữ còn thể hiện ở chỗ, sự xuất hiện của ý thức cá nhân, chỉ là có thể, nếu con người tham gia vào thế giới ngôn ngữ và trước hết là ngôn ngữ nói. Chính trong sự giao tiếp bằng ngôn ngữ nói với người lớn, đứa trẻ bắt đầu nói về cái "Tôi" của mình, tự phát nắm bắt logic tư duy được mã hóa trong các câu nói. Tiếng mẹ đẻ hình thành một cách tự phát ở con người, sự cảm nhận nhịp điệu, âm điệu, cũng như nhiều đặc điểm khác về tâm hồn và trí tuệ của nó. Nếu tính rằng, sự hình thành ý thức của cá nhân bắt đầu từ thời thơ ấu, thì chúng ta sẽ hiểu vai trò to lớn của không gian ngôn ngữ mà đứa trẻ sống ở trong đó.

Để ý thức con người trở thành cái tồn tại đối với người khác, để họ hiểu biết về nội dung của nó, thì cần phải biểu thị nó ra bên ngoài, tức là khách quan hóa nó, ngờ ngôn ngữ, không nhất thiết phải là ngôn ngữ nói. Thí dụ: có thể truyền đạt cảm giác vui mừng, thán phục, đau khổ, v.v ... bằng sự biểu thị đặc biệt của bộ mặt, mắt, bằng ngôn ngữ âm nhạc, nhảy múa.

Nội dung của ý thức và nói chung là của thế giới tinh thần của con người càng phong phú hơn bao nhiêu, thì chính con người càng cần ký hiệu ngôn ngữ hơn bấy nhiêu, để truyền đạt nó và ngược lại. Thí dụ, trong "Mười hai chiếc ghế" của Alfa và Petror, thì Ellochka chỉ cần 12 từ để biểu thị thái độ của cá nhân mình đối với bất kỳ hiện tượng và hành vi nào. "Hiệu ứng Ellochka" có mặt cả khi chiếm ưu thế trong ngôn ngữ của con người, là tiếng lóng đặc trưng cho một nhóm xã hội khép kín nào đó. Có tiếng lóng hoc sinh, tiếng lóng sinh viên, tiếng lóng nghề nghiệp, tiếng lóng hình sự, v.v...

Mỗi nền văn hóa đều xây dựng một tổ hợp từ ngữ xác định của mình, nhờ vào đó mà ý thức của các đại diện của nó , bộc lộ mình ra bên ngoài. Số lượng từ ngữ biểu thị nội dung logic - đối tượng và nội dung cảm tính - tình cảm của ý thức, có tỷ lệ khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau. Ví như, các ngôn ngữ châu Âu chủ yếu là ngôn ngữ "danh cách", có nghĩa là chủ yếu được làm cho thích nghi để gọi tên các đối tượng và thuộc tính của chúng. Người châu Âu dùng ngôn ngữ để ghi nhận sự định hướng của mình vào quan hệ duy ly với thế giới.

Ngôn ngữ cũng theo với dòng lịch sử, những chuyển biến lớn đang diễn ra. Nhiều từ thông dụng, như "tình yêu", "lương tâm", "chính nghĩa", v.v... bị loại bỏ và thay thế bằng các từ khác "tình dục", "nghiệt ngã", "thành đạt", v.v... Những thay đổi này có báo hiệu điều gì chăng ??? Sự biến đổi ngôn ngữ là quá trình song phương: một mặt nó phản ánh những chuyển biến diễn ra trong ý thức con người, mặt khác - nó góp phần tiếp tục cải biến ý thức.

Vậy thì, làm thế nào để giữ lại được, một trong những điều kiện quan trọng nhất cho sự đồng nhất văn hóa của mình ? Vì rằng, chỉ có loài người, mới có khả năng tạo ra hệ thống ngôn ngữ ký hiệu nhân tạo, đó là ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ toán học, v.v...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét