TỨ THƯ - LUẬN NGỮ



LUẬN NGỮ


Trong kho trí tuệ mà Khổng Tử cống hiến cho nhân loại, phải kể đến Luận Ngữ, với nguyên nghĩa sách Luận Ngữ là bàn về lời nói. Sau khi Khổng Tử mất
, các học trò của ông cùng nhau chép lại và bàn luận lời của Thầy, khi trả lời học trò hỏi đáp lẫn nhau, để hiểu cho đúng, hiểu được rõ lời dạy của Thầy.

Luận Ngữ đi sâu lý giải mọi vấn đề chính trị, xã hội, luân lý, đạo đức, ... một cách sâu rộng và uyên thâm. Nội dung của Luận Ngữ trong mọi phương diện học tập, giáo dục, xử thế và trị nước an dân. Lời văn trong Luận Ngữ trong sáng, cô đọng thành những danh ngôn bất hủ, nên được tiếp thu và có được sự ảnh hưởng lớn rộng rãi, cho tới nay vẫn không mất đi giá trị chân thực.

Khổng Tử cho rằng người ta phải tu thân, tề gia, sau mới nói đến trị quốc bình thiên hạ được.

Trong việc tu thân, tề gia, người ta phải tu dưỡng rèn luyện "nội tâm", để đạt được nguyên tắc đạo đức tối cao, bao gồm những đức như: trung, thứ, hiếu, đễ, cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Đây mà nhân cách tiêu chuẩn do Khổng Tử xây dựng nên, một khuôn mẫu cơ bản, được xã hội cổ đại chấp nhận và tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử. Để đạt được theo tiêu chuẩn khuôn mẫu, cũng có nghĩa là đã xác lập được nhân cách tiêu chuẩn là người "quân tử". Khi ấy, con người ta sẽ biết coi trọng luân thường đạo lý, biết sống có trách nhiệm, biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, tránh xa được chủ nghĩa cá nhân làm sa đọa con người và xã hội.

Trong việc trị quốc, bình thiên hạ, người cầm quyền phải tu thân tề gia, rồi mới thi hành đức trị theo lễ giáo, từ đó mà cảm hóa dân chúng, khiến cho dân chúng phục tùng sự cai trị của mình. Cương lĩnh được chú trọng nhất đó là "lễ", có nghĩa là trật tự trong trị nước. Khổng Tử đã định ra thuyết "chính danh", với yêu cầu: " vua trọn đạo làm vua, tôi trọn đạo làm tôi, cha trọn đạo làm cha, con trọn đạo làm con ", coi chính danh là biện pháp lớn để trị nước. Một tư tưởng lớn khác của Khổng Tử là " không lo của cải ít, chỉ lo phân phối không đều ; không lo dân không đông, mà chỉ lo lòng dân không yên ", để từ đây mà xây dựng nên thế giới "đại đồng".

Gắn kết lời dạy của thánh nhân với cuộc sống hông nay, ta tìm thấy giá trị đích thực đối với bản thân, trong xu thế toàn cầu hóa đang tràn lan. Ta sẽ hiểu thấu đáo hơn nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc, trên cơ sở tiếp thu uyển chuyển, linh hoạt, có chọn lọc những tinh hoa tư tưởng Khổng Mạnh, để rồi từ đó hình thành những định hướng cho chặng đường phát triển tiếp theo.

9 nhận xét:

  1. -------------------------
    Luận Ngữ 論語:

    Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo
    君子有勇而無義為亂, 小人有勇而無義為盜 (Dương Hóa 陽貨)

    Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.

    Luận Ngữ 論語:

    Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?
    君子質而已矣, 何以文為 (Nhan Uyên 顏淵)

    Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?

    ===========================

    Trả lờiXóa
  2. ------------------------
    Luận Ngữ 論語:

    Lễ chi dụng, hòa vi quý
    禮之用, 和為貴 (Học nhi 學而)

    Công dụng của lễ nghi, hòa là quý.

    ============================

    Trả lờiXóa
  3. ---------------------
    Luận Ngữ 論語:

    Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chánh yên, khả vị hiếu học dã dĩ

    君子食無求飽, 居無求安, 敏於事而慎於言, 就有道而正焉, 可謂好學也已 (Học nhi 學而)

    Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để sửa mình, như vậy có thể gọi là người ham học.

    ========================
    Luận Ngữ 論語:

    Tất dã chánh danh hồ 必也正名乎 (Tử Lộ 子路)

    Hẳn là phải biện rõ danh nghĩa.

    ========================
    七情 thất tình

    Bảy thứ tình cảm gồm: hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục 喜, 怒, 哀, 懼, 愛, 惡, 欲 mừng, giận, buồn, sợ, thương, ghét, muốn.

    Theo kinh Lễ của Nho giáo, thất tình gồm: hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn).

    Theo Dưỡng Chân Tập, thất tình gồm: hỉ, nộ, ai, lạc, ưu, khủng, kinh (mừng, giận, buồn, vui, lo, sợ, hoảng sợ).

    ========================

    Trả lờiXóa
  4. -------------------------
    Nhan Uyên 顏淵

    Khắc kỉ phục lễ vi nhân
    克己復禮為仁
    Kiềm chế được chính mình (tư dục) mà trở về lễ (đạo lý) là đạt được đức Nhân.

    Tử sanh hữu mệnh, phú quý tại thiên
    死生有命, 富貴在天
    (Sự) sống chết có số, phú quý do trời.

    =============================

    Trả lờiXóa
  5. -----------------------
    論語 - 衛靈公
    Luận Ngữ - Vệ Linh Công

    君子固窮, 小人窮斯濫矣
    Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hĩ

    Người quân tử có khi cùng khốn thì cố giữ tư cách của mình, kẻ tiểu nhân khốn cùng thì phóng túng làm càn.

    ===========================

    Trả lờiXóa
  6. ---------------------
    世 = thế: Ba mươi năm là một thế.

    論語 - 子路:
    Luận Ngữ - Tử Lộ:

    如有王者, 必世而後仁
    Như hữu vương giả, tất thế nhi hậu nhân.

    Như có bậc thánh nhân làm thiên tử, phải mất một đời (30 năm) thì mọi người mới có nhân đạo.

    ==============================

    Trả lờiXóa
  7. --------------------------
    Quản Tử 管子 - Tâm thuật thượng 心術上

    物固有形, 形固有名
    Vật cố hữu hình, hình cố hữu danh.
    Vật thì có hình, hình thì có tên gọi.

    ------------------------------
    Danh gia 名家, một môn phái trong chín phái ngày xưa, chủ trương biện biệt, suy luận căn cứ trên danh 名: tên gọi.

    =============================

    Trả lờiXóa
  8. -------------------
    Luận Ngữ 論語 - Vệ Linh Công 衛靈公:

    君子求諸己, 小人求諸人
    Quân tử cầu chư kỉ, tiểu nhân cầu chư nhân.
    Người quân tử trách ở mình, kẻ tiểu nhân trách ở người.

    --------------------
    Luận Ngữ 論語 - Tử Hãn 子罕

    不忮不求, 何用不臧
    Bất kĩ bất cầu, hà dụng bất tang
    Chẳng ganh ghét chẳng tham lam, làm việc gì mà chẳng tốt đẹp.

    --------------------
    同聲相應, 同氣相求
    Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
    Cùng tiếng thì ứng hợp với nhau, cùng khí chất thì dẫn đến nhau.

    ============================

    Trả lờiXóa
  9. ---------------------
    論語 - 陽貨
    Luận Ngữ - Dương Hóa

    性相近也, 習相遠也
    Tính tương cận dã, tập tương viễn dã.

    Bản tính con người gần giống nhau, do tiêm nhiễm thói quen bên ngoài mới khác xa nhau.

    ===============================

    Trả lờiXóa