LUẬN NGỮ - Chương 5 - CÔNG DÃ TRÀNG - Tiết 9 - 10

LUẬN NGỮ

Chương 5
CÔNG DÃ TRÀNG

Tiết 9:

Khổng Tử nói với Tử Cống: " Thử so sánh ngươi với Nhan Hồi, ai giỏi hơn ? "
Tử Cống thưa: " Con làm sao dám so sánh với Nhan Hồi. Nhan Hồi nghe một việc có thể suy ra mười việc; còn con nghe một việc chỉ có thể suy ra hai việc mà thôi ".
Khổng Tử nói: "Không bằng thật ! Ta xem ngươi đúng là không bằng Nhan Hồi ".

Lời bình:

Tiết này thể hiện tử tưởng giáo dục của Khổng Tử. Tử Cống và Nhan Hồi là hai học trò của Khổng Tử. Nha Hồi học một biết mười, Tử Cống học một biết hai.

Thế giới rộng lớn bao la vạn tượng, đủ các loại sự lý phức tạp đan xen. Nhưng, mỗi sự vật đều có mối liên hệ phổ biến với sự vật khác, nghĩa là mỗi sự vật vừa có tính đặc thù của mình, vừa có tính chung. Nắm bắt được tính chung của sự vật, thì nghe một biết hai, thậm chí nghe một biết mười, từ một sự vật có thể suy ra mười sự vật khác.

Đây là phép biện chứng của nhận thức luận.

Ngày thường, Tử Cống so sánh mình với Nhan Hồi và biết mình không bằng Nhan Hồi, nên nói như vậy. Khổng Tử đánh giá Tử Cống tự biết mình không bằng Nhan Hồi là thái độ rất nghiêm túc, thật đáng tôn trọng.

Tiết 10:

Tể Dữ ngủ ban ngày. Khổng Tử nói: " Gỗ mục không có cách gì đẽo thành công cụ. Giống như bức tường bằng đất nhỏ, xấu xí thì không bao giờ quét vôi cho mới được. Đối với con người như Tể Dữ, ta trách cứ mà làm gì ? ".
Tiếp đó, Khổng Tử nói thêm: " Khi trước, ta chỉ nghe nói người khác thì tin vào việc làm. Nhưng nay, ta nghe người khác nói rồi còn phải quan sát việc làm nữa. Chính vì Tể Dữ ngủ ban ngày, mà ta thay đổi cách nhìn nhận như vậy.

Lời bình:

Tể Dữ nói hay, nhưng việc làm không đúng như lời đã nói. Khổng Tử dạy học trò phải học tập không mệt mỏi, thế mà Tể Dữ dám ngủ ngày.
Từ sự kiện này, Khổng Tử tự sửa chữa sai lầm, thay đổi cách thức nhìn nhận đánh giá con người, từ "nghe người khác nói mà tin việc làm ", sang " nghe người khác nói còn phải xem việc làm ".
Quan sát một con người, không nên chỉ nghe người ta nói, mà phải quan sát hành vi của người ấy như thế nào. Không những nghe người ta nói như thế nào, mà phải xem người ta hành động ra sao.
Đây là kết luận của Khổng Tử.


1 nhận xét:

  1. Tiết 15:

    Tử Cống hỏi: " Khổng Văn Tử vì duyên cớ gì mà được đặt tên thụy là Văn ? "
    Khổng Tử nói: " Ông ta thông minh lại ham học, không cho là nhục khi phải hỏi người dưới mình. Cho nên, đặt tên thụy là Văn ".

    Lời bình:

    Phàm người thông minh thì ít chựu học ở người khác. Phàm người ở địa vị cao thì không bao giờ hỏi người ở địa vị dưới. Khổng Văn Tử thì khác hẳn, chẳng những tư chất thông minh mà còn chựu khó học tập, hơn nữa dám bỏ vẻ quan cách cao sang mà khiêm tốn học hỏi mọi người, kể cả người không bằng mình. Phẩm đức này trở thành tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
    Cho nên, mẫn cán, ham học, không xấu hổ khi hỏi người cấp dưới, đã trở thành điều kiện tất yếu cho sự nghiệp thành công.

    Trả lờiXóa