ĐẠI HỌC
Chương 1
THÁNH KINH
Tiết 1:
Đạo học lớn, cốt để phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con người. Đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ thay mới; bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất.
Có hiểu được phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất, thì mới kiên định chí hướng.
Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh.
Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định.
Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn.
Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng.
Vạn vật đều có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau, tức là đã tiếp cận với nguyên tắc của Đạo rồi vậy.
Tiết 2:
Thời cổ đại, phàm những Thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ, trước hết phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình.
Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn gia đình, gia tộc của mình.
Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc của mình, trước hết phải tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình.
Muốn tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình, trước hết phải làm cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính. Muốn cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính, trước hết phải có ý nghĩ thành thật. Muốn có ý nghĩ thành thật, trước hết phải có nhận thức đúng đắn. Mà con đường nhận thức đúng đắn, chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lý của sự vật.
Tiết 3:
Có lĩnh hội được nguyên lý của sự vật, nhận thức mới đúng đắn, ý nghĩ mới thành thực. Ý nghĩ thành thực, tâm tư mới ngay thẳng. Tâm tư ngay thẳng, phẩm đức bản thân mới tu dưỡng tốt. Phẩm đức bản thân tu dưỡng tốt, mới chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, mới lãnh đạo tốt nước mình. Lãnh đạo tốt nước mình, thiên hạ mới được thái bình (mới bình trị được thiên hạ).
Tiết 4:
Từ vua thiên tử đến người bình dân, ai ai cũng phải lấy tu dưỡng phẩm đức làm gốc.
Một cây, cái gốc đã mục nát rồi, mà cái ngọn còn tốt tươi, là điều không thể có. Xem nhẹ cái căn bản đáng phải xem trọng, coi trọng cái chi tiết vốn là thứ yếu, xưa nay chưa từng có bao giờ.
Lời bình:
Cương lĩnh "trị quốc bình thiên hạ" do Nho gia đề xướng, là "tam cương, bát mục"
"Tam cương" là ba cương lĩnh:
- Minh minh đức.
- Tân dân.
- Chỉ ư chí thiện.
"Minh minh đức" là phát huy đức sáng, tính tốt, tính thiện của nhân dân, yêu cầu gia cấp thống trị phát huy quan niệm đạo đức, luận lý truyền thống Nho gia, để duy trì trật tự xã hội, đề xướng thực hành đường lối đức trị.
"Tân dân" là đổi mới lòng dân, đổi mới cách suy nghĩ của dân, bỏ cũ thay mới, bỏ ác theo thiện, yêu cầu mọi người thực hiện đạo đức của Nho gia, phát huy cao độ đạo đức Trời đã phú cho con người lúc mới sinh, để làm thay đổi đạo đức con người, khiến mọi người có thể từ bỏ điều xấu mà làm điều tốt, từ bỏ điều ác mà làm điều thiện.
"Chỉ ư chí thiện" là đạt đến đạo đức hoàn thiện nhất. Nho gia cho rằng, chỉ khi nào việc tu dưỡng đạo đức của con người đạt đến mức độ hoàn thiện nhất, thì nước mới được hưng thịnh phát đạt, không còn tiềm ẩn nguy cơ bị diệt vong.
"Bát mục" là tám bước cụ thể để thực hiện ba cương lĩnh nói trên. Đó là:
- Cách vật (nghiên cứu thấu đáo sự vật)
- Trí tri (hiểu biết sâu sắc, có kiến thức rõ rệt)
- Thành ý (có ý nghĩ thành thật với chính mình)
- Chính tâm (giữ lòng dạ ngay thẳng)
- Tu thân (sửa mình trở thành người tốt)
- Tề gia (chỉnh đốn tốt việc nhà)
- Trị quốc (khiến cho đất nước yên ổn)
- Bình thiên hạ (khiến cho thiên hạ thái bình)
Chương 1
THÁNH KINH
Tiết 1:
Đạo học lớn, cốt để phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con người. Đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ thay mới; bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất.
Có hiểu được phải đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất, thì mới kiên định chí hướng.
Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh.
Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định.
Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn.
Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thỏa đáng.
Vạn vật đều có đầu có đuôi, có gốc có ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước cái gì sau, tức là đã tiếp cận với nguyên tắc của Đạo rồi vậy.
Tiết 2:
Thời cổ đại, phàm những Thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ, trước hết phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình.
Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn gia đình, gia tộc của mình.
Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc của mình, trước hết phải tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình.
Muốn tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình, trước hết phải làm cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính. Muốn cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính, trước hết phải có ý nghĩ thành thật. Muốn có ý nghĩ thành thật, trước hết phải có nhận thức đúng đắn. Mà con đường nhận thức đúng đắn, chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lý của sự vật.
Tiết 3:
Có lĩnh hội được nguyên lý của sự vật, nhận thức mới đúng đắn, ý nghĩ mới thành thực. Ý nghĩ thành thực, tâm tư mới ngay thẳng. Tâm tư ngay thẳng, phẩm đức bản thân mới tu dưỡng tốt. Phẩm đức bản thân tu dưỡng tốt, mới chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, mới lãnh đạo tốt nước mình. Lãnh đạo tốt nước mình, thiên hạ mới được thái bình (mới bình trị được thiên hạ).
Tiết 4:
Từ vua thiên tử đến người bình dân, ai ai cũng phải lấy tu dưỡng phẩm đức làm gốc.
Một cây, cái gốc đã mục nát rồi, mà cái ngọn còn tốt tươi, là điều không thể có. Xem nhẹ cái căn bản đáng phải xem trọng, coi trọng cái chi tiết vốn là thứ yếu, xưa nay chưa từng có bao giờ.
Lời bình:
Cương lĩnh "trị quốc bình thiên hạ" do Nho gia đề xướng, là "tam cương, bát mục"
"Tam cương" là ba cương lĩnh:
- Minh minh đức.
- Tân dân.
- Chỉ ư chí thiện.
"Minh minh đức" là phát huy đức sáng, tính tốt, tính thiện của nhân dân, yêu cầu gia cấp thống trị phát huy quan niệm đạo đức, luận lý truyền thống Nho gia, để duy trì trật tự xã hội, đề xướng thực hành đường lối đức trị.
"Tân dân" là đổi mới lòng dân, đổi mới cách suy nghĩ của dân, bỏ cũ thay mới, bỏ ác theo thiện, yêu cầu mọi người thực hiện đạo đức của Nho gia, phát huy cao độ đạo đức Trời đã phú cho con người lúc mới sinh, để làm thay đổi đạo đức con người, khiến mọi người có thể từ bỏ điều xấu mà làm điều tốt, từ bỏ điều ác mà làm điều thiện.
"Chỉ ư chí thiện" là đạt đến đạo đức hoàn thiện nhất. Nho gia cho rằng, chỉ khi nào việc tu dưỡng đạo đức của con người đạt đến mức độ hoàn thiện nhất, thì nước mới được hưng thịnh phát đạt, không còn tiềm ẩn nguy cơ bị diệt vong.
"Bát mục" là tám bước cụ thể để thực hiện ba cương lĩnh nói trên. Đó là:
- Cách vật (nghiên cứu thấu đáo sự vật)
- Trí tri (hiểu biết sâu sắc, có kiến thức rõ rệt)
- Thành ý (có ý nghĩ thành thật với chính mình)
- Chính tâm (giữ lòng dạ ngay thẳng)
- Tu thân (sửa mình trở thành người tốt)
- Tề gia (chỉnh đốn tốt việc nhà)
- Trị quốc (khiến cho đất nước yên ổn)
- Bình thiên hạ (khiến cho thiên hạ thái bình)
Bài kinh, gồm những nguyên tắc và lời bàn luận của Khổng Tử, do học trò Tăng Tử truyền lại bằng miệng. Mười chương tiếp theo là kiến giải của Tăng Tử, do học trò của Tăng Tử ghi chép lại.
Trả lờiXóaĐại học được xem là một trong những kinh sách chủ yếu của Nho gia, được thành sách ước khoảng thời gian từ thời Chiến quốc đến thời Tần Hán.
Đại học là sách có nhiều bản nhất, người đời sau cho rằng bản của Chu Hy là bản có sức thuyết phục nhất, giới chuyên môn thường dùng để đọc và nghiên cứu.
Chu Hy cho rằng, kể cả bản cũ cũng như những bản đã cải biên chỉnh sửa đều có chỗ chưa hoàn chỉnh. Cho nên Chu Hy đã dựa vào bản đã sửa của Trinh Di, tiếp tục chỉnh biên và phân ra chương mục.
Chu Hy đánh giá rất cao về nội dung sách Đại học, nói rằng: sách Đại học là cương lĩnh không có cái gì không bao hàm trong đó, không có cái gì không dung nạp trong đó. Chu Hy còn cho rằng, có thể dùng thuyết giáo trong sách Đại học, để bù đắp lại những lỗ hổng trong tư tưởng của giai cấp thống trị phong kiến.
Hai chữ Đại học ở đây, có nghĩa là học vấn uyên bác tinh sâu.
Trả lờiXóaTheo đời Chu truyền lại, con cháu giới quý tộc tám tuổi đã đi học Tiểu học, học tập tri thức văn hóa cơ sở và võ nghệ ; mười lăm tuổi vào Đại học, còn gọi là Thái học, học lý luận quản lý chính sự qua các Kinh thư.
Trịnh Huyền đời Hán nói: " Những học sinh Đại học dựa vào tri thức uyên bác tinh sâu, có thể tham gia quản lý chính sự ".
Chu Hy đời Tống nói: " Đại học giả, đại nhân chi học dã ". Đại nhân ở đây không phải là người có địa vị cao, mà là người có nhân cách cao thượng theo học Đại học, để trở thành người quân tử phò vua giúp nước.
Đời Hán xem các Kinh ở thời Xuân Thu là đại Kinh, xem Tứ Thư trong đó có Đại học là tiểu Kinh.
Đời Đường xem Đại học, Mạnh Tử và Kinh Dịch như nhau, đều gọi là Kinh Thư.
Đời Tống, hai anh em học Trình là Trình Hạo và Trình Di nói: " Sách Đại học là sách nhập môn cho người mới đi vào học Đạo ".
Những điều này nói lên địa vị của sách Đại học trong các loại Kinh Thư, trên tinh thần " ôn cố tri tân ", đọc cũ để thấy cái mới được hình thành trong quá trình lịch sử văn hóa, tư tưởng phương Đông, là một trình tự hệ thống: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Cái nôi nuôi dưỡng đạo đức, lương tâm, tinh thần nhân bản cuae con người, đó là Đạo vậy !
Trả lờiXóa------------------------
Trả lờiXóaLuận Ngữ 論語: Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết "tư vô tà" 詩三百, 一言以蔽之, 曰思無邪 (Vi chính 為政) Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là "tư tưởng thuần chính".
======================
-----------------------
Trả lờiXóaLuận Ngữ 論語: Tử Cống vấn viết: Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ? Tử viết: Kì thứ hồ! Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân 子貢問曰: 有一言而可以終身行之者乎? 子曰: 其恕乎! 己所不欲, 勿施於人 (Vệ Linh Công 衛靈公) Ông Tử Cống hỏi rằng: Có một chữ nào mà có thể trọn đời mình làm theo chăng? Đức Khổng Tử đáp: Có lẽ là chữ thứ chăng? Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
========================
--------------------
Trả lờiXóaHọc như nghịch thủy hành chu, bất tiến tắc thối
學如逆水行舟, 不進則退
Học như đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến là lùi ngay.
=========================
--------------------
Trả lờiXóaHữu đức thử hữu nhân, hữu nhân thử hữu thổ, hữu thổ thử hữu tài, hữu tài thử hữu dụng
有德此有人, 有人此有土, 有土此有財, 有財此有用 (Đại Học 大學)
Có đức thì có người, có người thì có đất, có đất thì có của, có của thì có dùng.
==============================
----------------------
Trả lờiXóaĐỗ Phủ 杜甫:
Hà dụng phù danh bán thử thân
何用浮名絆此身 (Khúc Giang 曲江)
Ích gì để cho cái danh hão trói buộc tấm thân.
============================
------------------
Trả lờiXóaCứu nhân nhất mệnh thắng tạo thất cấp phù đồ
救人一命勝造七級浮屠
Cứu mạng một người còn nhiều công đức hơn là xây chùa miếu bảy tầng cao.
§ Ca dao Việt Nam:
Dẫu xây chín đợt phù đồ,
Không bằng làm phước cứu cho một người.
==============================
---------------------
Trả lờiXóaTinh hỏa liệu nguyên
星火燎原
Đốm lửa nhỏ có thể cháy lan cả cánh đồng (ý nói thiếu thận trọng trong những việc nhỏ có thể biến thành tai họa).
===========================
----------------------
Trả lờiXóaNhạc Phi 岳飛:
Tam thập công danh trần dữ thổ, Bát thiên lí lộ vân hòa nguyệt 三十功名塵與土, 八千里路雲和月 (Nộ phát xung quan từ 怒髮衝冠詞)
Ba mươi năm công danh (chỉ là) bụi với đất, Tám nghìn dặm đường (chỉ thấy) mây và trăng.
=============================
-------------------
Trả lờiXóaTuân Tử 荀子:
Mục bất năng lưỡng thị nhi minh, nhĩ bất năng lưỡng thính nhi thông
目不能兩視而明, 耳不能兩聽而聰 (Khuyến học 勸學)
Mắt không thể cùng nhìn hai bên mà trông rõ, tai không thể cùng nghe hai điều mà hiểu thông.
=========================
----------------------
Trả lờiXóaBộ não của con người giống như một cái thùng chứa. Bất cứ cái gì bạn bỏ vào trong đó nó đều trở thành đặc tính của cái thùng chứa. Do đó việc đọc những quyển sách tốt là rất quan trọng. Đừng đọc sách và xem phim ảnh có nội dung xấu. Chúng ta cần giữ một trái tim và một linh hồn trong sáng.
http://tindachieu.com/news/2011/11/dieu-nhin-thay-tu-khong-gian-khac-doc-sach-tot-la-trau-doi-tam-tinh.html
=========================