Bài 105

TẠP-QUÁI-TRUYỆN

Cấu-trúc cuả Tạp-Quái-Truyện đã được duyệt kỹ trong hai bài 96 và 97. Hay ho nhất là cắt nghiã tại sao tám quẻ cuối truyện (Đại-quá, Cấu, Tiệm, Di, Ký-tế, Quy-muội, Vi-tế, Quyết) lại không phản-đối từng đôi một. Dưới đây là bổ-túc bằng Tân-toán-học.

GS Daniel Goldenberg đã chứng-minh rằng nhóm 64 biệt-quái với phép toán 2-chu-kỳ (hào chi giữa hai hào lân-cận = 2-cycle), là một nhóm phi-abel (non-abelian group). Tính phi-abel là hệ-quả hiển-nhiên cuả kết-hợp giữa 2-chu-kỳ. Tuy nhiên, nếu ta dùng liệt-kê mật-mã Gray (Xem bên dưới), nhóm phi-Abel này sẽ trở thành nhóm Abel, bởi vì với bất kỳ ba 2-chu-kỳ liên-tiếp nào, phép cộng đẳng-thặng 2 sẽ giao-hoán.

Nhờ Định-lý khổng-lồ cuả toán-thuyết về nhóm, nhóm phi-Abel này nghiễm-nhiên là nhóm giản-dị hữu-hạn xưa nhất thế-giới. Định-lý căn-bản Đại-số Chu-dịch (Định-lý 7) bảo rằng: "Với bất kỳ một cặp biệt-quái nào ta cũng tìm ra được một biệt-quái thứ ba duy nhất, mệnh-danh là biệt-quái trung-gian, biến đổi một biệt-quá trong cặp thành biệt-quái kia trong cặp qua phép cộng hay phép trừ đẳng-thặng 2". Tỷ như trong thí-dụ sau đây:

001011 (Tiệm u) 100001 (Di v[)

+ 100001 (Di v[) + 110100 (Quy-muội v)

101010 (Ký-tế ) 010101 (Vị-tế )

On the abstract level, professor Goldenberg showed that the group of 64 hexagrams of the Chouyi (R34, p. 149-51), under the binary operation of 2-cycle (permutation of 2 contiguous hsiaos or hsiao swap or bits swap) is a non-abelian group, i.e. satisfying closure, associativity, identity element, and inverse. The non-abelian property is obvious because of the order of composition of the 2-cycles.

However, if we use the Gray Code Sequencing (cf. Chapter Five, § 2.7), the group becomes abelian, because for any three successive 2-cycles the addition or the substraction modulo 2 is commutative. Check!

Thanks to the Enormous Theorem in Group Theory (R36), this non-abelian group constitutes the oldest simple finite group of the World. The Goldenberg’s fundamental theorem of the Algebra of the Chouyi (R34, pp.163-4) reads: “For any hexagram-pair, there exists a third, unique, mediating hexagram which transforms either member of the pair into the other under addition or substraction (modulo-difference which is knowingly also the modulo-sum alias XOR of Computerese). E.g.,

001011 Chien Tiệm (H53) 100001 I Di (H27)

+ 100001 I Di (H27) + 110100 Kuei-Mei Quy-muội (H54)

101010 Chi Chi Ký-tế (H63) 010101 Wei Chi lang="ZH-CN" > 未 Vị-tế (H64)

R34 Goldenberg, D.S, The Algebra of the Chouyi and its Philosophical Implications, Journal of Chinese Philosophy 2 (1975), 149-76.

R36 Gorenstein, D., The Enormous Theorem, Sci. Am., Vol. 253, Nr. 6, Dec. 1985.

The GRAY CODE ARRANGEMENT

The Gray code is an encoding of unsigned binaries so that adjacent binaries have a single bit different by 1. Usually it is called binary reflected Gray code for it can be generated as follows. Take the gray code 0, 1. Write it forwards then backwards 0, 1, 1, 0. Then prepend 0s to the first half and 1s to the second half: 00, 01, 11, 10, 10, 11, 01, 00 and so on. Each iteration doubles the number of codes. From the five successive iterations we get the 2, 3, 4, 5, 6-bit Gray code which represent successively the Di-, Tri-, Tetra-, Penta- and Hexagrams.

The following tables are sort of bootstrap to § 2.7 below.

Table 2.5.1 Table 2.5.2 Table 2.5.3 Table 2.5.4

2-bit Gray code 3-bit Gray code 4-bit Gray code 5-bit Gray code

0 00 00 000 0000 0000 00000

1 01 01 001 0001 0001 00001

1 11 11 011 0011 0011 00011

0 10 10 010 0010 0010 00010

10 110 0110 0110 00110

11 111 0111 0111 00111

01 101 0101 0101 00101

00 100 0100 0100 00100

1100 1100 01100

1101 1101 01101

1111 1111 01111

1110 1110 01110

1010 1010 01010

1011 1011 01011

1001 1001 01001

1000 1000 01000

11000

11001

11011

11010

11110

11111

11101

11100

10100

10101

10111

10110

10010

10011

10001

10000

Table 2.3 The 2, 3, 4, 5-bit Gray Code’s Arrangement

Table 2.5.4 Table 2.5.5

5-bit Gray code 6-bit Gray code

00000 000000 Khôn K’un

00001 000001 Bác Po

00011 000011 Quan Kuan

00010 000010 Tỷ Pi

00110 000110 Tụy Ts’ui

00111 000111 Bĩ P’i

00101 000101 Tấn Chin

00100 000100 Dự Yü

01100 001100 Tiểu-quá Hsiao Kuo

01101 001101 Lữ Lü

01111 001111 Độn Tun

01110 001110 Hàm Hsien

01010 001010 Kiển Chien

01011 001011 Tiệm Chien

01001 001001 Cấn Kên

01000 001000 Khiêm Ch’ien

11000 011000 Thăng Shêng

11001 011001 Cổ Ku

11011 011011 Tốn Sun

11010 011010 Tỉnh Ching

11110 011110 Đại-quá Ta Kuo

11111 011111 Cấu Kou

11101 011101 Đỉnh Ting

11100 011100 Hằng Hêng

10100 010100 Giải Hsieh

10101 010101 Vị-tế Wei Chi

10111 010111 Tụng Sung

10110 010110 Khốn K’un

10010 010010 Khảm K’an

10011 010011 Hoán Huan

10001 010001 Mông Mêng

10000 010000 Sư Shih

110000 Lâm Lin

110001 Tổn Sun

110011 Trung-phu Chung Fu

110010 Tiết Chieh

110110 Đoài Tui

110111 Lý Lü

110101 Khuể K’uei

110100 Quy-muội Kuei Mei

111100 Đại-tráng Ta Chuang

111101 Đại-hữu Ta Yu

111111 Kiền Ch’ien

111110 Quyết Kuai

111010 Nhu Hsü

111011 Tiểu-súc Hsiao Ch’u

111001 Đại-súc Ta Ch’u

111000 Thái T’ai

101000 Minh-di Minh I

101001 Bí Pi

101011 Gia-nhân Chia Jên

101010 Ký-tế Chi Chi

101110 Cách Ko

101111 Đồng-nhân T’ung Jên

101101 Ly Li

101100 Phong Fêng

100100 Chấn Chên

100101 Phệ-hạp Shih Ho

100111 Vô-võng Wu Wang

100110 Tùy Sui

100010 Truân Chun

100011 Ích I (I4)

100001 Di I (Yi1)

100000 Phục Fu


Table 2.4 The 5-bit and 6-bit Gray Code’s Arrangement



8 nhận xét:

  1. ----------------------
    先天 = Tiên thiên

    - Thể chất bẩm phú.
    - Triết học chỉ cái có trước khi sinh ra, trước cả cảm giác về kinh nghiệm và thực tiễn trực tiếp.

    ======================

    天命 = Thiên mệnh

    - Mệnh trời, ý trời. § Trời là chủ tể muôn vật, mệnh vận đều do trời định đoạt.
    - Phép tắc, quy luật tự nhiên.

    La Đại Kinh 羅大經 - Hạc lâm ngọc lộ 鶴林玉露

    且人之生也, 貧富貴賤, 夭壽賢愚, 稟性賦分, 各自有定, 謂之天命, 不可改也.

    Thả nhân chi sanh dã, bần phú quý tiện, yểu thọ hiền ngu, bẩm tính phú phân, các tự hữu định, vị chi thiên mệnh, bất khả cải dã.

    Phàm người ta ở đời, nghèo giàu sang hèn, yểu thọ hiền ngu, bẩm tính phú cho, đều đã định sẵn, gọi là mệnh trời, không thể thay đổi.

    =============================

    Trả lờiXóa
  2. -----------------------
    Hệ từ hạ 繫辭下 - Dịch Kinh 易經

    仰則觀象於天, 俯則觀法於地
    Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa

    Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.

    =============================

    Trả lờiXóa
  3. --------------------------
    命 = mệnh

    (Động) Sai khiến, ra lệnh. ◎Như: mệnh nhân tống tín 命人送信 sai người đưa tin.

    (Động) Định đặt, chọn lấy. ◎Như: mệnh danh 命名 đặt tên, mệnh đề 命題 chọn đề mục (thi cử, sáng tác văn chương).

    (Động) Coi như, cho là. ◎Như: tự mệnh bất phàm 自命不凡 tự cho mình không phải tầm thường.

    (Danh) Mạng sống. ◎Như: sanh mệnh 生命, tính mệnh 性命. ◇Nguyễn Trãi 阮廌: Li loạn như kim mệnh cẩu toàn 離亂如今命苟全 (Hạ nhật mạn thành 夏日漫成) Li loạn đến nay mạng sống tạm được nguyên vẹn.

    (Danh) Vận số (cùng, thông, v.v.). ◇Luận Ngữ 論語: Tử sanh hữu mệnh, phú quý tại thiên 死生有命, 富貴在天 (Nhan Uyên 顏淵) Sống chết có số, giàu sang do trời.

    (Danh) Lệnh, chỉ thị. ◎Như: tuân mệnh 遵命 tuân theo chỉ thị, phụng mệnh 奉命 vâng lệnh.

    ===========================

    Trả lờiXóa
  4. ----------------------

    Người yếu nên phải tự tin hơn và những kẻ cuồng ngạo nên nhận ra thái độ của họ.

    Thiên Đạo không cho phép cứ mãi gặt hái thành công.

    ======================

    Trả lờiXóa
  5. ------------------------
    Hệ-Hạ VII/1 nói: "Dich chi vi thư dã bất khả viễn, vi đạo dã lũ thiên, biến-động bất cư, chu-lưu lục-hư, thượng hạ vô-thường, cương-nhu tương dịch, bất khả vi điển-yếu, duy biến sở thích = Dịch là một quyển sách không thể xa lià âm-dương vật-tượng được. Đạo Dịch thường đổi dời, biến-động chứ không ở yên, đi vòng quanh sáu cõi, trên dưới không thường, cứng mềm đắp đổi, chẳng nên dùng làm điển-yếu, chỉ biết biến-hoá bằng thích".

    Quách-thị Truyền-gia Dịch-thuyết, Bạch-vân Quách-Ung nói: "Đạo Dịch thay đổi nhiều lần mà biến-động, không cứ chỉ chu-lưu trong sáu hào, hoặc lấy hạ mà thăng thượng, hoặc lấy thượng mà giáng hạ, để cương thế chỗ nhu, để nhu thế chỗ cương, không thể câu nệ vào đạo thường. Chỉ có biến bằng thích mà thôi. Đó chính là Dịch Đạo".

    Hán Thượng Dịch-truyện - Chu Chấn nói: "Tụng Thoán bảo: cương lại mà được trung. Tùy Thoán bảo: cương lại mà đi xuống nhu. Cổ Thoán bảo: cương đi lên mà nhu đi xuống. Phệ-hạp Thoán nói: cương nhu phân-động mà sáng. Bí Thoán nói: nhu lại mà văn-minh, cương phân cương, cuơng đi lên rồi đi xuống nhu. Vô-võng Thoán nói: cương từ ngoài lại mà làm chủ bên trong. Đại-súc Thoán nói: cương đi lên mà chuộng hiền. Hàm Thoán nói: nhu đi lên mà cương đi xuống. Tổn Thoán nói: tổn trên, ích dưới. Lại nói: tổn cương, ích nhu. Ích Thoán nói: tổn trên, ích dưới. Lại nói: từ trên đi xuống dưới. Hoán Thoán nói: cương lại mà khôn cùng, nhu được ngôi nơi ngoài mà đi lên ngang hàng. Tiết Thoán nói: cương nhu phân, mà cương dương trung. Cương là hào dương vậy. Nhu là hào âm vậy. Hào cương nhu, hoặc gọi là lại, hoặc gọi là phân, hoặc gọi là đi lên, hoặc gọi là đi xuống, duy chỉ có biến để thích-hợp. Điều đó họ Ngu xét thuyết mà Cảnh-Quân, Phục Mạn-Dung, Thục-Tài, Lý Chi Tài, bảo là từ quẻ nào lại".

    Tô Đông-pha (1036-1101) nói: "Phàm cái mà Dịch gọi là cương nhu đều bắt gốc từ hai quẻ Kiền-Khôn. Kiền thi-hành nhất dương nơi Khôn nhất âm để sinh ra ba quẻ nam chấn-khảm-cấn, đều là nhất dương mà hai âm. Phàm ba quẻ con, có nói cương lại mà sáng suả quả là gốc nơi Khôn, nhờ Kiền lại để hoá. Khôn thực thi nhất âm nơi Kiền để hoá hào này mà sinh ra ba quẻ nữ tốn-ly-đoài, đều là 1 âm mà 2 dương. Phàm ba quẻ nữ, có nói nhu lại mà sáng. Điều đó gốc ở Kiền mà khôn lại để hoá".

    Đông-cốc Trịnh Nhữ-Hài nói: "Dịch bắt đầu bằng vẽ vạch, và từ kiền-khôn suy ra bát-quái. Kiền-khôn biến cực. Bát-quái là do kiền-khôn sinh ra, ắt sáu-tư biệt-quái là do bát-quái sinh ra. Đó là bản chỉ làm ra Dịch. Người truyền Dịch sợ thuyết này quá thác-giản, nên mới đặt ra các thuyết hỗ-thể, quái-biến. Lại nói kiền-khôn là đại-phụ-mẫu, Phục-Cấu là tiểu-phụ-mẫu. Ôi! phụ-mẫu 10, làm sao phân-biệt được lớn nhỏ".

    ==============================

    Trả lờiXóa
  6. ------------------------

    Thoán-truyện nói: "Thái, nhỏ đi mà lớn lại, ắt hanh, ắt là trời đất giao mà muôn vật thông. Trên dưới giao mà thửa chí giống. Trong dương mà ngoài âm, trong kiện mà ngoài thuận, trong quân-tử mà ngoài tiểu-nhân. Đạo quân-tử tăng-trưởng, đạo tiểu-nhân tiêu tan. Bĩ là thời-đại không có đạo làm người, người quân-tử trinh-chính thì không lợi, cái lớn đi, cái nhỏ lại, ắt là trời đất không giao mà muôn vật không thông. Trên dưới không giao mà trời đất vô-bang. Trong âm mà ngoài dương, trong nhu mà ngoài cương, trong tiểu-nhân mà ngoài ngụy-quân-tử. Đạo tiểu-nhân tăng-trưởng, đạo quân-tử tiêu tan".

    Tượng-số-luận, Lệ-châu Hoàng Tông-Hi (1610-1695) nói: "Thuyết quái-biến bắt nguồn từ 'nhỏ đi, lớn lại', 'lớn đi, nhỏ lại' cuả hai quẻ Thái-Bĩ, mà phần nhiều Thoán-truyện cuả Phu-tử đã phát-minh quái-nghiã. Cho nên đó là một đại-tiết-mục của Dịch vậy. Thượng-Kinh 30 quẻ, phản-đối 12 cặp, Hạ-Kinh 34 quẻ, phản-đối 16 cặp. Kiền, Khôn, Di, Đại-quá, Khảm, Ly, Trung-phu, Tiểu-quá không phản-đối được, ắt đảo thửa chẵn lẻ để tương-phối quái-thể. Phản-hào từng đôi một cũng tùy quẻ mà biến, ngoảnh lại đó, ắt cát ở đó, ắt hung ở kia, đáng vị ở đó, không đáng vị ở kia. Nhờ vào phản-đối mà hiểu lẽ vãng lai ỷ-phục, đó chính là điều ta gọi là 'nắm vững hai đầu' vậy. Thi-hành thì có giữ vững không làm xằng, phản thì có cái dụng cuả thiên-xung, thời-cơ thì có hội-ngộ phong-hanh, phản thì có nỗi buồn cuả ky-lữ (ở trọ). Không phải là quẻ này sinh ra quẻ kia. Lại cũng không phải là hào này tráo chỗ với hào kia".

    Án: Tham-đồng-khế : "Kiền-khôn là cửa ngõ cuả Dịch. Là cha mẹ cuả chúng quái, vì chúng quái đều do kiền-khôn sinh ra." Trong Tiên-thiên-học cuả Lý Đỉnh Chi và Thiệu-tử, quái-đồ đều do Phục, Cấu, Lâm, Độn, Thái, Bĩ, Đại-tráng, Quan sinh ra, điều này cho ta thấy rõ xuất-xứ là Tham-đồng-khế. Hơn nữa, thuyết cuả họ Lý, họ Thiệu không những đánh mất đích-truyền cuả Trần-Đoàn, mà còn mất luôn cả ý-chỉ cuả Thoán-truyện nữa.

    ==========================

    Trả lờiXóa
  7. ---------------------------

    Án: Hệ-Thượng X/1 nói: "Dịch có bốn điều là đạo cuả thánh-nhân: về ngôn-ngữ thì chuộng lời, về hoạt-động thì chuộng biến-hoá, về sự chế đồ dùng thì chuộng hình-tượng, về bói toán thì chuộng lời đoán". Biến cư nhất sao? Dịch cùng ắt biến, biến ắt thông, thông ắt lâu bền. Biến là đại-nghiã trong Dịch. Xem lời Khổng-tử nói: "Trên dưới vô-thường, cúng mềm đắp đổi, trong dương mà ngoài âm, trong nhu mà ngoài cương, ắt phàm trong Thoán-truyện cương-nhu vãng lai, trên dưới trong ngoài đều chủ quái-biến, mà lời có thể hiểu được". Như vậy chư nho đại-khái lấy một hào làm duyên-cớ, chỉ có quẻ 3 hào âm, 3 hào dương là có thể thông, còn quẻ 2 hào âm, 2 hào dương không thể thông được. Vô-võng, cương từ ngoài lại, thăng lên nhu dùng thời-thăng. Chỉ lấy phản-đối mà nói, ắt chẳng thể thông được. Cho nên, quẻ có thể bao quát hào mà hào không thể bao hàm quẻ được. Quẻ biến ắt hào tùy tùng mà động. Khôn sách kiền, được chấn-khảm-cấn, lấy một hào cương làm chủ. Kiền sách khôn, được tốn-ly-đoài, lấy một hào nhu làm chủ. Thoán-truyện xưng là cương-nhu, hoăc chỉ quẻ, hoặc chỉ hào, tùy văn dựng nghiã, được đấy. Đại-để tam âm, tam dương, Thái-Bĩ phần nhiều lấy quẻ mà nói, kỳ dư đều lấy hào mà nói. Hai hào âm, hai hào dương, ắt là đạo trời đất lấy hào mà nói. Như vậy, thửa sở-chủ là một cương cuả quẻ dương, một nhu cuả quẻ âm vậy.

    =========================

    Trả lờiXóa
  8. -------------------------

    KẾT NGÔN



    Kinh Dịch là gì? Kinh Dịch là quẻ, Thoán, hào kèm theo Thập Dực cuả Khổng-tử. Nghiệp tư bốn Thánh, đời trải Tam-cổ, nghiã là không phải là cuả riêng ai, cuả riêng đều là giao-hỗ, thác tổng, khác với Kinh Thư phân thành Ngu, Hạ, Thương, Chu, hoặc Kinh Thi phân thành Phong, Nhã, Tụng, khác với Kinh Xuân Thu phân thành 12 Công, nên chi là đầu mối cuả Thượng-Kinh. Khảm-ly là âm-dương đã thành chất, nên kết-thúc Hạ–Kinh. Không những chỉ có thế. Xem một Thiên Tự-quái-truyện mới thấy thứ-tự 64 quẻ không thể thay đổi được. Cho nên không đọc Toàn Kinh thì không thể nào hiểu nổi Dịch. Quẻ để biểu-thị tượng, hào để biểu-thị biến, quẻ hào hợp nhất, phân hai, quẻ thủ tượng, bàng-thông tương-thác. Kiền với khôn là bàng-thông, mà Bĩ-Thái là kiền-khôn tương-thác. Khảm với ly là bàng-thông, mà Ký-tế, Vị-tế là khảm-ly tương-thác. Phàm tương-thác, nghiã quẻ mỗi mỗi hỗ-chứng. Hào biến-động ở vị: đáng vị ắt cát, thất đạo ắt hung. Đáng vị là gì? Đáng vị là nhị-ngũ đi trước, sơ-tứ, tam-thượng theo sau để ứng. Tỷ như hai quẻ Kiền-Khôn, nhị sang ngũ, Kiền là Đồng-nhân, Khôn là Tỷ. Tứ sang sơ, Kiền là Gia-nhân, Khôn là Truân. Thượng sang tam, Kiền là Cách, Khôn là Kiển. Ấy gọi là đáng vị. Thất-đạo là gì? Không chờ nhị-ngũ đi, mà sơ-tứ, tam-thượng lại đi trước. Như hai quẻ Kiền-Khôn, nhị-ngũ chưa đi, tứ sang sơ, Kiền là Tiểu-súc, Khôn là Phục. Thượng sang tam, Kiền là Nhu, Khôn là Minh-di. Cho nên, thất-đạo. Bởi vậy, không thông 64 quẻ, không hiểu được quẻ nào cả. Không thông 384 hào, không hiểu được hào nào cả. Sở dĩ nghiên-cứu bản thân Kinh Dịch, nên thống-độc toàn thư mà nghiền ngẫm cho có thống-hệ, đồng thời theo sát phương-pháp khoa-học. Ngay từ đầu, nên tổng-quan toàn thể các ngôn-từ, chứ không nên đi ngay vào chi-tiết vội.

    ===========================

    Trả lờiXóa