Suy mệnh thuật ngũ hành

Đ t chương
Tử bình suy mệnh thuật ngũ hành thủ xả đích nguyên tắc

       A. Hành Mộc:
1. Hành Mộc của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, mùa Xuân mới bắt đầu nên khí hàn lạnh vẫn còn, phải dùng Hỏa (lửa) để sưởi ấm khí Thủy (nước), để dưỡng căn cơ của Mộc non; có thể dùng Thổ nhưng không được quá nhiều, Kỵ nhất bị Kim làm tổn thường mầm non của Mộc.
2. Mộc của tháng Hai: Khí của tháng Hai, khí lạnh bắt đầu diệu bớt nên có Hỏa là quý, thứ đến là Thủy, hoặc có thể dùng Thổ để điều tiết, Kỵ Kim khắc mầm non của Mộc.
3. Mộc của tháng Ba: Khí của tháng Ba, Dương khí bắt đầu nóng nên cần phải có Thủy, nhưng Thủy, Hỏa cần phải dung hòa thích nghi. Nếu Mệnh trong lá số thiếu khí Hỏa, thì Hỉ Kim (mừng gặp được Kim); trên nguyên tắc Kỵ gặp Kim quá mạnh.
4. Mộc của tháng Tư: Khí của tháng Tư, khí Hỏa bắt đầu vượng mà khí Mộc bắt đầu suy, nên Hỉ Thủy nhuận căn (mừng gặp Thủy để tưới nhuần gốc mộc), kỵ gặp nhiều Hỏa, nhưng bất hỉ táo Thổ (gặp đất khô không hay), nếu Thổ ướt thì vô hại. Mừng gặp được Kim để tạo thành nguồn nước (vì Kim sinh Thủy).
5. Mộc của tháng Năm: Khí của tháng Năm, khí Hỏa cực thịnh gốc khô lá già, rất cần nhiều Thủy để dưỡng gốc (Mộc). Kỵ Hỏa vượng ví như tự thiêu mình, Thổ ít thì được, Thổ nhiều biến thành tai họa. Mừng gặp được Kim để tạo thành nguồn nước, nên Mộc của tháng Năm phải nghiêng về điều Hậu (điều tiết khí hậu).
6. Mộc của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí tuy suy nhưng khí nóng còn vượng, song Kim khí bắt đầu thịnh. Tiết (Tiểu Thử) của tháng Sáu Hoả (nhiệt), Thổ (khô) vẫn còn táo, nhiệt, Hỉ gặp Kim, Thủy (mừng gặp Kim, Thủy) để tưới nhuần đất (Thổ).
7. Mộc của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Hỏa khí còn rất ít, Kim thì đang vượng nhưng Mộc đã trưởng thành, phải dùng Dương Kim để gọt đẽo thành khí dụng. Tuy nhiên, Kỵ Kim quá mạnh, trường hợp nầy Hỉ gặp Hỏa (mừng gặp Hỏa để chế bớt Kim), nhưng tốt nhất gặp được Mộc để phụ Hỏa, Kỵ Thủy diệt Hỏa.
8. Mộc của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Âm Kim cực vượng, Hỏa khí đã chết, Kim vượng thì Mộc đã Suy, Hỉ Hỏa lại gặp Mộc, vì khí hậu bắt đầu hàn (lạnh) tối qúy có Hỏa điều thân (Mộc); nếu Mộc mà gặp Thủy sinh thì thành cường vượng (vì Kim sinh Thủy để Thủy sinh Mộc), Thủy, Mộc nhiều thì Hỉ Kim (mừng gặp Kim để chế bớt Mộc).
9. Mộc của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Hỏa khí đã nhập Mộ, Kim khí đến hồi suy, hàn (lạnh) nhiệt thì điều hòa thích nghi. Mộc của tháng chín đã tiêu tàn, khí Mộc lại yếu nên thích Hỉ Thủy sinh trợ, mà gặp thêm Mộc. Nếu Thủy sinh trợ đúng lúc, thì khả dĩ lấy Hỏa. Tối Kỵ Thổ Tinh khắc Thủy, lại Kỵ Kim quá mạnh.
10. Mộc của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Hỏa khí đã Tuyệt, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí thì Bệnh, Mộc khí Tràng Sinh, nên Mộc cần nhất gặp Hỏa, và lấy Thổ ngăn Thủy là thượng sách.
11. Mộc của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí nhập Thai, Thủy khí thì Đế Vượng, Kim khí đã Tử, Mộc khí thì Mộc Dục, nên Hỉ gặp Hỏa, thứ đến là Kim, Thủy vượng thì Mộc bị úng, Hỉ gặp Thổ để ngăn Thủy.
12. Mộc của tháng Mười Hai (ở cung Sửu): Khí của tháng Mười Hai, khí hậu rất hàn (lạnh), Mộc khí nhập Quan Đới, Kim khí nhập Mộ, Thủy và Thổ cực vượng, nên nhất định phải có Hỏa để giải tỏa hàn băng, thứ đến là Hỉ Kim, hoặc gặp Mộc cũng nên. 

       B. Hành Hỏa:
1. Hỏa của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Hỏa khí Tràng Sinh, Thủy khí đã Bệnh, Hỏa rất mừng (HỈ) gặp Thủy, Mộc rất mừng (HỈ) gặp Kim để tiết khí. Hỉ (mừng) Mộc gặp Thủy trợ giúp nhưng không được qúa vượng.
2. Hỏa của tháng Hai: Khí của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Hỏa khí Mộc Dục, Thủy khí đã Tử, Hỉ Thủy (mừng gặp được Thủy), lại thích (Hỉ) Kim sinh Thủy để . Nhưng không thích Thủy quá mạnh, khắc Hỏa.
3. Hỏa của tháng Ba: Khí của tháng, Ba Mộc khí đã Suy, Hỏa khí Quan Đới, Thủy khí nhập Mộ, nên lấy Thủy để dùng (dụng Thần), nếu Thổ nhiều thì Hỉ Mộc để chế bớt hay tiết giảm, Hỏa mạnh thì Hỉ (mừng gặp) Kim, Thủy.
4. Hỏa của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Mộc khí đã Bệnh, nên Hỉ Thủy để tránh tự thiêu đốt lấy mình, nếu gặp Mộc tương trợ thì sinh nguy (vì Hỏa sẽ trở nên quá vượng), nếu không có Thủy mà gặp Thổ thì Thổ sẽ trở thành quá khô nên vô ích, nếu lại gặp thêm Mộc tương trợ thì càng nguy.
5. Hỏa của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Mộc khí đã Tử, Kim khí thì Mộc Dục, Hỏa của tháng Năm cực vượng, tối Hỉ gặp Kim, Thủy, nếu gặp Thổ ngăn Thủy, thì Kỵ Mộc tương trợ Hỏa.
6. Hỏa tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí đã Suy, Mộc khí vào Mộ, Kim khí thì Quan Đới, Thủy khí ở Dưỡng, tháng Sáu vẫn còn nóng nên cũng Hỉ (mừng gặp) Thủy để đắc dụng, thứ đến là Kim (vì Kim sinh Thủy), Kỵ gặp Thổ mà không có Thủy, tệ nhất là gặp Hỏa và Thổ vì Hỏa và Thổ quá nóng quá khô.
7. Hỏa tháng Bảy: khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Hỏa khí Bệnh, Thủy khí Tràng Sinh, Mộc khí đã Tuyệt, nên Hỏa khí của tháng Bảy đã thối dần, Hỉ (mừng gặp) Mộc trợ giúp, Kỵ gặp Thủy khắc sẽ thành tai họa, nếu Thổ quá nhiều sẽ thoát khí Hỏa, còn Kim quá nhiều sẽ mất thế của Hỏa (vì Kim sinh Thủy khắc Hỏa), nếu gặp được Hỏa thì có lợi.
8. Hỏa tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Hỏa khí đã Tử, Thủy khí thì Mộc Dục, Mộc khí vào Thai, nên Hỏa khí của tháng Tám đã gần tàn, được Mộc sinh Hỏa là cực sáng, Kỵ Thổ nhiều và Thủy khắc thì thế (khí thế) của Hỏa sẽ lâm nguy!
9. Hỏa của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thủy khí Quan Đới, Hỏa khí nhập Mộ, Kim khí đã Suy, Mộc khí vào Dưỡng, Hỏa khí của tháng Chín đã tàn, tối Kỵ gặp Thổ, Hỉ Mộc khắc Thổ trợ Hỏa, Hỉ gặp lại Hỏa.
10. Hỏa của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy khí Lâm Quan, Hỏa khí đã Tuyệt, Kim khí thì Bệnh, Mộc khí đã Tràng Sinh, Hỏa khí của tháng Mười đã tuyệt tích, Hỉ Mộc Sinh vì được cứu, Kỵ gặp Thủy khắc là tai ương, gặp Hỏa thì lợi, hoặc gặp Thổ chế Thủy thì vinh.
11. Hỏa của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí vào Thai, Thủy khí Đế Vượng, Mộc khí Mộc Dục, nên Hỏa của tháng Mười Một cũng tuyệt tích, Hỉ gặp Mộc, Hỏa, Kỵ gặp Kim, Thủy.
12. Hỏa của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, Hỏa khí vào Dưỡng, Thủy khí đã Suy, Thổ là hàn Thổ hay Thổ ướt, Mộc khí thì Quan Đới, nên Hỏa của tháng Mười Hai Thiên hàn Địa lạnh, Hỏa thế cực yếu, Hỉ Mộc, Hỏa trợ, Thổ nhiều thì bất Hỉ, Kỵ Kim, Thủy. 

       C. HÀNH THỔ:
1. Thổ của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, Hỏa khí Tràng Sinh, Mộc khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, nên Thổ của tháng Giêng Thổ hàn (khí lạnh) đang giảm, khí thế cô hư, vô dụng, Hỉ Hỏa sinh phù, Kỵ Mộc khắc chế thái quá, Kỵ Thủy tràn lan, Hỉ Thổ phù trợ. Được Kim chế Mộc là cát tường, nếu Kim đa (nhiều) thì khí Thổ bị Bệnh.
2. Thổ của tháng Hai: Khí Thổ của tháng Hai, Hỏa khí Mộc Dục, Mộc khí Đế Vượng, Kim khí vào Tử, nên Thổ của tháng Hai khí thế vẫn cô hư, vô dụng, Hỉ Hỏa sinh phù, gặp Thổ tỷ trợ là tốt, gặp Mộc nhiều thì Hỉ Kim chế Mộc.
3. Thổ của tháng Ba: Khí Thổ của tháng Ba, quý Thổ đương Lệnh (vượng), Hỏa khí Quan Đới, Mộc khí vào Suy, Thủy khí thì nhập, Hỉ Hỏa sinh phù, nếu quý Thổ quá vượng lại Kỵ gặp Mộc chế Thổ, vì Thổ Trọng thì Mộc bị gãy, nên Thổ vượng thì cần Kim để hoá, Hỏa thái Vượng thì Hỉ Thủy chế Hỏa.
4. Thổ của tháng Tư: Khí Thổ của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Kim khí Tràng Sinh, nên Thổ của Nhật, Nguyệt, tối Kỵ Thổ táo (khô), được Thủy nhuận tưới là tốt (Hỉ Thủy), Mộc trợ Hỏa thì viêm (quá nóng) dù Thủy khắc cũng vô hiệu, nên lấy Kim để sinh Thủy chế Mộc là tốt.
5. Thổ của tháng Năm: Khí Thổ của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Kim khí Mộc Dục, Thủy khí vào Thai, nên Thổ của tháng Năm Hỏa, Thổ qúa nóng quá khô, Hỉ Thủy và Kim sinh trợ, Kỵ Mộc trợ Hỏa thương thân (Mộc khắc Thổ, và Mộc sinh Hỏa thì Thổ trở thành táo khô), lại Kỵ Hỏa, Thổ khô táo.
6. Thổ của tháng Sáu: Khí Thổ của tháng Sáu, Hỏa khí đã Suy nhưng vẫn còn nóng, Thủy khí vào Dưỡng, Kim khí Quan Đới, nên Thổ của tháng Sáu khí thế vẫn còn táo khô, vẫn Kỵ Hỏa trợ thành táo khô, Hỉ Thủy và Kim sinh trợ.
7. Thổ của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Hỏa khí vào Bệnh, Thủy khí thì Tràng Sinh, nên Thổ của tháng Bảy, Thổ suy Kim vượng, Kỵ nhiều Kim sẽ cướp mất khí của Thổ (vì Thổ bị tiết khí), Hỉ Hỏa phù Thổ và chế Kim, được Thổ tỷ trợ là cực tốt, nếu Mộc nhiều vẫn Hỉ Kim chế Mộc.
8. Thổ của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa khí vào Tử, vẫn là Thổ Suy, Kim vượng, nếu hàn (lạnh) khí trở thịnh lại càng Hỉ Hóa chế Kim và sinh Thổ, Hỉ Thổ tỷ trợ. (hỷ thủy nhuận thổ,kỵ hỏa táo nhiệt)
9. Thổ của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Kim khí vào Suy, Thủy khí Quan Đới, Hỏa khí nhập Mộ nhưng Thổ vượng đắc Lệnh, Kỵ gặp Hỏa để sinh Thổ, phải lấy Giáp Mộc để tiết khí Thổ, lại Hỉ Thủy tưới nhuận Thổ.
10. Thổ của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy Khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, Hỏa khí đã Tuyệt, nên Thổ của tháng Mười ngoài thì lạnh ở trong thì ấm, Hỉ Hỏa làm ấm Thổ, Mộc nhiều trợ Hỏa thì vô hại, gặp Thổ tỷ trợ là tốt.
11. Thổ của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một rất lạnh, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, Hỉ Hỏa làm ấm Thổ, nếu Thủy thái quá thì lấy Thổ khắc Thủy, Thổ quá vượng thì lấy Mộc tiết Thổ và trợ Hỏa, lại kỵ Kim sinh Thủy.
12. Thổ của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, trời lạnh đất cống, tối Hỉ Hỏa làm ấm thổ, Thổ nhiều thì Hỉ Mộc tiết khí Thổ và gặp Hỏa. Kỵ Thổ tỷ trợ, tuy nhiên, nếu chỉ gặp Thủy mà không có Hỏa và không có Mộc thì Hỉ Thổ chế Thủy. 

       D. HÀNH KIM:
1. Hành Kim của tháng Giêng: Khí Kim của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Hỏa khí Tràng Sinh, Kim khí đã Tuyệt, nên Kim của tháng Giêng tánh nhu mà thể nhược (yếu), khí hàn (lạnh) chưa hết, nên lấy Hỏa sưởi ấm Kim là thượng sách, nhưng sợ Thổ nhiều sẽ vùi lấp Kim, Thủy thịnh tất tăng hàn (lạnh) và lại đoạt mất khí Kim, còn Mộc vượng thì Kim bị tổn khí, Kim bị mẽ, gãy. Nếu được Kim tỷ trợ phụ giúp là tốt.
2. Hành Kim của tháng Hai: Khí Kim của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Hỏa khí Mộc Dục, Kim khí vào Thai, Thủy khí đã Bệnh, nên Kim của tháng Hai vẫn suy nhược, Kỵ Thổ lấp Kim không thể sinh Kim, vẫn Hỉ Hỏa để cướp khí của Mộc và được Kim phù trợ. 3. Hành Kim của tháng Ba: Khí của tháng Ba, Quý Thổ đang nắm lệnh (vượng), Hỏa khí Quan Đới, Mộc khí đã Bệnh, Kim khí vào Dưỡng, nên Kim khí của tháng Ba cũng Kỵ Thổ qúa trọng vì có thể lấp mất Kim, nên Hỉ dùng Mộc để chế Thổ, và Hỏa để sưởi ấm Kim.
4. Hành Kim của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Mộc khí đã Suy, Kim khí Tràng Sinh, nên Kim của tháng Tư hình, chất chưa hoàn bị, khí thể vẫn còn nhu nhược, vì Kim mới Tràng Sinh nên không sợ Hỏa, và Hỉ Thủy tưới nhuận, nhưng Kỵ Mộc trợ Hỏa tổn thương Kim, gặp Kim phù trợ thì lại mạnh thêm, gặp Thổ mỏng thì tốt, nếu Thổ hậu (dày, sâu) thì lấp mất ánh sáng của Kim.
5. Hành Kim của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Kim khí Mộc Dục, Mộc khí đã Tử, nên Kim của tháng Năm tính chất vẫn còn mềm, Kỵ Hỏa qúa mạnh, Hỉ Thủy chế Hỏa để bảo tồn thân (Kim), tối Kỵ Thổ chế Thủy, Hỉ Kim tỷ trợ.
6. Hành Kim của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí vào Suy, Kim khí Quan Đới, Mộc khí nhập Mộ, Qúy Thổ đang nắm lệnh, nên Kim của tháng Sáu Kỵ Thổ táo, nhiệt, Hỉ Thủy nhuận Thổ để sinh Kim, bất Hỉ Thổ táo sinh Kim vì Thổ trọng sẽ lấp mất Kim, cũng Hỉ Kim tỷ trợ để sinh Thủy.
7. Hành Kim của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Hỏa khí đã Bệnh, Kim khí Lâm Quan, Mộc khí đã Tuyệt, nên Kim của tháng Bảy khí vượng mà lại cứng, bén, cần Hỏa trui rèn để thành khí cụ, nếu không Hỏa mà có Thủy thì Kim thanh Thủy tú (tối Hỉ), còn được nhiều Thổ tu bôi thì Kim bị vẩn đục, không tốt, nếu gặp Kim trợ thì trở thành quá cương sẽ gãy.
8. Hành Kim của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa Khí đã Tử, nên Kim của tháng Tám đương lệnh cực vượng, Kỵ Kim tỷ trợ, Hỉ Thủy tiết khí Kim, Hỏa lại luyện Kim, Mộc lại trợ Hỏa cũng nên.
9. Hành Kim của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thổ lệnh đương quyền, Kim khí nhập Suy, Thủy khí Quan Đới, nên Kim của tháng Chín Kỵ gặp Thổ vì có thể Thổ nhiều quá sẽ lấp mất Kim, Hỉ Mộc tiết khí Thổ, lại Hỉ Thủy tiết khí Kim, tối Kỵ gặp Thổ, và Kỵ Hỏa sinh Thổ.
10. Hành Kim của tháng Mười: Khí của tháng Mười, khí hậu biến hàn (lạnh), Kim khí vào Bệnh, Thủy khí Lâm Quan, nên Kim của tháng Mười nếu Thủy thịnh thì Kim sẽ bị chìm, Hỉ Thổ chế Thủy, Hỏa lại sưởi ấm Kim và trợ Thổ, cũng Hỉ Kim tỷ trợ.
11. Hành Kim của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, nên Kim của tháng Mười Một ở vào mùa Đông hàn, bất Hỉ Thủy hàn, Hỉ Hỏa sưởi ấm Kim, nên dùng Mộc tiết khí Thủy và trợ Hỏa để sưởi ấm Kim, nếu Thủy quá vượng thì cần Thổ để ngăn Thủy.
12. Hành Kim của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, thiên hàn địa cống, Thổ lệnh lại đương quyền, Thổ ướt nhiều và dày, Thủy khí nhập Suy, Kim khí vào Mộ, nên Kim của tháng Mười Hai có thể bị Thổ ượt nhận chìm, Hỉ Hỏa giải lạnh và sưởi ấm Kim, Hỉ Mộc tiết khí Thổ và trợ Hỏa, Kỵ Kim hàn thủy lạnh.

       E. HÀNH THỦY
1. Hành Thủy của tháng giêng: Khí Thủy của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Thủy khí đã Bệnh, khí hàn lạnh vẫn còn, chưa hết, nên Thủy của tháng Giêng Hỉ Kim sinh phù, nhưng không thích Kim nhiều quá, nếu Thủy vượng thì cần Mộc mới huy nạp được thế, và cũng cần Hỏa để sưởi ấm Thủy, Hỉ Thổ chế Thủy vượng.
2. Hành Thủy của tháng Hai: Khí của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Thủy khí đã Tử, nên Thủy của tháng Hai, rất Hỉ gặp Kim để sinh Thủy và khắc chế Mộc, nếu Thủy vượng nên có Thổ để ngăn Thủy.
3. Hành Thủy của tháng Ba: Khí Thủy của tháng Ba, Thổ lệnh đương quyền, Mộc khí đã Suy, Thủy khí nhập Mộ, nên Thủy của tháng Ba hình thể khô dần, Hỉ Mộc tiết Thổ, và Kim là nguồn sinh, khí hậu vẫn còn hơi lạnh, Hỉ Hỏa sưởi ấm Thủy, lấy Mộc làm dụng thần, nếu Thủy ít thì cũng Hỉ Thủy đến tỷ trợ, Kim trợ sinh Thủy.
4. Hành Thủy của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Thủy khí đã Tuyệt, Kim khí Tràng Sinh, nên Thủy của tháng Tư đã gần Tuyệt, Hỉ Thủy tỷ trợ, và Kim lại trợ Thủy.
5. Hành Thủy của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Thủy khí vào Thai, Kim khí Mộc Dục, nên Thủy của tháng Năm Kỵ nhập táo, nhiệt chi hương, Hỉ Thủy tỷ trợ, và Kim là nguồn sinh.
6. Hành Thủy của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Thổ lệnh đương quyền, Hỏa khí đã Suy, Kim khí Quan Đới, Thủy khí nhập Thai, nên Thủy của tháng Sáu Kỵ Thổ trọng ngăn Thủy, và Hỏa trợ Thổ táo, nhiệt, Hỉ Thủy tỷ trợ và Kim là nguồn sinh, Mộc đến tiết Thổ.
7. Hành Thủy của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Thủy khí Tràng Sinh, Hỏa khí nhập Bệnh, nên Thủy của tháng Bảy Kim vượng Thủy tướng, trong ngoài thông suốt, được Kim trợ Thủy thì thanh khiết, nếu gặp Thổ vượng thì Thủy bị vẩn đục, nếu Thủy đa Hỉ Mộc để tiết khí, cũng Hỉ Thổ để ngăn nước, và gặp được Hỏa.
8. Hành Thủy của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa khí vào Tử, nên Thủy của tháng Tám thế của Thủy bắt đầu vượng, Hỉ Mộc tiết thế của Thủy, Hỉ Hỏa khắc Kim hộ Mộc, đồng thời sưởi ấm Kim và Thủy.
9. Hành Thủy của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thổ lệnh đương quyền, Kim khí vào Suy, Thủy khí Quan Đới, nên Thủy của tháng Chín tuy Quan Dới nhưng, Qúy Thu Thổ vượng ngăn Thủy, nên Hỉ Mộc tiết Thổ, Kim lại sinh Thủy.
10. Hành Thủy của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, khí hậu biến hàn (lạnh), nên Thủy của tháng Mười thế Thủy cực thịnh, Hỉ Hỏa để sưởi ấm, Mộc tiết kỳ thế, nếu Thủy vượng thì nhờ Thổ để ngăn Thủy.
11. Hành Thủy của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, khí hậu cực hàn, nên Thủy của tháng Mười Một Thủy khí cường hàn (lạnh), Hỉ Hỏa sưởi ấm Thủy, Mộc tiết kỳ thế.
12. Hành Thủy của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, thiên hàn địa cống, Thủy khí đã Tuyệt, Thổ lệnh đương quyền, Mộc khí Quan Đới, nên Thủy của tháng Mười Hai vì Thổ trọng và lạnh (cống), Hỉ Hỏa sưởi ấm Thổ, Mộc lại tiết Thổ, nếu lấy Kim thì cũng cần Hỏa sưởi ấm Kim để sinh Thủy.

6 nhận xét:

  1. ---------------------
    Nói đến thuyết Chi tàng Can: chính là căn cứ vào vòng Trường Sinh của Ngũ Hành.

    Nguyên Lý như sau:
    1) Hai vị Trường Sinh và Lâm Quan tàng Dương Can vì Ngũ Hành ở vị trí hữu lực.

    2) Vượng Suy Mộ tàng Âm Can vì Ngũ Hành bắt đầu suy yếu, thối vị.

    3) Dương Thổ: Dần Thân Tỵ Hợi đều là Sinh địa nên tàng Mậu Thổ, cùng với Thìn Tuất (bản thân nó là Mậu Thổ)

    4) Âm Thổ: Tý Ngọ Mão Dậu đều là Tử địa nên tàng Kỷ Thổ, cùng với Sửu Mùi (bản thân nó là Kỷ Thổ)

    vòng Ngũ hành trên 12 chi:
    -------Mộc--------- Hỏa---------- Kim---------- Thủy------------ Thổ
    -------Giáp,Ất----- Bính, Đinh--- Canh, Tân---- Nhâm, Quý------- Mậu, Kỷ
    ------------------------------------------------------------------------
    Tý --- Dục--------- Thai--------- Tử----------- Vượng, Quý------ Kỷ----- : Quý, Kỷ
    Sửu -- Đới--------- Dưỡng-------- Mộ, Tân------ Suy, Quý-------- Kỷ----- : Tân Quý Kỷ
    Dần -- Lộc, Giáp--- Sinh, Bính--- Tuyệt-------- Bệnh------------ Mậu---- : Giáp Bính Mậu
    Mão -- Vượng, Ất--- Dục---------- Thai--------- Tử-------------- Kỷ----- : Ất Kỷ
    Thìn - Suy, Ất----- Đới---------- Dường-------- Mộ, Quý--------- Mậu---- : Ất Quý Mậu
    Tỵ --- Bệnh-------- Lộc, Bính---- Sinh, Canh -- Tuyệt----------- Mậu---- : Bính Canh Mậu
    Ngọ -- Tử---------- Vượng, Đinh-- Dục --------- Thai------------ Kỷ----- : Đinh Kỷ
    Mùi -- Mộ, Ất------ Suy, Đinh---- Đới---------- Dưỡng----------- Kỷ----- : Ất Đinh Kỷ
    Thân - Tuyệt------- Bệnh--------- Lộc, Canh---- Sinh, Nhâm------ Mậu---- : Canh Nhâm Mậu
    Dậu –- Thai-------- Tử----------- Vượng, Tân--- Dục------------- Kỷ----- : Tân Kỷ
    Tuất - Dưỡng------- Mộ, Đinh----- Suy, Tân----- Đới------------- Mậu---- : Đinh Tân Mậu
    Hợi--- Sinh Giáp--- Tuyệt-------- Bệnh--------- Lộc, Nhâm------- Mậu---- : Giáp Nhâm Mậu

    Theo bản trên ta thấy:
    Tý tàng Quý Kỷ
    Sửu tàng Tân Quý Kỷ
    Dần tàng Giáp Bính Mậu
    Mão tàng Ất Kỷ
    Thìn tàng Ất Quý Mậu
    Tỵ tàng Bính Canh Mậu
    Ngọ tàng Đinh Kỷ
    Mùi tàng Ất Đinh Kỷ
    Thân tàng Canh Nhâm Mậu
    Dậu tàng Tân Kỷ
    Tuất tàng Đinh Tân Mậu
    Hợi tàng Giáp Nhâm Mậu.

    Vì vậy
    6 Mậu Dương là
    Dần Thìn Tỵ Thân Tuất Hợi.
    6 Kỷ Âm là
    Tý Sửu Mão Ngọ Mùi Dậu.

    Nếu ta sắp xếp lại sẻ thấy như sau:
    Mậu Dương: Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất (Tứ Duy đều là Dương)
    Kỷ Âm: Tý Ngọ Mão Dậu, Sũu Mùi (Tứ Chính đều là Âm).

    Tra xét lại với bản Chi Tàng Can của thuyết Tử Bình, ta thấy 3 Kỷ bị loại bỏ ở chi Tý, Mão, và Dậu. Do nguyên nhân gì? Dấu nghề chăng, tam sao thất bản chăng?

    =========================

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. --------------------

    LÝ NGŨ HÀNH

    - Yếu mà sinh mạnh thì kiệt quệ (mẹ thì bé nhỏ mà đẻ con thì quá to)
    - Khắc đối phương mà đối phương đắc thế, thì tất bị khắc ngược lại.
    - Vượng bị khắc lại tốt (Kim sợ Hoả khắc, nhưng Kim vượng được hoả luyện thành khí - Hoả sợ thuỷ khắc, nhưng hoả vượng được thuỷ thì mới phấn chấn - Thuỷ sợ thổ khắc, nhưng thuỷ vượng được thổ cản thành hồ - Thổ sợ mộc khắc, nhưng thổ vượng phải nhờ có mộc mới thông - Mộc sợ kim khắc, nhưng mộc vượng phải nhờ kim mới thành cột trụ)
    - Vượng thì phải đi sinh, để tán bớt sức đi, khỏi lo bị sung sức quá độ mà vọng động.
    - Quá yếu so với kẻ sinh ra mình thì lại là xấu. Theo lý cơ bản của ngũ hành thì được sinh là tốtm nhưng có khi được sinh lại là xấu.
    - Quá yếu so với kẻ khắc mình, thì nên phục tùng thuận theo để giảm cái xấu đến mức thấp nhất.

    =========================

    Trả lờiXóa
  4. -------------------------

    Tính âm dương đối lập vòng Trường sinh:

    12 giai đoạn của vòng Trường sinh được cân phân theo tính đối xứng âm dương, ta sẻ thấy có sáu cặp đối lập nhau trong tên gọi, đồng thời thống nhất tồn tại trong một tình trạng:

    - Dưỡng và Suy: có suy yếu thì mới có dưỡng dục, trong quá trình hàm dưỡng không khéo vẹn toàn thì hậu quả tất yếu là suy vi.
    - Trường sinh và Bệnh: thường hằng và huy hoại vốn là song song hiện diện trong một sự vật, trong tính qui luật không có gì thường hằng mãi mà không hủy hoại, và ngược lại không vật gì mãi mãi bị hủy hoại, một thời điểm nào đó phải khơi lên sự hình thành và thường hằng.
    - Mộc dục Tử: tính phát dục và diệt vong là qui luật chặt chẻ thể hiện trong một sự vật, sự phát dục không đúng mực, thì khó tránh khỏi diệt vong. Và ngược lại có diệt vong thì mới có sanh khởi để phát dục.
    - Quan đới và Mộ: sáng tối, ẩn hiện là chu kỳ diễn ra trong thường nhật đời sống chúng ta, thế nên lúc sáng không thể hiện đúng năng lực thì cái tối tăm ẩn chìm sẻ diễn ra một cách nhanh chóng. Và trong hoàn cảnh tối tăm lặng lẻ nếu năng lực biết tự vươn lên ắt sẻ có ngày được kết quả khả quan hơn.
    - Lâm quan và Tuyệt: Lớn mạnh và diệt vong, thành tựu và thất bại, được và mất là hệ quả tất yếu trong qui luật sinh tồn của sự vật, sự việc. Lâm Quan không đúng nghĩa thì khó tránh khỏi những lúc Tuyệt vọng. Và củng thế trong thời kỳ Tuyệt vọng, thất bại biết chịu khó tu dưỡng năng lực tâm hạnh không bao lâu sẻ được sức thành tựu lớn mạnh.
    - Đế vượng và Thai: sự thịnh vượng thành đạt có căn nguyên ở nơi mầm mống ẩn nhẫn thai nghén tài năng, nếu trong quá trình thai nghén ẩn nhẫn là lúc thể chưa hiện gì rỏ ràng, nhưng năng lực không được rèn luyện tốt thì đừng mong gì lúc thịnh vượng thành đạt.

    Do đó, 12 giai đoạn vòng Trường sinh được đối xứng qua tâm, mang hai ý nghĩa âm dương đối lập nhau, nhưng cùng thể hiện khá đầy đủ “tâm đạo” của vạn vật và nhân tâm nơi con người.

    ===============================

    Trả lờiXóa
  5. -----------------------
    Địa chi nhật lệnh:

    Lấy sở hợp tam phương tìm xem đất Mộc dục phương nào, vì mộc dục là tính phát dục, nên đất ấy có tên là Đào Hoa Hàm Trì.

    Như Thân Tí Thìn thủy cuộc Mộc dục tại Mão, vậy Mão là đất Đào Hoa Hàm trì. Nếu hào chủ sự rơi vào Đào Hoa được vượng nơi nguyệt lệnh, hoặc được các hào khác trong quẻ động đến tương sanh tương phù, mưu sự tất sẻ được thành công nhanh chóng, trong quá trình thực thi tất có quí nhân hoặc được người khác giới giúp đở.

    Nếu hào chủ sự được Đào hoa, nhưng lại nguyệt lệnh khắc hợp hoặc các hào khác trong quẻ động đến tương khắc, ắt mưu sự bị cách trở Hàm trì, bởi lẻ đối lập Mộc dục là Tử khí, do đó khó tránh được cái họa tự sự lầm lẫn mê muội vậy.

    Lấy địa chi đơn không thuộc tam hợp, tìm xem phương mộ tuyệt là phương nào, vì nơi ấy là đất ám muội của Vong Thần. Nếu hào chủ sự bị cái khí ám muội Vong Thần, lại thêm tình trạng suy tù nơi nguyệt lệnh, ắt hẳn là Vong Thần đúng nghĩa, khi thực thi mưu sự khó tránh khỏi tiểu nhân hãm hại.

    Lấy sở hợp tam phương tìm xem vị trí Kiếp Sát Bạch Hổ, hoặc Dịch Mã. Như Thân Tí Thìn sở hợp tam phương thành thủy cuộc, khi thủy cuộc này bị tuyệt khí trong 12 giai đoạn vòng Trường sinh tại Tị, thì chi Tị là Kiếp Sát, nếu hào chủ sự bị Kiếp Sát ắt hẳn trong mưu sự tất gặp nhiều cách trở do địa bất lợi, do không thuận hoàn cảnh gây nên.

    Như Thân Tí Thìn thủy cuộc khi đến Dần là đất hoại bệnh, vì vậy rất cần sự vận động nhanh chóng thay đổi cho phù hợp, vì vậy có tên là Dịch Mã. Nếu hào chủ sự là Dịch Mã cần nhất các hào khác động đến tương trợ lực, hoặc hào chủ sự được vượng nơi nguyệt lệnh thì may ra sự vận động của mưu sự mới được gọi là mã đáo thành công.

    Thiên can nhật lệnh:

    Khi Thiên can lâm quan ở vị trí nào tại địa chi, là nơi đó thể hiện cái khí lớn mạnh của ngũ hành. Vì vậy có tên là Lộc Thần, ví dụ giáp thiên can của ngày xem quẻ lâm quan tại dần, thì dần là địa chi củng là nơi đất lộc Thần.
    Nếu hào chủ sự là hào lộc Thần hoặc được hào lộc thần tương sanh tương trợ, tất mưu sự dể thành công.

    ===========================

    Trả lờiXóa
  6. -----------------------
    - Thiếu dương mùa xuân hành mộc, được manh nha khai dương từ thái âm mùa đông, do đó hành mộc được trường sanh từ thời điểm lập đông (hợi)
    - Thái dương mùa hạ hành hỏa, được vận động căn bản từ mùa xuân, do đó hành hỏa được trường sanh từ thời điểm lập xuân (dần)
    - Thiếu âm mùa thu hành kim được bắt đầu hình thành từ mùa hạ, do đó hành kim được trường sanh từ thời điểm lập hạ (tị)
    - Thái âm mùa thu hành thủy, được cô hàn kết thủy từ mùa thu, do đó hành thủy được trường sanh từ thời điểm lập thu (thân)

    Hành thổ là vấn đề tranh luận được tính trường sanh như thế nào?

    Nhưng căn cứ theo bốn mùa trong một năm thì cuối hạ đầu thu là thời kỳ khí hậu trong trời đất là nhiệt hóa thấp.
    Căn cứ theo quỹ đạo địa cầu, thì mùa hạ là khoảng thời gian trái đất tự xoay chậm hơn so với các mùa khác trong năm, vì yếu tố tác nhân này nên mùa hạ sanh ra độ ẩm cao.

    Căn cứ theo kỳ môn, đồ hình lạc thư thì cấn khôn được mệnh danh là hai cửa sanh tử, thuộc ngũ hành thổ (cấn khôn)

    Do đó hành thổ được khởi nguồn theo hai khí lưỡng thiếu : thiếu dương và thiếu âm, vì vậy hành thổ được khởi nguồn trường sanh từ lập xuân (dần) và lập thu (thân)

    Dương thổ được trường sinh nơi cửa Sinh trong kỳ môn: lập xuân dần.

    Âm thổ được trường sanh nơi cửa Tử trong kỳ môn, nhưng vì nơi thân vị đang trong thời cổ hoại của dương thổ, chưa thật sự là tử khí của dương thổ, nên chậm một cung đến dậu kinh môn (bế lại) đồng thời là tử khí của dương thổ và lúc này âm thổ bắt đầu hình thành trường sanh.

    ===========================

    Trả lờiXóa