Thế nào là cường cung ?

Bản Mệnh và cung An mệnh, thế nào là cường cung ?

Như bài trước đã nói mỗi lá số Tử vi được chia làm 12 cung và mỗi cung lại vừa là Âm hoặc Dương thuộc một trong 5 hành Kim, Mộc, thủy, Hỏa và Thổ. Mỗi cung lại còn chia ra là CƯỜNG, NHƯỢC khác nhau, tùy theo lần này là PHƯƠNG HƯỚNG chứ không như ở đoạn I. Tùy theo lé Chính danh Chính vị. Lại cách chia “ cường nhược “ này cũng không dựa vào sự quan trọng về ý nghĩa của mỗi cung như ngôn ngữ thôngg thường vẫn nói là “ về phụ nữ , cung mệnh cung Phúc đức, cung Phu và cung Tử được coi là CƯỜNG CUNG, tức là cung quan trọng mà về nam giới nhiều nhà nghiên cứu lại chủ trương rằng cung Nô bộc là quan trọng nhất, sau cung Mệnh Thân và Quan lộc.

Nay nếu theo phương hướng thì trên lá số Tử vi cung ngọ và cung Tý được gọi là cường cung với ảnh hưởng như sau:

- Mệnh đóng tại đó đã tốt nếu có các sao đắc địa càng tốt hơn thêm nếu có xấu thì cũng bớt xấu. Nhưng câu phú dạy: “ Mệnh tọa cường cung tu sat chế, hóa chi lý “. Tức là dù mệnh có đóng tại cung Tý hay Ngọ chẳng hạn, ta cũng phải xét xem sao Chính diệu tọa thủ ở đó chế hoa ( thay đổi thêm bớt ) thế nào so với cung an Mệnh. Tức là phải xét hai vấn đề.

- Thứ nhất là xem ảnh hưởng 20 sao Chính diệu ra sao đối với hai Cường Cung Tý và Ngọ ?

Tỉ như sao Chính diệu là sao Tử vi: sao này ở Ngọ thì thật là tốt rồi, vì cung Ngọ thuộc Hỏa , sanh ra Thổ là hành mà Chính diệu Tử vi. Nhưng nếu sao Tử vi mà đóng tại cung Tý thì tuy là cường cung nhưng vì cung Tý là cung Thủy, mà Thủy khắc Thổ của Tử vi nên cái tốt giảm đi nhiều lắm.

- Xin độc giả thử đoán xem người nữ nhân tuổi Giáp Tý, sanh tháng 6 ngày 23 giờ Mùi, có sao Tử vi cư Tiys tốt đến thé nào vì bà ta Mệnh thuộc hành Kim mà Kim Thủy tương sanh ) và xấu ra sao ?

Sau khi trình bày các sách cổ đều dùng chữ Cường Cung để nơi hai cung TÝ Ngọ chưa thấy sách gọi hai cung Mão Dậu là “ Nhược cung “ mà chỉ nơi tới cung Thìn Tuất Sửu Mùi là Trung ương, thuộc hành Thổ, có khi tốt cũng có khi xấu, và 4 cung Dần Than Tị Hợi thì có khi gọi là Tứ sịnh có khi gọi là Tứ tuyệt. Tôi thú thật là không biết gọi thế là theo địa bàn Tiên Thiên bát Quái hay là theo vòng Tràng sinh ?
- Khi có Tràng sinh đóng thì gọi là Tứ sinh khi có Tuyệt đóng thì gọi là Tứ Tuyệt.

Kết quả là có khi cho là tốt, nếu mệnh đóng ở đó có khi cho là xấu. Còn Mão Dậu hai cung này thật là tội, sao Thiên Tướng chỉ ham địa chờ đóng ở cung Dậu mà đắc địa hay ( hay Bình hòa ) khi đóng ở cung Mão, và nhiều sách, có sách này bảo là đắc địa sách kia nói là hãm địa, khi một chính diệu đóng tại hai cung đó.

Vì nhiều sự mơ hồ như thế nên đôi khi người nghiên cứu không còn chú trọng đến Miếu Vượng Hãm nữa mà chỉ đoán số theo toàn thể các sao.

Tôi nói thế vì học giả Phạm Quỳnh tuy có sao Thái Dương cư Hợi thủ Mệnh ( hãm địa ) mà văn hay chữ tốt, một bước Thượng Thư rồi.
- Đinhh chung gần gũi cái ngai vàng xem thế chẳng cần có Nhật Nguyệt tịnh minh như Khổng minh mà học giả Phạm Quỳnh cũng “ Tả cửu trùng ư Nguyệt diệu “

Và cũng vì thế mà tôi có ý kiến là sở dĩ cung Thìn, Tuất, Sửu Mùi được coi là tốt là “ Cường “ vì ngoài việc tuổi Thìn mà mệnh đóng tại la Võng thì xấu, tôi thấy Mệnh đóng tại Thìn Tuất Sửu Mùi tốt sẵn vì hay được giáp Tả Hữu Khôi Việt hoặc có Âm Dương Tả hữu đồng cung. Mẹo Dậu xấu vì hay bị Kình Dương hãm ở đó nếu tuổi Giáp tuỏi Canh hay và Mệnh tại Dần Thân Tị Hợi hay bị Đại Tiểu hao và Kiếp sát đóng nên xấu. Xấu rồi nhiều thì cũng tốt, nếu là tuổi Giáp Mậu, Bính, Canh !

Lại nữa hay cung Tỵ Hợi xem ra là hai cung “ nhược “ nhất trong 12 cung, trong lá số, vì thường là nơi “ trú ngụ “ của tú tinh là Liêm trinh và dâm tinh là Tham Lang và Phá Quân.

Nhưng ở đây Trần Đoàn đã có nghĩ ra cái “ chế hóa “ để làm giảm bớt cái không hay của hai sao Liêm Tham chẳng hạn.

TRƯỜNG HỢP CHẾ HÓA:

Trái với trường hợp chính tinh miếu địa và đắc địa đôi khi chính tinh lại đóng tại các cung xấu gọi là hãm địa, như khi Liêm trinh Tham lang đóng ở Tị Hợi,

“ Liêm , Tham, Tị , Hợi hình ngục nan đào “ hai chính tinh này đóng ở Tị Hợi thì khó mà tránh được phải tù tội “
Tuy nhiên nhờ luật Ngũ hành sinh khắc và chế hóa, sự ngục tù có thể tránh được nếu.
a/ Tham Liêm đóng tại Hợi mà bản Mệnh thuộc hành KIM THÌ TỐT, với điều kiện có Hóa Kỵ cùng đóng tại cung an Mệnh: Hóa Kỵ là Thủy khắc Liêm là Hỏa nhưng tuổi Kim đong ở cung Thủy là tốt được sự sinh.

b/ Tham Liêm đóng tại cung Tị mà bản Mệnh thuộc hành Hỏa ngộ Hóa kỵ lại tốt vì tuy Hóa Kỵ ( thủy ) khắc Liêm ( Hỏa ) nhưng Mệnh đóng ở cung Hỏa không sao có chế hóa.

(Với hai trường hợp này lại thấy Mệnh đóng ở sinh địa là quan trọng nhất )
Tôi xin thưa thật rằng tôi đã chép lại 2 trường hợp này trong quyển Tự điển Tử vi của tác giả Đắc Lộc do nhà xuất bản Phúc Thắng xuất bản tại Hanoi vào năm 1952.
Tôi chỉ gặp trường hợp:

- Bính Thân tháng 2 ngày 18 giờ Thìn ( dương nam ) với Tham Liêm ở Hợi mà mệnh Hỏa, ngộ Hóa Kỵ.

- Quý Dậu, tháng 4 ngày 12 giờ ngọ ( nữ )

Tôi xin quý vị đương nghiên cứu học hỏi về khoa Tử vi thử đóan xem hai lá số trên đây ra sao. Thực tập như thế, quý vị sẽ tiến bộ trông thấy và sẽ rất lấy làm vui mừng được biết khả năng của quý vị khi tôi nói rõ đó là số của ai.

5 nhận xét:

  1. -------------------------

    Thường nghe các sách tử vi lấy sự xiển vi (xiển: mở rõ, bật mí, vi: những cái vi diệu) lập luận rất là tinh tế. Tôi nhiệt tâm đọc các sách ấy, sau tôi nhận thấy rằng lời nói kia không phải láo. Bởi lẽ các sách của người đời nay đều lấy Thái âm bắt đầu tính tháng an Mệnh Thân. Mỗi khi gặp tháng nhuận này ra trăm điều mâu thuẫn, không thể giải quyết được. Xiển vi tức là mệnh dùng Thái Dương, thân dùng Thái âm (Thái Dương là Dương lịch, Thái âm là âm lịch) lập luận như vậy thật là tinh xác, không còn có cái phiền của năm nhuận nữa, thực đáng là khuôn phép cho các sách.

    Đến khi an mệnh, sách này dạy như thế này:
    Đại để nhân mạnh câu tòng. Dần thượng khởi Dần nguyệt.
    Dần nguyệt là tháng giêng. Dần nguyệt ông chú thích như vầy: Dần nguyệt là tháng sau tiết lập xuân, tháng giêng âm lịch đã vị tất là Dần nguyệt. Đây thực là vấn đề then chốt cho phương pháp lấy lá số tử vi. Lấy lá số tử vi bao giờ an Mệnh cũng khởi tháng giêng từ cung Dần, sao đây lại không nhận tháng giêng là tháng Dần. Muốn rõ cho được tường tận ta phải hiều Dương lịch và âm lịch.

    ============================

    Trả lờiXóa
  2. ----------------------

    DƯƠNG LỊCH VÀ ÂM LỊCH

    Dương lịch tính theo bóng Thái Dương chiếu trên mặt địa cầu, âm lịch tính theo bóng Thái Ấm cứ ngày rằm trăng tròn.

    Dương lịch một năm có 365 ngày kể từ xuân phân trước đến xuân phân sau là địa cầu chạy quanh mặt trời một vòng.

    Một năm âm lịch có 354 ngày thành ra mỗi năm âm lịch kém Dương lịch là 11 ngày. Luôn 3 năm phải thiếu tới 33 ngày nghĩa là hơn 1 tháng. Như vậy hai thứ lịch càng lâu ngày bao nhiêu càng xa nhau bấy nhiêu nhất là về khí tiết.

    Muốn cho số ngày trong hai thứ lịch bằng nhau hay xấp xỉ nhau, hoặc 3 năm hoặc 2 năm người ta đặt thêm 1 tháng nhuận thành ra hai thứ lịch không xê xích nhau mấy và khí tiết hợp với mùa của nó.

    Bởi các lẽ trên, phái đẩu số Trung Quốc này đã lấy tiết Lập Xuân làm khởi điểm cho cách lấy lá số của họ. Tiết Lập Xuân là tiết đầu tiên trong 24 tiết của một năm:

    Lập Xuân
    Vũ Thủy
    Kinh Trập
    Xuân Phân
    Thanh Minh
    Cốc Vũ
    Lập hạ
    Tiểu Mãn
    Mang Chủng
    Hạ Chí
    Tiểu Thử
    Đại Thử
    Lập Thu
    Xử Thử
    Bạch Lộ
    Thu Phân
    Hàn Lộ
    Sương Giáng
    Lập Đông
    Tiểu Tuyết
    Đại Tuyết
    Đông Chí
    Tiểu Hàn
    Đại Hàn

    Mỗi tiết lại có 3 hầu thì có tất cả 72 hầu.

    Sở dĩ phái tử vi này được đồng bào của họ tính dụng nhiều và danh tiếng vang ra cả ngoại quốc nữa là vì những lá số của họ lấy ra đều đúng.

    =============================

    Trả lờiXóa
  3. -------------------

    LẤY TIẾT KHÍ LÀM THEN CHỐT

    Đúng là vì ba yếu tố cấu tạo nên con người thì phái này đã nắm được một để làm nền tảng xây dựng nên lý thuyết của họ. Ba yếu tố ấy là:

    - Huyết thống của cha mẹ.
    - Các thức dinh dưỡng mà đương số đã dùng được chế biến ra da, thịt, xương của họ.
    - Khí tiết.

    Tại sao khí tiết cũng quan trọng như hai yếu tố trên? Tôi nhận thấy rằng: mỗi khi Khí - Tiết đến vạn vật trong trời đất này, đều có biến cải, xin lấy mấy tiết ra đây để làm chứng:

    @/ Lập xuân:

    - Đông phong giải đông (Gió tan giá) Vật vô tri cũng thay đổi
    - Trập trùng thể chấn (Trùng núp mới dậy) Động vật chuyển động
    - Ngư trắc phụ băng (Cá đeo băng giá) Động vật chuyển động

    @/ Vũ thủy:

    - Lại tế ngư: (Rái cá dưng cúng cá) Động vật chuyển động
    - Hồng nhạn Bắc (Chim Hồng nhạn trở về Bắc) Động vật chuyển động
    - Thảo mộc manh động (cây cỏ nứt mộng) Thực vật chuyển động

    @/ Kinh Trập

    - Đào thi hoa (Cây đào trổ bông) Thực vật chuyển động
    - Thương canh minh (Chim hoàng oanh hót) Động vật chuyển động
    - Ưng hóa vi cưu (Chim Ưng hóa thánh tu hú) Động vật chuyển động

    Lập luận của phái này khác hẳn của các phái, mà ta biết từ trước đến nay.

    =======================

    Trả lờiXóa
  4. -----------------------

    Tử Vi nói về cái phần “phẩm” cÁi tính cách về vận số của mỗi người, biết Tử Vi để liệu đường mà hành xử.

    Phần lớn những yếu tố quan trọng trong Tử Vi là công trình của những người đi trước Trần Đoàn quá lâu.

    ===========================

    Trả lờiXóa
  5. -----------------------
    Người ta không còn lập cung mệnh cho những người sinh tháng nhuận một cách máy móc, là ngày đầu trong tháng nhuận tính như 15 ngày đầu của tháng chính, và 15 ngày sau tính vào tháng tiếp.

    Nay, người ta căn cứ vào tiết của tháng, chính tháng nhuận để quyết định.

    Cũng như việc giáp giờ người ta không lấy cả hai lá số để xem giờ nào hợp hơn mà người ta đếm khoáy trên đầu.

    ===========================

    Trả lờiXóa