Cùng - Biến - Thông - Cửu.

      Hệ Từ - Hạ truyện viết: "Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu". Triết lý của Dịch cho rằng, quy luật của sự vật khi phát triển đến cùng cực thì sẽ biến hóa, khi đã biến hóa thì sẽ thông suốt, khi đã thông suốt thì sẽ lâu bền.
      Khổng Dĩnh Đạt - Chu Dịch chính nghĩa viết: "Đạo của Dịch khi cùng thì tùy theo thời mà biến đổi, khi đã biến đổi thì có sự khai thông, khai thông thì được lâu bền, cho nên nói 'thông' tất 'bền' vậy".
      Du Diễm - Chu dịch tập thuyết viết: "Đến thời biến, thì phải biến, nếu không biến sẽ cùng, đó là đạo có biến tất có thông của Dịch. Có biến sẽ có thông, tức là tùy theo thời. Dân hãy còn hăng hái, chưa thấy mệt mỏi chán ghét, Thánh nhân không được bắt họ từ bỏ cái chí hăng hái đó; dân chưa được yên ổn Thánh nhân không được bắt buộc họ phải hăng hái làm việc. Chỉ đến khi số đã cùng, thời đã biến, lúc đó Thánh nhân nhân đó mà biến thông thúc đẩy, có như vậy dân mới không mệt mỏi. Nếu không dân sẽ cảm thấy phiền nhiễu, chán ghét, làm sao không mệt mỏi được ? Cứ như vậy mà thuận theo, không cần biết lý do tại sao, như vậy là "thần"; thuận hành dần dần biến cải, không cần câu thúc vào ngôn từ để hướng dẫn hành động, như vậy là "hóa". Theo đạo "thần hóa", đó là đạo dạy dân, dưỡng dân của Thánh nhân đấy, nếu không theo đạo đó, tất dân không chịu theo. 
      Đạo của Dịch không có cùng, chỉ có số mới cùng. Số dương cùng ở số 9, số âm cùng ở số 6. Cùng thì biến, biến thì thông, thông thì lâu dài, lâu dài thì lại cùng. Do vậy, "nếu được trời giúp thì tốt, không có cái gì không lợi vậy".
      Theo nghĩa "Dịch biến" và "Dịch bất biến" làm chuẩn mực để sáng tỏ về lẽ động tĩnh của nhân sự: Số cơ ngẫu là 7 - 8 vậy; giao trùng là 6 - 9 vậy. Quẻ vạch theo số 7 - 8 là "Dịch bất biến", hào vạch theo số 6 - 9 là "Dịch biến" vậy. Quẻ tuy là "dịch bất biến", mà trong lại có "dịch biến", thì có nghĩa là 'hanh'. Hào tuy  là "dịch biến", mà trong lại có cái "dịch bất biến", thì gọi là 'trinh'. Phép xem Hồng Phạm dùng hai chữ "trinh - hối", "trinh" tức là tĩnh, "hối" tức là động. Cho nên, nếu thấy tĩnh cát mà động hung thì chớ dùng; Thấy động cát mà tĩnh hung thì chớ xử; Thấy động tĩnh đều tốt thì mọi việc đều tốt; Thấy động tĩnh đều hung, thì trong vòng trời đất không thể trốn đâu cho thoát được.
      Tiên Nho khi nói Quái biến thì chưa có sự chuyển dịch về cương nhu âm dương, đảo ngược vị trí trên dưới. Nay lấy Càn làm Khôn, lấy Thủy làm Hỏa, lấy trên làm dưới, làm rối ren chìm đắm, thường thì tượng Dịch từ đây mà nhầm lẫn vậy.
      Du Việt theo thể lệ Bàng thông "thành Ký tế định" của Ngu Phiên, và phép "thăng - giáng" của Tuân Sảng, bàn chung về cái lý "cùng tất biến, biến tất thông" của các quẻ Dịch.
      Trong Dịch, có 192 hào âm và hào dương "đắc chính", cũng đồng thời tồn tại 192 hào âm và hào dương "thất chính"; Được chính tức là Ký tế định, thất chính sẽ hóa thất chính thành chính, rồi sau đó mới có thể định. Cho nên đối với những quẻ Bàng thông, bỉ thử giao dịch lẫn nhau, thì trong 192 hào, có 96 hào âm gặp hào dương; hoặc 96 hào dương gặp hào âm, do vậy có thể biến dịch được. Có 96 hào âm gặp hào âm, hoặc hào dương gặp hào dương, do vậy không biến dịch. Có thể biến dịch, thì gọi là "thông", không thể biến dịch, thì gọi là "cùng"; Cùng tất sẽ có biến và có phép của sự biến thông, biến tất sẽ có hóa, hóa tất sẽ chuyển từ bất chính thành chính.
      Lại nói rằng, muốn biết Lý "cùng - thông", thì trước hết phải biết lý "thăng - giáng" của âm dương, đây là thuyết của Tuân Từ Minh, muốn biết cái lý "thăng - giáng", trước hết phải biết cái lý "cùng - thông", đây là thuyết của Ngu Trọng Phiên. Tham nhập hai thuyết làm một, đó là do Tiêu Lý Đường.
      Ngu Trọng Phiên nước Ngô thời Tam quốc, thuật lại lời của Đạo sĩ Trần Đào Mộng là thầy dạy mình: nói "Dịch Đạo tại thiên, tam hào túc hĩ", ý nói đạo của Dịch ở tại Trời, chỉ cần ba vạch của quái có thể đủ để ứng dụng phép "chi chính" và phép "thành Ký tế định". Ngô Dực Dần - Dịch Hán học khảo nói: "Cho rằng 64 quẻ đều thành Ký tế, sau đó vị thế của các quẻ sẽ được chính, đó là thuyết của Đạo sĩ, từ câu 'dịch đạo tại thiên , tam hào dĩ túc' vậy".
     Tóm lại, hào quẻ có thể thông với các quẻ khác, thì gọi là "thông", khi hào quẻ không thông với các quẻ khác thì gọi là "cùng". Cùng, mà tự biến đổi âm dương của mình, tức là hóa bất chính thành chính, thì gọi là "biến hóa".
      Quân tử sở lý, Tiểu nhân sở thị = Người quân tử thì cố dấn thân mà đi, còn kẻ tiểu nhân thì chỉ biết đứng nhìn.

      Hệ từ nói: "Phù Dịch thánh nhân chi sở dĩ cực thâm chi nghiên cơ dã" = Thánh nhân nhờ Dịch mà biết được sâu và xét được tinh vi (từ khi sự việc mới manh nha).
      "Quân tử kiến cơ nhi tác" = Người quân tử thấy trước triệu chứng thì ứng phó ngay.


5 nhận xét:

  1. Theo quan điểm tồn tại và số phận: "một tương lai khác" là điều kiện để tồn tại tiếp.

    Người "tồn tại" được như vậy, không còn là "chính nó" nữa, mà nó đã được "tiếp nhận". Như vậy, cái vĩnh hằng không phải được chấp nhận nằm ngoài tương lai, đối lập với tương lai, mà hoà trộn với tương lai.

    Tương lai là sự vĩnh hằng duy nhất.

    Sự tiếp nối khi đạt tới sự đối lập của nó (sự biến đổi), thì cái thực tại được tạo ra.

    Thông, là sự tiếp nối, là sự nắm bắt, cũng có hiệu lực như sự biến đổi.

    Thông, có những ý nghĩa riêng của nó: "Vượt qua một cách tự do", "tự lan toả", "tự truyền bá".

    =============================

    Trả lờiXóa
  2. Khi tìm đến giai đoạn phôi thai của các sự vật, thì chức năng của Dịch chỉ cho ta, bằng con đường hiệu quả nhất, cách thức ứng sử phải theo.

    Thích hợp nhất để lý giải thời "tinh vi" này, sẽ là đối lập với thời kỳ "hiệu quả", bằng sự tương phản với cái "đã trở thành cụ thể", trở thành đối tượng xem xét đối với ta. Theo đó, đưa ta tới để lý giải thời điểm ngược lại này, ở đó "nó không còn trở thành cụ thể được nữa".

    Một thời điểm then chốt, nó tạo ra ngưỡng giữa một pha này với một pha khác. Đó chính là mỗi một hào, đều thể hiện sự manh nha trong các cơ hội tình huống. Nó cho phép con đường của sự điều chỉnh luôn luôn tự đổi mới. Do đó, khả năng của nhận thức không bị giới hạn bởi các hiện tượng.

    Khi biết loại bỏ cách nhìn ích kỷ và vụ lợi (vô tư), vượt lên trên mọi suy tư mang tính cá nhân và lập dị, thì có thể liên kết được các kích thước cộng đồng, cũng không cần thiết phải điều hành tại từng thời điểm một cách rành rẽ (vô vi) để mở rộng ảnh hưởng. Sự thẳng thắn mang tính đạo đức và tính công minh là điều kiện của sự thông tuệ này. Bởi vì nó là tự do tại mọi vị thế, chính vì vậy khiến nó bất động, cũng như từ mọi sự ràng buộc làm nó đông cứng lại. Đó chính là cảm - thông.

    ===========================

    Trả lờiXóa
  3. Đạo của Thánh nhân rất ít nói về Thiên tính Thiên đạo, bốn đức của quẻ Càn quẻ Khôn, cuối cùng tất quy về việc của con người.

    Lấy Thoán từ của quẻ Tụng có thể bác bỏ được thuyết Quái biến. Cổ thuyết của Tiên nho cái nào cũng bị bẻ cong uốn gãy.

    Bàn về những điều quan thiết, lấy xem Tượng làm chủ, có thể tham khảo thêm Hỗ thể, không chỉ để ý đến "tượng chiêm từ biến", mà phải lấy "hối lận cát hung" làm trọng yếu.

    Dịch chính là Tượng, có Tượng thì có Lý, Lý là theo Tượng, bỏ Tượng thì chẳng biết cái gọi là Lý đó nằm ở đâu ? Các tượng Trung hào, Hỗ quái, đảo Tốn, đảo Đoài, hậu Ly, hậu Khảm, (hậu Ly tiên Khảm) đều là điều rõ ràng dễ thấy ở thể của quẻ.

    ===========================

    Trả lờiXóa
  4. ------------
    Sự điều chỉnh, theo nghĩa của Từ điển là:

    Xác định một quá trình, theo đó một cơ chế hay một tổ chức, bảo tồn được trong một thế cân bằng nhất định; bảo tồn một cơ chế xác định hoặc biến đổi chức năng của nó để thích nghi với hoàn cảnh.

    ===========================

    Trả lờiXóa
  5. ------------

    Làm rõ nghĩa của Tượng làm căn bản. Muốn làm rõ nghĩa Tượng, thì lấy Tự quái làm gốc - lời giản lý rõ.




    ========================

    Trả lờiXóa