Hoài Nam cửu sư đạo huấn.

      Nguyên đề Lưu An thời Tây Hán soạn, Mã Quốc Hàn thời Thanh sưu tập, 1 quyển, bản của Ngọc hàm sơn phòng tập thư.

      Hán thư - nghệ văn chí chép: "Hoài Nam đạo huấn 2 thiên. Hoài Nam Vương An mời chín người am hiểu Dịch, gọi là cửu sư thuyết". Vậy sách này phải do chín vị Dịch sư được Lưu An triệu tập cùng soạn, chỉ thấy trong Văn tuyển chú của Lý Thiện nhắc đến tên sách, phù hợp với Hán thư - Nghệ văn chí.
      Kha Thiệu Văn nói "Vậy sách này, đầu đời Đường đã thất lạc, chỉ riêng Tùy thư - Kich tịch chí có để lại. Quốc Hàn căn cứ những lời dẫn trong Hoài Nam Hồng Liệt sưu tập làm một quyển".
      Gần đây, có người soạn Hoài Nam Tử - Chu dịch cổ nghĩa trưng dẫn rất kỹ, nên theo mà bổ xung. Hoài Nam là vào thời Thiếu Vũ, chỉ có Dương Hà dịch được lập Bác sĩ. Do vậy lời Hoài Nam thuật, phải là cái học của Điền Dương, mà ba nhà Thi, Mạnh, Lương Khâu đều là chi phái vậy.
      Thuyết ấy nghĩa lý sâu rộng, ngõ hầu sánh với Văn ngôn, Hệ từ, không phải những điều mà những kẻ học Dịch từ thời Đường Tống lại đây biết được vậy.

      Chậm để bắt đầu, nhanh để đứt đoạn. 
      Phàm ý sâu đạo lớn vốn không trái ngược nhau.

      Phàm là người học, tất phải sưu tầm nghiên cứu rộng rãi các bản cổ chú khác nhau, so sánh tìm ra cái hay cái dở trong mỗi bản, cốt để tìm ra cái đúng. Nếu như không khảo cứu những bản cổ chú, một mình làm sao có thể biết được đâu là lẽ phải?
      Tuy nhiên không phải bản cổ chú nào cũng đúng cả, do vậy phải biết chọn cái đúng mà theo, không phủ nhận khiên cưỡng, cũng không a dua phụ hoạ. Thế mới là người biết đọc sách, biết khảo cổ.


      Phàm, việc ngắt câu khi đọc Dịch là rất khó. Thoát ly khỏi Kinh để làm rõ việc ngắt câu, cũng là phương pháp có thể chấp nhận. Về nội dung của Lời quẻ Lời hào, sự thoát ý thoát nghĩa chưa hẳn đã đạt tới tiêu chuẩn bỏ thô lấy tinh, khử ngụy tồn chân.
      Ngoại, phát huy rộng rãi cái lý biến thông của Tượng Số, đạo ứng dụng của nó không cùng. 

      Luận về lẽ biến thông, tất phải xét sự tiến thoái của Tượng. Xem để quyết đoán những điều còn ngờ vực, tất phải là nghĩa cát hung từ Lời quẻ Lời hào. Không biết về Tượng, làm sao hiểu được lẽ biến thông ? Không biết về Từ thì làm sao quyết được những điều còn ngờ vực ?  

      Cổ nhân nói Dịch, thì nói Tượng Số, mà nghĩa lý nằm trong đó. Người đời sau nói nghĩa lý mà tượng số vì thế bị che lấp.      
      Chính thể thì hai hào Nhị Ngũ cư trung. Hỗ thể thì hai hào Tam Tứ cư trung, mà cái trung của hào Tam Tứ do biến mà thành.
      Còn như việc dự báo về điều hay điều dở, thì phải tuỳ vào "thời" và "vị" của Quẻ mà thay đổi, không thể chấp nhất mà bàn được.

      Duy có Đại tượng là thuần theo Lý để học Dịch. Ví như xem quẻ Bĩ là để biết kiệm đức tránh nạn, xem quẻ Bác để răn phải tốt với kẻ dưới để được yên nhà, xem quẻ Quy muội mà biết được tai hoạ sau này, xem quẻ Cấu là có thể ban bố mệnh lệnh khắp thiên hạ, ...

      Lấy lý "thuỷ chung hợp nhất" mà suy, thì có thể bao quát hiểu thấu được vạn vật. 
       Đây nói Càn - Thoán truyện có câu: "Đại minh chung thuỷ".

      Hệ từ - Hạ hay Lời hào Cửu Ngũ quẻ Quán có câu: "trùng môn kích thác", tới nay chưa thấy ai làm rõ được ý nghĩa uẩn áo của câu này.
     Lời quẻ Lời hào trong Dịch, từ ngữ cũng u áo, mang lý huyền diệu sâu kín, khi ta được dùng "Dịch tổng nghĩa" giảng dạy ở trong cung đình, thì mới thấy được giá trị sâu rộng căn bản của Dịch (Thư viện của TW Đảng CSTQ còn lưu giữ bản khắc thời Minh).

24 nhận xét:

  1. CHU DỊCH BÁI SỚ (Khảo chú vụn vặt).

    Vương Phu Chi thời Thanh soạn 4 quyển. Bản của Thuyền sơn di thư. Sách được biên soạn dưới dạng bút ký khi đọc Dịch, mỗi mục dẫn một câu hoặc một chữ nào đó trong Dịch làm tiểu mục, mà không chép lại nguyên văn toàn bộ Kinh hoặc Truyện. Hoặc ngẫu nhiên thấy chỗ nào còn nghi ngờ, thì tập trung vào khảo biện, chứ không khảo biện từ đầu đến cuối các hào và quẻ, do vậy đặt tên cho sách là "bái sớ" = khảo chú vụn vặt.

    Tứ khố toàn thư đề yếu nhận xét: "Nội dung cơ bản của "Bái sớ" là không tin theo học thuyết của Trần Đoàn, cũng không tin theo thuật của Kinh Phòng, kịch liệt bài xích các đồ thức Tiên thiên và Vĩ thư. Tuy nhiên, Bái sớ cũng không sa vào "không đàm huyền diệu", tư tưởng của sách phù hợp với tư tưởng của Lão Trang. Lập luận đều có chứng cứ, giải nghĩa có lý lẽ xác thiết". "Số quyển tuy ít nhưng nghĩa lý quán thông, có cơ sở chắc chắn".

    ==========================

    Trả lờiXóa
  2. CHU DỊCH CHÚ - VƯƠNG BẬT

    "Tứ khố toàn thư đề yếu" nhận xét:

    Bình tâm mà xét, phát minh được nghĩa lý, khiến cho Dịch không bị hỗn tạp với thuận - số, Vương Bật và Khang Bá là người có công lớn. Chuộng thuyết "hư vô", khiến cho Dịch sa đà vào thuyết Lão Trang, như Vương Bật và Khang Bá thì cũng có sai.

    Đó là ngọc sáng không che được vết xước vậy !

    Các nhà nho thường hay thiên lệch về khen hay chê, đều là kiến giải hẹp hòi không thoả đáng vậy"

    ===========================

    Trả lờiXóa
  3. CHU DỊCH CỔ KINH KIM CHÚ - CAO HANH

    Cao Hanh soạn. "Trung Hoa thư cục" xuất bản năm 1984.

    Toàn sách nổi lên hai đặc điểm lớn: "Không theo thuyết của Thập dực. Không đề cao đến Tượng Số học. Khi chú thích, đa phần lấy nghĩa thông giả của chữ để giải thích nghĩa. Có nhiều kiến giải mới. Tuy nhiên cũng chưa hoàn toàn thoả đáng, cho nên trong Lời tựa cũ, Cao Hanh nói:

    Trong "Chu Dịch cổ kinh kim chú", tôi đã đưa ra nhiều kiến giải mới, trong đó cũng có nhiều quan điểm, mà cho đến nay vẫn còn thấy đúng. Cũng có những vấn đề, đến nay tôi cho rằng cần phải sửa đổi, nhưng tiếc rằng không còn thời gian để làm việc đó nữa".

    =============================

    Trả lờiXóa
  4. CHU DỊCH CỔ PHỆ KHẢO - THƯỢNG BỈNH HOÀ

    Thượng Bỉnh Hoà soạn, 10 quyển. Bản in năm Dân Quốc thứ 15 (1926).

    Nội dung chính của sách là khảo cứu tìm tòi các phép bói Dịch của thời cổ đại, để chứng minh trình thức cơ bản của phép bói này.

    Toàn bộ sách chú trọng phân tích các Phệ án trong lịch sử. Về cách bói mà Chu Hi đặt ra, trong đó có những phát minh biện chứng.

    Về việc mở rộng nghĩa của "Dụng cửu" và "Dụng lục" của hai quẻ Càn Khôn, ông đã đưa ra nhiều kiến giải mới.

    Lưu Điện Thần trong lời Bạt của sách, đã khen rằng:

    "Đủ để cải chính những sai lầm của các Nhà chú sớ từ thời Hán - Nguỵ đến nay, loại bỏ những thuyết mơ hồ, nêu rõ lẽ phải, thật có công đối với việc mở rộng kinh nghĩa".

    ============================

    Trả lờiXóa
  5. CHU DỊCH CHÍNH NGHĨA - LUẬN TAM ĐẠI DỊCH DANH - Khổng Dĩnh Đạt dẫn lời Trịnh Huyền giải thích nghĩa của "Chu lễ" và "Tam dịch" nói:

    "Liên Sơn có tượng là mây bay ra khỏi núi, ùn ùn không thôi.

    Quy Tàng có nghĩa là vạn vật không có cái gì là không "quy" về, và "tàng chứa" ở bên trong.

    Chu Dịch có ý nói Đạo của Dịch là chu lưu phổ biến khắp nơi, không có chỗ nào là không có".

    "Kinh điển thích văn" - Lục Đức Minh cho rằng "chu" là tên triều đại, "chu" cũng có nghĩa là "đến", "khắp", "đủ", nay đặt tên cho sách, lấy nghĩa là "chu phổ" = chu lưu phổ biến.

    Khổng Dĩnh Đạt nói:

    "Dịch là tên gọi tổng quát để chỉ sự biến hóa, tên gọi đặc thù để chỉ sự biến cải. Từ khi trời đất mở mang, âm dương vận hành, nóng lạnh thay nhau, mặt trăng mặt trời qua lại, ... sinh sinh tương tục, cái mới không ngừng xuất hiện, không có cái gì là không nhờ công lao của sự biến hoá, sức lực của sự hoán cải.

    Sở dĩ có biến hoá, vận hành là nhờ ở hai khí âm dương, cho nên buổi đầu Thánh nhân vạch quẻ, trước hết là vạch hai vạch cương - nhu, tượng trưng cho hai khí âm dương, khi bầy ra thì đặt Tam vị, tượng cho "tam tài". Vậy, Dịch có nghĩa là biến hoá".

    =============================

    Trả lờiXóa
  6. CHU DỊCH DIÊU THỊ CHÚ

    Diêu Tín người nước Ngô thời Tam quốc soạn. Mã Quốc Hàn người thời Thanh sưu tập, một quyển. Bản của "Ngọc Hàm sơn phòng tập dật thư". Sách này đã thất lạc từ lâu, Mã Quốc Hàn căn cứ theo các trích dẫn về Dịch chú của Diêu Tín trong "Kinh điển thích văn", "Chu dịch chính nghĩa", "Chu dịch tập giải" biên tập lại thành một quyển.

    "Dịch thuyết bình nghị" - Thượng Bỉnh Hòa nói:

    "Trong đoạn chú này, mỗi câu mỗi chữ đều nói về Tượng nhưng cũng không bỏ Hỗ thể. Phong cách nói về Dịch của người thời Xuân Thu, được chép trong "Tả truyện" cũng như vậy mà thôi, đó là phép cổ xưa nhất. Người thời Lục triều chuộng sự phù hoa, ưa bàn luận suông, tôn sùng chú của Vương Bật; nghị luận có căn cứ, tìm đến căn nguyên của Dịch tượng như Diêu Tín là rất hiếm. Ông cắt bỏ những chỗ phù phiếm dông dài của Vương Bật, suy tìm Dật tượng trong "Tả truyện", không biết tại sao Lý Đỉnh Tộ lại dẫn của Diêu Tín có một điều".

    ============================

    Trả lờiXóa
  7. Từ năm Hồng Vũ (1368) mở khoa thi, Ngũ Kinh đều căn cứ vào các bản "Chú sớ" cổ của Tống nho. Kinh Dịch có chú sớ của Trình - Chu; Kinh Thư có chú sớ của họ Thái; Kinh Thi có chú sớ của họ Chu; Kinh Xuân Thu, Cốc Lương, Công Dương có chú sớ của họ Trình, họ Hồ và họ Trương; Lễ Ký có chú sớ của họ Trần. Sau này, không biết từ bao giờ, bỏ hết "chú sớ". Có thuyết cho rằng từ khi có "Ngũ Kinh Đại Toàn", sách đó được dùng cho thi cử hơn 200 năm nay, những điều hay trong "chú sớ" đều đã được tuyển trọn vào trong sách Đại toàn.

    Qua đó, có thể thấy, từ thời Minh đã lo cái tệ vứt bỏ hết "Chú sớ" cũ, nay xem "Chu Dịch đại toàn", cũng thấy sách chưa bao quát hết được cái hay cái dở của các Dịch thuyết vậy.

    =============================

    Trả lờiXóa
  8. "Trình truyện" dùng bản của Vương Bật. "Bản nghĩa" dùng bản của Lã Tổ Khiêm. Một bên chủ về nghĩa lý, một bên lại chủ về tượng chiêm, ý nghĩa khác hẳn nhau.

    Các thuyết của Tiên nho hoặc theo bên nọ hoặc theo bên kia, phân chia theo phái tranh luận với nhau không dứt.

    Dịch thuyết của các dịch gia, tuy cách thức biểu đạt và con đường tiếp cận khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng chỉ là một.

    ============================

    Trả lờiXóa
  9. CHU DỊCH HUYỀN NGHĨA - LÝ THUẦN PHONG

    Lý Thuần Phong đời Đường soạn, nay đã thất lạc, Mã Quốc Hàm căn cứ theo "Hoả châu lâm" tìm được một tiết là "Bát quái lục vị đồ".

    "Dịch thuyết bình nghị" - Thượng Bỉnh Hoà nhận xét:

    "Nay xem Dịch đồ đó và Dịch thuyết kèm theo, thấy luận về Bát quái rất tinh tế và sâu sắc, bàn về Bốc phệ có căn cứ rõ ràng. Tuy không được xem toàn thư, nhưng qua đó cũng đủ biết đại lược Dịch thuyết của Thuần Phong vậy".

    =============================

    Trả lờiXóa
  10. Dịch có thuyết Thái cực, có nghĩa "tri chí tri chung", có lời chính trực nghĩa phương, đều là nguồn lớn của nghĩa - lý, là điều chí yếu của hậu học, để khai thác những điều mà các bậc tiên hiền chưa từng nói.

    Lược lệ nêu lên, giải thích cương mục làm rõ nghĩa lý một cách hệ thống. "Lược" là không cụ thể chi tiết. "Lệ" là "cử tịch" nêu lên cái chính yếu có tính nguyên tắc.

    "Chu dịch Mạnh thị học" có những kiến giải chủ yếu, câu "Long chiến vu dã" của hào Thượng quẻ Khôn, và câu "Huých kỳ vô nhân" của hào thượng quẻ Phong, trước đây trưa ai làm rõ được ý nghĩa uẩn áo của nó, nay được Mạnh Hỷ giải thích rõ ràng, chứng minh chặt chẽ. Hai là, Mạnh Hỷ đã dùng thuyết tượng số, phân tích giải thích rõ ràng câu "Thiên nhất địa nhị, ...", không phải là người tinh sâu về thiên đạo và nhân sự, thì không thể giải được lời của Dịch vậy.

    ============================

    Trả lờiXóa
  11. Một quẻ giao hỗ thành năm quẻ (thuyết "Nhất quái hỗ ngũ quái"), như quẻ Truân, từ hào Tam đến hào Thượng thành hỗ Kiển, từ hào Tam đến hào Ngũ thành hỗ Tỷ, từ hào Nhị đến hào Ngũ thành hỗ Bác, từ hào Sơ đến hào Ngũ thành hỗ Di, từ hào Sơ đến hào Tứ thành hỗ Phục.

    Thuyết "Nhất quái hỗ ngũ quái" không gọi là "hỗ quái", mà gọi là "tạp quái".

    =============================

    Trả lờiXóa
  12. Giả sử Tượng có mà có thể bỏ đi, thì lời của thánh nhân không thể kê cứu, những điều Phục Hy nhờ tượng số đã để lại những lời dạy trở thành ra điều thừa vô ích.

    Người làm Dịch không thể rời tượng số để đặt hào Thoán, người nói Dịch cũng không thể nói suông về tính mệnh ở bên ngoài tượng số vậy.

    Chu dịch lược lệ - Minh hào thông biến Vương Bật nói:

    "Quẻ là để chỉ thời, hào là để chỉ sự biến hoá. Hào là sự biến hoá thích ứng với thời. Thời có bĩ thái, cho nên dụng thì có hành tàng. Quẻ có lớn nhỏ, cho nên lời có khó có dễ.

    Cái hạn chế của một thời, có thể trở thành cái dụng, cái tốt lành của thời có thể biến thành cái hung hiểm. Cho nên, quẻ có thể đảo ngược mà hào cũng đều biến. Vì thế cái dụng không có đạo thường hằng, sự việc không có quỹ độ sẵn có, động tĩnh co duỗi, tất cả đều biến hoá mới thích hợp.

    Vì thế, nói tên một quẻ nào, thì cát hung theo loại đó mà sinh ra. Thời nào đó còn, thì động tĩnh ứng với cái dụng của nó, theo đó mà xuất hiện".

    ===========================

    Trả lờiXóa
  13. Các nhà Nho thời Tống Nguyên đều lấy ý riêng của mình mà suy đoán, thường sa đà vào luận thuyết diễn nghĩa suông. Cho nên ngày càng cách xa với Hán Dịch - đó là thái độ nghiêm cẩn giữ gìn gia pháp, với tâm niệm vượt Thầy đâu có dễ dàng như vậy.

    Căn cứ vào phép Quái biến để tìm Tượng, từ Tượng giải thích làm rõ Lý. Mỗi quẻ đều có thể chú giải nguồn gốc từ quẻ nào ra, được gọi là "thời lai", không hiểu rõ "thời lai" của quẻ, thì không biết được quẻ đó từ đâu mà ra. Không tìm hiểu sự biến của Hào, thì không biết quẻ đó sẽ biến ra quẻ nào. Hào bao quát hết thảy các hiện tượng và sự vật.

    Thuyết cũ chỉ giảng chung, rồi đưa vào việc luận về con người và chính trị xã hội, bỏ xót rất nhiều đạo lý.

    Phải chăng, đạo của Dịch vô cùng rộng lớn, không gì không có trong đó, âm dương biến hoá quán thông tất cả, uyển chuyển sinh sôi, đầy đủ cả Lý tương thông. Cho nên, các Dịch gia thời Hán như Mạnh Hỷ, Mã Dung, Ngu Phiên, Tuân Sảng,... đều theo cái Lý đó mà lập thuyết. Các nhà Tống học như Trinh Di, Chu Hi,... cũng chú trọng phát phát minh Lý đó. Tuy không làm mất nghĩa gốc của Dịch, giữa nghĩa lý và tượng chiêm, cũng đều là tinh tuý của Dịch vậy.

    Nghĩa lý sâu kín của Dịch, không ngoài Lý Số Tượng Chiêm. Trong đó, Số thì không thể hiển hiện được rõ ràng, Lý thì không thể suy đến tận cùng, cho nên chỉ có thể gửi vào Tượng. Biết Tượng, thì Lý Số đều nằm ở trong đó. Có Thời có Vị, thì có đức (năng lực hiện thực) ứng trong đó.

    ============================

    Trả lờiXóa
  14. Giải nghĩa câu: "Thất nhật lai phục" (bảy ngày lại trở lại), không thể không vận dụng thuyết "Lục nhật thất phân".

    Chu Hi khi giải nghĩa câu: "Đê dương xúc phiên" (Dê đực húc bờ dậu), cũng không thể không dùng nghĩa của quẻ Hỗ Đoài. Vậy đâu phải chỉ có dựa vào Lý mới giải được Dịch.

    ============================

    Trả lờiXóa
  15. Kẻ Sỹ học ở trường làng vốn chuộng nghĩa khí, quý ở danh hạnh. Nhưng khi tục ấy mất đi thì chạy theo quyền thế, chỉ nhìn thấy lợi.

    ========================

    Trả lờiXóa
  16. ---------------------
    Tiên đề, vốn có nội dung của một mệnh đề, bao gồm đối tượng nghiên cứu hay quan sát cùng với quy tắc liên hệ giữa các đối tượng có trong mệnh đề đó, chúng ta có thể hiểu được điều này qua một số ví dụ cụ thể như sau:

    Tiên đề hình học.

    1- Qua hai điểm (đối tượng hình học) có thể kẻ một và chỉ một (quy tắc liên hệ) đường thẳng (đối tượng) đi qua chúng mà thôi.

    2 – Qua một điểm ngoài đường thẳng (đối tượng) chỉ có thể vạch được một (quy tắc liên hệ) và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho mà thôi.

    Tiên đề cơ học cổ điển.

    1 – Nếu một chất điểm (đối tượng) chuyển động thẳng đều thì nó sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi (quy tắc) – nguyên lý quán tính.

    2 – Tổng (quy tắc) các lực (đối tượng) trong một hệ cơ học kín (đối tượng) là bằng không (quy tắc).

    Đó là những ví dụ dễ hiểu nhất.
    ===============================

    Trả lờiXóa
  17. ------------------
    Cho nên, Âm – Dương vốn chỉ là khái niệm, chỉ là khái niệm mà thôi. Khái niệm tổng quát cho toàn bộ các đối tượng, các mặt, các yếu tố, các vật, ... một cách tổng quát nhất. Nhưng là khái niệm tiên khởi không được định nghĩa, và có muốn định nghĩa cũng không thể định nghĩa nổi.

    Âm – Dương là khái niệm không thể định nghĩa, trí cao tới đâu thì hiểu được âm dương tới đó.
    ============================

    Trả lờiXóa
  18. ----------------------
    Do có nền tảng khoa học, đương nhiên Dịch phải có những mệnh đề cơ bản, được xem như là nguyên lý, những tiền đề xác định như một chân lý. Những tiên đề, nguyên lý này không phải chứng minh. Nó phải được thừa nhận, và đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử thăng trầm đẽo gọt để mà đúng ! Và theo đó, về cơ bản Lý Đông phương có được một cơ ngơi khá đồ sộ là được đặt trên nền tảng này

    ========================

    Trả lờiXóa
  19. --------------------
    三寶 tam bảo

    Chỉ Phật 佛, Pháp 法 và Tăng 僧.

    Ba điều quý, theo Nho giáo gồm: thổ địa, nhân dân và chính sự.

    Thái Công 太公 nói: đại nông, đại công, đại thương, vị chi tam bảo 大農, 大工, 大商, 謂之三寶.

    ===========================

    Trả lờiXóa
  20. --------------------
    Có 4 cặp đối-xứng thủ-vỹ (automorph) nghiã là lật ngược cũng không đổi:
    Kiền/Khôn ,
    Di/Đại-quá ,
    Khảm/Ly ,
    Trung-phu/Tiểu-quá,
    Được gọi chung là Quẻ Thác 錯, quẻ Thác đối-xứng thượng-hạ, có hai nghĩa là từ trên xuống dưới và hoàn-toàn. Ngu-Phiên gọi chúng là Bàng-thông 旁 通.

    28 cặp còn lại có đối-xứng ngoại-tại: lật ngược quẻ này sẽ được Quẻ kia trong cặp (Phản-quái 反 卦) và được gọi chung là Quẻ Tổng 綜. Họ Ngu gọi chúng là Phản-phục 反復. Có nghĩa là xung quanh

    Quân-bằng âm-dương được bảo-toàn và Đạo “âm-dương tương-thắng 陰 陽 相 勝” cuả Hoàng-đế trong Âm-phù-kinh 皇 帝 陰 符 經luôn luôn được tôn-trọng.

    Cổ Kinh chia thành Kinh Thượng và Kinh Hạ, gồm 30 Quẻ, chuyên bàn Thiên-mệnh và Kinh Hạ, gồm 34 Quẻ, thiên về nhân-sự. Thượng-Kinh có 6 quẻ Thác là Kiền/Khôn, Di/Đại-quá, Khảm/Ly, và 12 Quẻ Tổng, vị chi là 18 Quẻ. Hạ-Kinh chỉ có 2 Quẻ Thác là Trung-phu/Tiểu-quá, nhưng lại có (34-2)/2 = 16 Quẻ Tổng, vị chi cũng là 18 Quẻ.

    ============================

    Trả lờiXóa
  21. -----------------
    履 霜 堅 冰 至 蓋 言 順 也
    Lý sương kiên băng chí, cái ngôn thuận dã.
    Dẵm sương, biết băng giá đến là đề-cập tốn thuận vậy.

    ====================

    Trả lờiXóa
  22. -----------------------

    Thuyết-quái-truyện chiụ ảnh-hưởng cuả thuyết "Ngũ-đức chung thủy 五 德 終始, cuả Trâu Diễn 鄒 衍 (305-240 B.C.?) và thuyết "Ngũ-hành phối số tự 五 行 配 數 序“ ( 參 天 兩 地 而 依 數。Tham Thiên lưỡng Địa nhi ỷ số).

    Nhân trời với 3, chia đất với 2 mà dựa vào số, (Thuyết-quái-truyện, Chương I, tiết 2). Còn Tự-quái-truyện lại được Hoài-nam-vương trích-dẫn: "剝 之 不 可 遂 盡 也,故 受 之 以 復。"(Bác chi bất khả toại tận dã, cố thụ chi dĩ Phục)

    =============================

    Trả lờiXóa
  23. ---------------------------
    此亦靜極思動, 無中生有之數也
    Thử diệc tĩnh cực tư động, vô trung sanh hữu chi số dã.

    Đấy cũng là cái số kiếp "tĩnh lắm thì nghĩ tới động", "từ không sinh ra có" đó thôi.

    ==========================

    Trả lờiXóa
  24. 時 = thì, thời

    (Danh) Mùa. ◎Như: tứ thì 四時 bốn mùa.

    (Danh) Giờ (cổ). § Một ngày chia 12 giờ (cổ), mỗi giờ gọi tên một chi. ◎Như: tí thì 子時 giờ tí, thần thì 辰時 giờ thìn. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: Khứ liễu lưỡng cá thì thần hữu dư, bất kiến hồi báo 去了兩個時辰有餘, 不見回報 (Đệ thập cửu hồi) Đi được hơn hai giờ (tức bốn giờ ngày nay), không thấy trở về hồi báo.

    (Danh) Giờ (đồng hồ). § Một ngày có 24 giờ, một giờ có 60 phút.

    (Danh) Một khoảng thời gian dài. ◎Như: cổ thì 古時 thời xưa, Đường thì 唐時 thời Đường, bỉ nhất thì thử nhất thì 彼一時, 此一時 bấy giờ là một thì, bây giờ là một thì (thời gian khác nhau, tình huống cũng khác nhau).

    (Danh) Thời gian, năm tháng, quang âm. ◇Lã Thị Xuân Thu 呂氏春秋: Thì bất cửu lưu 時不久留 (Hiếu hạnh lãm 孝行覽) Năm tháng không ở lại lâu.

    (Danh) Cơ hội, dịp. ◎Như: thì cơ 時機 thời cơ. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Kim bất thừa thì báo hận, cánh đãi hà niên? 今不乘時報恨, 更待何時 (Đệ thât hồi) Nay không nhân dịp báo thù, còn đợi đến bao giờ?

    (Danh) Lúc ấy, khi ấy. ◇Tư trị thông giám 資治通鑒: Thì Tào quân kiêm dĩ cơ dịch, tử giả thái bán 時曹軍兼以饑疫, 死者太半 Khi ấy quân của Tào Tháo vừa đói vừa bị bịnh dịch, chết hơn một nửa.

    (Danh) Họ Thì.

    (Tính) Bây giờ, hiện nay. ◎Như: thì sự 時事 thời sự, thì cục 時局 thời cuộc, thì thế 時勢 xu thế của thời đại, thì trang 時裝 thời trang.

    (Phó) Thường, thường xuyên. ◎Như: thì thì như thử 時時如此 thường thường như thế. ◇Tây du kí 西遊記: Phong đầu thì thính cẩm kê minh, Thạch quật mỗi quan long xuất nhập 峰頭時聽錦雞鳴, 石窟每觀龍出入 (Đệ nhất hồi) Đầu núi thường nghe gà gấm gáy, Hang đá thường thấy rồng ra vào.

    (Phó) Đúng thời, đang thời, hợp thời. ◎Như: thời vụ 時務 mùa làm ruộng, việc đang đời, thời nghi 時宜 hợp thời (cái mà đời ưa chuộng).

    (Phó) Có khi, thỉnh thoảng, đôi khi. ◎Như: tha thì lai thì bất lai 他時來時不來 anh ấy có khi đến có khi không đến.

    § Ghi chú: Ta quen đọc là thời cả.

    ============================

    Trả lờiXóa