Sep 9 2010, 06:38 PM
Thành thật xin lỗi vì chen ngang chủ để của bác. Bác giúp cho một quẻ Dịch xem thời tiết 10 ngày Đại Lễ có mưa không trên tinh thần khách quan của phương pháp Bốc Dịch. Rất mong được bác giúp đỡ để phối hợp nhiều bộ môn?
--------------------
Tôi đã tổng kết thành bảng tra ở trên, kết hợp cả phương hướng, kết hợp cả Lịch để biết hôm nay là ngày nào trong Tuần, là ngày Chủ Nhật hay là ngày Thứ Hai, Thứ Ba, ... (Đây là bảng tra ứng kỳ với Lịch pháp từ thời cụ Hoàng Xuân Hãn)
Ngày 1/10/2010 là ngày Thứ Sáu.
Tra bảng trên, thì Thứ Sáu ngày 1/10/2010 sao Kim làm chủ
- Thứ Bảy ngày 2/10/2010 thì sao Thổ.
- Chủ Nhật ngày 3/10/2010 tới sự ảnh hưởng của mặt Trời.
- Thứ Hai là ngày của mặt Trăng.
- Vì là tổ hợp của Năm - Tháng - Ngày , nên tôi nghĩ tới sự ảnh hưởng đồng thời của ba hành tinh: Mộc + Hỏa + mặt Trăng. Tra bảng trên, thứ Sáu, ngày Giáp Thân, thì Trời đối ứng về phương Bắc, Đất đối ứng tại Tây Nam (chi Thân).
- Mùa thu thì ứng với phương Tây, tra bảng trên:
2.3- Phương Tây
- Trời – thiên can [ Kỷ - Đinh - Ất – Quý – Tân ]
- Đất – địa chi [ Mão – Mùi – Hợi ]
- Thì ngày thứ Sáu là ngày Giáp Thân không ứng. Thứ Bảy là ngày Ất Dậu có thiên can Ất mà Địa chi không có chi Dậu ; Ngày Chủ Nhật là Ngày Bính Tuất không được nạp Can Chi ; tới ngày Thứ Hai là ngày Đinh Hợi thì Trời Đất đều ứng hợp.
- Như vậy, thứ Hai nhằm ngày Đinh Hợi 4/10, sao Mộc + sao Hỏa + mặt Trăng là nguyên nhân ứng kỳ hạn vào giờ Mão (5h ~ 7h)
Hà Uyên
Sep 19 2010, 07:16 AM
Các nhà thiên văn học Mỹ cho biết Sao Mộc sẽ là vật thể sáng nhất trên bầu trời vào ngày 20/9, hơn cả Mặt Trăng, vì khi đó hành tinh lớn nhất trong Thái dương hệ này sẽ nằm ở khoảng cách gần với Trái Đất nhất.
Cuộc “chạm trán” giữa Trái Đất và “gã khổng lồ” của Thái dương hệ sẽ bắt đầu xảy ra vào chiều tối 20/9 với ánh sáng lấp lánh ở phía Đông và sáng rực ở trên đỉnh đầu vào lúc giữa trưa 21/9.
Theo Spacedaily.com, các cuộc trạm trán giữa Trái Đất và Sao Mộc diễn ra cứ 13 tháng một lần khi hai hành tinh tiến gần nhau theo quỹ đạo riêng xung quanh Mặt Trời.
Tuy nhiên, do hai hành tinh không có quỹ đạo đồng đều nên không phải lúc nào cũng tiếp cận nhau với khoảng cách gần nhất.
Ông Tony Phillips thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết ngày 20/9, Sao Mộc sẽ ở khoảng cách 46,6 triệu dặm, gần hơn so với những cuộc chạm trán trước đây và phải đến năm 2022, kỷ lục này mới được lặp lại.
Lần này, Sao Mộc sẽ tiến gần Trái Đất hơn bất cứ cuộc trạm chán nào diễn ra trong giai đoạn 1963-2022./.
Cao Phong (Vietnam+)
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Sao-Moc-gan...09/60714.vnplus
- Như vậy, sao Mộc đã được kiểm chứng khẳng định sự xuất hiện.
- Thời gian xuất hiện lệch với NASA là 14 ngày (20/9 ==> 4/10 ngày Đinh Hợi)
(ngày 20/9/2010 là ngày Quý Dậu tháng Ất Dậu năm Canh Dần, 13/8 Việt lịch)
------------------------------------------------
Ngày 30/9/2010
Thông qua dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, ngày 4/10 là ngày Đinh Hợi ứng mốc kỳ hạn:
- Từ ngày 2 đến ngày 4-10, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống
- Từ ngày 5 đến hết ngày 7-10, do hội tụ nhiệt đới có xu thế dịch chuyển dần lên phía Bắc
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Moi_...%C4%91ai-le.htm
Ta học thêm được một bài học cơ bản.
- Nhận thức rõ thêm được câu nói của Dịch: "Trước ngày Giáp ba ngày, sau ngày Giáp ba ngày" thật là chuẩn mực.
- Khi ngày 4/10 - Đinh Hợi là ngày được coi là "mốc kỳ hạn", thì ngày 2, ngày 3, ngày 4 là những ngày trở về trước thì "xuống" ; còn những ngày 5/10, ngày 6/10, ngày 7/10 là những ngày trở về sau thì "lên". Ngôn ngữ của Dự báo Quốc gia & TW cũng tương đồng với ngôn ngữ của Dịch "lên - xuống", "trước - sau", ...(số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch)
- Anh VuiVui sử dụng ngôn ngữ "mốc kỳ hạn" được thay bằng "cận biến hóa
----------------------------
Hỏa tinh
--------------------------------
Ngày mốc kỳ hạn "khí phân" mùa Thu (Thu phân)