Hoài Nam cửu sư đạo huấn.

      Nguyên đề Lưu An thời Tây Hán soạn, Mã Quốc Hàn thời Thanh sưu tập, 1 quyển, bản của Ngọc hàm sơn phòng tập thư.

      Hán thư - nghệ văn chí chép: "Hoài Nam đạo huấn 2 thiên. Hoài Nam Vương An mời chín người am hiểu Dịch, gọi là cửu sư thuyết". Vậy sách này phải do chín vị Dịch sư được Lưu An triệu tập cùng soạn, chỉ thấy trong Văn tuyển chú của Lý Thiện nhắc đến tên sách, phù hợp với Hán thư - Nghệ văn chí.
      Kha Thiệu Văn nói "Vậy sách này, đầu đời Đường đã thất lạc, chỉ riêng Tùy thư - Kich tịch chí có để lại. Quốc Hàn căn cứ những lời dẫn trong Hoài Nam Hồng Liệt sưu tập làm một quyển".
      Gần đây, có người soạn Hoài Nam Tử - Chu dịch cổ nghĩa trưng dẫn rất kỹ, nên theo mà bổ xung. Hoài Nam là vào thời Thiếu Vũ, chỉ có Dương Hà dịch được lập Bác sĩ. Do vậy lời Hoài Nam thuật, phải là cái học của Điền Dương, mà ba nhà Thi, Mạnh, Lương Khâu đều là chi phái vậy.
      Thuyết ấy nghĩa lý sâu rộng, ngõ hầu sánh với Văn ngôn, Hệ từ, không phải những điều mà những kẻ học Dịch từ thời Đường Tống lại đây biết được vậy.

      Chậm để bắt đầu, nhanh để đứt đoạn. 
      Phàm ý sâu đạo lớn vốn không trái ngược nhau.

      Phàm là người học, tất phải sưu tầm nghiên cứu rộng rãi các bản cổ chú khác nhau, so sánh tìm ra cái hay cái dở trong mỗi bản, cốt để tìm ra cái đúng. Nếu như không khảo cứu những bản cổ chú, một mình làm sao có thể biết được đâu là lẽ phải?
      Tuy nhiên không phải bản cổ chú nào cũng đúng cả, do vậy phải biết chọn cái đúng mà theo, không phủ nhận khiên cưỡng, cũng không a dua phụ hoạ. Thế mới là người biết đọc sách, biết khảo cổ.


      Phàm, việc ngắt câu khi đọc Dịch là rất khó. Thoát ly khỏi Kinh để làm rõ việc ngắt câu, cũng là phương pháp có thể chấp nhận. Về nội dung của Lời quẻ Lời hào, sự thoát ý thoát nghĩa chưa hẳn đã đạt tới tiêu chuẩn bỏ thô lấy tinh, khử ngụy tồn chân.
      Ngoại, phát huy rộng rãi cái lý biến thông của Tượng Số, đạo ứng dụng của nó không cùng. 

      Luận về lẽ biến thông, tất phải xét sự tiến thoái của Tượng. Xem để quyết đoán những điều còn ngờ vực, tất phải là nghĩa cát hung từ Lời quẻ Lời hào. Không biết về Tượng, làm sao hiểu được lẽ biến thông ? Không biết về Từ thì làm sao quyết được những điều còn ngờ vực ?  

      Cổ nhân nói Dịch, thì nói Tượng Số, mà nghĩa lý nằm trong đó. Người đời sau nói nghĩa lý mà tượng số vì thế bị che lấp.      
      Chính thể thì hai hào Nhị Ngũ cư trung. Hỗ thể thì hai hào Tam Tứ cư trung, mà cái trung của hào Tam Tứ do biến mà thành.
      Còn như việc dự báo về điều hay điều dở, thì phải tuỳ vào "thời" và "vị" của Quẻ mà thay đổi, không thể chấp nhất mà bàn được.

      Duy có Đại tượng là thuần theo Lý để học Dịch. Ví như xem quẻ Bĩ là để biết kiệm đức tránh nạn, xem quẻ Bác để răn phải tốt với kẻ dưới để được yên nhà, xem quẻ Quy muội mà biết được tai hoạ sau này, xem quẻ Cấu là có thể ban bố mệnh lệnh khắp thiên hạ, ...

      Lấy lý "thuỷ chung hợp nhất" mà suy, thì có thể bao quát hiểu thấu được vạn vật. 
       Đây nói Càn - Thoán truyện có câu: "Đại minh chung thuỷ".

      Hệ từ - Hạ hay Lời hào Cửu Ngũ quẻ Quán có câu: "trùng môn kích thác", tới nay chưa thấy ai làm rõ được ý nghĩa uẩn áo của câu này.
     Lời quẻ Lời hào trong Dịch, từ ngữ cũng u áo, mang lý huyền diệu sâu kín, khi ta được dùng "Dịch tổng nghĩa" giảng dạy ở trong cung đình, thì mới thấy được giá trị sâu rộng căn bản của Dịch (Thư viện của TW Đảng CSTQ còn lưu giữ bản khắc thời Minh).