Kháng - Hối

      Li có xut x t hào Thượng Cu qu Càn: "Kháng long hu hi". Ch hành vi quá cng rn, quá khích, dn đến tác hi, phi hi hn.

      Thân giám - Tuân Duyệt đời Đông Hán có câu:

         Dương cực tắc kháng,
         Âm cực tắc ngưng.
         Kháng tắc hữu hối,
         Ngưng tắc hữu hung.


     CÁI NÔI TƯ DUY SUY LUẬN PHƯƠNG ĐÔNG

      Phục Hy chỉ nêu lên cái đại phàm, lấy 1 mà suy ra 3. Tư duy hình tượng là giai đoạn đầu của tư duy, những nét vẽ bát quái của Phục Hy đánh dấu sự bắt đầu tư duy trừu tượng của người phương Đông, mà khởi nguồn là tư duy hình tượng. Dịch chỉ rõ tư duy Thái cực là tư duy căn bản của Dịch, là mô hình tư duy đối lập trong một thể thống nhất. Cho nên tư duy Thái cực cấu thành nên đặc trưng tư duy có tính hệ thống phương Đông.
    Dịch kinh và Dịch truyện đã đưa lý luận âm dương bát quái thành ba nguyên lý chính:

     - Nguyên lý âm dương - trời.

     - Nguyên lý cương nhu - đất.

     - Nguyên lý động tĩnh - người.

      
Dịch thành sách, đạo trời việc người. Dùng Tượng để vận động Số, trong 64 quẻ Dịch, thì 32 quẻ đầu phản ánh quy luật thịnh suy của trời đất, 32 quẻ sau thể hiện sự vận động thay đổi của việc đời việc người. Trời đất với Người thống nhất hợp lại, dùng quan điểm tổng quan để tìm hiểu quy luật trời đất, việc người trong vũ trụ nhân sinh, đây là ưu thế của tư duy hệ thống trong Dịch.
       Nội tượng là cái cực của Lý.
        Ngoại tượng là cái cùng của Vật.


       "Hệ từ - Hạ truyện" viết: "Dịch chi hưng dã kỳ vu trung cổ hồ ? Tác dịch giả kỳ hữu ưu hoạn hồ" (Sự hưng thịnh của Dịch, vào thời Trung cổ chăng? Vì có ưu lo hoạn nạn mà làm Dịch chăng ?)
  "Chu dịch chính nghĩa" - Khổng Dĩnh Đạt giải thích: "Tượng của Hào và Quẻ của Dịch do Phục Hy đời Thượng cổ làm ra, trình độ tư duy lúc đó còn chất phác, thánh đạo vừa mới được mở mang, do vậy chỉ cần trực quan ở Tượng cũng đủ để giáo hóa. Nhưng đến đời Trung cổ lại khác, Lý và Sự phong phú và sâu sắc hơn nhiều, chỉ dùng Tượng thôi thì không đủ nói hết, mà phải cần đến văn từ, để chỉ ra sự biến động cát hung, do vậy Hào từ xuất hiện".  
  Ông lại nói "Nếu không có ưu tư hoạn nạn, thì làm gì có suy nghĩ trăn trở? thì chẳng cần làm Dịch. Nay đã làm ra Dịch, đủ biết là có ưu lo hoạn nạn. Bản thân mình đã mắc vào ưu lo hoạn nạn, nên đặt ra cách thức dạy cho người sau phòng tránh chuyện ưu lo hoạn nạn, do vậy nhờ vào văn từ để nói rõ sự được - mất, xấu - tốt vậy".

8 nhận xét:

  1. CHU DỊCH TRÌNH THỊ TRUYỆN

    Trình Di thời Bắc Tống soạn, sách còn có tên khác là Y xuyên dịch truyện, hoặc gọi tắt là Trình Truyện, chủ yếu dùng bản chú của Vương Bật, lại chia Tự quái truyện lên đầu các quẻ, theo cách bố trí của Lý Đỉnh Tộ trong Chu dịch tập giải.

    Nội dung chính trong sách là lấy Nho lý để nói về Dịch, nghị luận sâu sắc thấu đáo. Trình Di là đại biểu quan trọng của phái nghĩa lý thời Tống, có ảnh hưởng rất lớn đối với các Dịch gia đời sau.

    Trình Di không tin theo thuyết về số của Thiệu Ung, khi Thiệu Ung lấy Số để nói về Dịch, còn Trình Di lại nói về Lý. Một người phát huy về "Thiên đạo", một người chú trọng về "nhân sự".

    Người xưa viết sách, cốt ở chỗ phát huy sở kiến của mình, chứ không nhất thiết phải làm rõ tất cả. Nếu chỉ bó hẹp trong môn phái của mình, bảo thủ chấp nhất theo ý của Thầy, mà không dám vượt qua dù chỉ là một chút, đó không phải là tư tưởng của các bậc tiên Nho vậy.

    ===========================

    Trả lờiXóa
  2. Tạp quái truyện - Dương Hùng cho rằng: "Văn Vương đã chồng xếp 6 hào của hai quẻ Hỗ thành 12 hào".

    Khổng Dĩnh Đạt chú: "Trong 64 quẻ, cứ 2 quẻ phối hợp với nhau, không phải là quẻ lật ngược lại của nhau, thì cũng là quẻ biến của nhau".

    ============================

    Trả lờiXóa
  3. DỊCH CHƯƠNG CÚ

    Tiêu Tuần người đời Thanh soạn, là một trong ba sách của "Điêu cô lâu - Dịch học tam thư". Tiêu Tuần nghiên cứu Dịch nói có ba thuật, đó là "Bàng thông", "Thời hành", "Bát quái tương thác", tự khen là: "Lúc đầu không biết thế nào là Bàng thông, khảo hạch kỹ Kinh văn và Truyện văn, sau mới hiểu được thuyết Thăng Giáng được sinh ra từ Bàng Thông. Lúc đầu không biết thế nào là Thời Hành, sau mới hiểu được Đạo biến hoá là từ Thời Hành mà ra. Lúc đầu không biết thế nào là Tương Thác, sau mới hiểu được cái nghĩa của tỷ lệ là từ Tương thác mà ra.

    Nội dung sách, mọi vấn đề tìm tòi nghiên cứu đều tinh vi chính xác, đủ khiến cho các Học giả lâu nay còn bảo thủ Hán học dễ dàng từ bỏ nó. Cái học của họ Tuân, họ Ngu, họ Mã, họ Trịnh đều lấy Tiêu - Tức làm căn bản, trong khi Tiêu Tuần lập ra một thuyết riêng, không theo thể Tiêu - Tức, cái đó là cái học một nhà thì được, chứ bảo rằng không phải là thuyết này (tiêu tức), thì không thể hiểu được vi ngôn đại nghĩa của Hy Văn Công Khổng, thì không dám tin như vậy.

    ============================

    Trả lờiXóa
  4. -------------


    Không cần tìm sự Biến dịch ở quẻ Bàng thông, mà trước hết tìm sự biến Dịch ngay trong Bản quái. Ngược lại, trước hết phải tìm sự Biến dịch ở các quẻ Bàng thông với nó, bởi vì cũng như những người trong nhà không thể kết hôn với nhau, mà phải tìm những người khác Họ. Lập luận này trung thực và xác đáng.

    ==========================

    Trả lờiXóa
  5. -------------

    Nghĩa - Lý là vô cùng, không thể dùng lời mà diễn tả hết được. Cho nên, truyện chú thời Hán, sớ nghĩa thời Đường, nghị luận thời Tống, mỗi thời thay đổi mà công dụng của Dịch thì vẫn tuỳ thời tuỳ việc mà tự xem xét.

    Tinh nghĩa nhập thần là để nắm được công dụng. Nắm được cái công dụng là để an thân, sùng đức. Cái lẽ biến hoá của Dịch, ở nơi gần, thì giữ được bình thản yên tĩnh mà chính đính, không hỗn loạn vậy.

    Quẻ dịch, nét vạch 6 hào 2 thể cũng chính là Tượng cầm đuốc soi chân người khác, còn chân mình lại tối.

    ==========================

    Trả lờiXóa
  6. -------------

    Kinh học nên bắt đầu từ Chú Sớ. Người dù giỏi đến mấy, mà đọc Chú Sớ chưa hết quyển đã trơ ý, mà đã buồn ngủ, thì tất không đủ chuyên tâm nghiên cứu đến cùng, đến hết đời cũng chưa nhận thức được cái học Kinh truyện.

    Thủ Tượng không ngoài âm dương cương nhu, bỏ vạch hào mà nói Tượng, bỏ "Tam ngũ thác tổng" mà nói Tượng, bỏ danh biện vật - tạp mà nói Tượng, thì không phải là Tượng vậy.

    Nghĩa Bao thể của 64 quẻ, gọi là nghĩa "Bao thể", tức là mỗi quẻ đều có hai Hỗ thể, lấy một Hỗ, lưu một Hỗ. Ví như quẻ Nhu: hào 4 - 3 - 2 là Nội hỗ Đoài, được gọi là "Nội Đoài thủ nhất hỗ". Các hào còn lại là hào 6 - 5 - 1, cũng gọi là Hỗ Đoài, được gọi là "ngoại Đoài lưu một hỗ" (Ngoại đoài lưu nhất hỗ). Các quẻ khác cũng theo định Lệ này để xác định nghĩa "Bao thể" của Dịch. Từ Bao thể mà bao quát được nghĩa của quẻ chiêm ứng vậy.

    =========================

    Trả lờiXóa
  7. ---------------


    "Sử ký - Hoạt kê liệt truyện tự" Khổng Tử nói: "Lục nghệ, quy về nói từng thứ một thì

    - Lễ là để chế ước con người
    - Nhạc là để khởi phát cái "hoà" (thanh âm)
    - Thư là để hướng dẫn công việc
    - Thi là để diễn đạt tâm trạng
    - Dịch để tỏ rõ sự thần kỳ biến hoá
    - Xuân Thu là để nói về cái nghĩa."

    "Hán thư - Nghệ văn chí - Lục nghệ lược" nói:

    - Thanh âm (nhạc) là để hài hoà thần khí, là biểu hiện của năng lực cá nhân (đức nhân).
    - Thi là để ngay chính ngôn từ, là công dụng của Nghĩa.
    - Lễ là để sáng tỏ thể chế quy tắc, đã rõ ràng thì cứ thế mà theo, không phải dạy bảo nữa.
    - Thư là để biết rộng, là thuật của trí tuệ
    - Xuân Thu để quyết đoán sự việc, là biểu trưng của đức tin.

    =========================

    Trả lờiXóa
  8. -------------

    "Hệ từ - Thượng truyện" viết: "Quân tử chi đạo, hoặc xuất hoặc xử, hoặc mặc hoặc ngữ"

    Im lặng và lên tiếng, người ta phải tuỳ tình hình đối tượng, hoàn cảnh, thời cơ khác nhau mà quyết định đúng là nên nói hay là im lặng.

    "Hậu Hán thư - Trọng trường Thống truyện" viết: "Thống tính tình cởi mở phóng khoáng, dám nói thẳng, không câu nệ tiểu tiết, nói ra hay im lặng thất thường, thời bấy giờ có người gọi Thống là cuồng sinh (anh chàng điên)

    =========================

    Trả lờiXóa