Phạm Không vong thì không gặp thời.
Không - Kiếp là cặp âm dương Không - Vong.
Tuần chủ chú trọng, Triệt chủ coi khinh, Tuần chủ dấu cộng và Triệt chủ dấu trừ....
Cung Thân (mệnh) luôn hướng về một phương cố định trong vũ trụ.
Tên tỉnh thành Vị trí địa lý Chuyển Mức chênh so với giờ chuẩn GMT + 7 (tính theo phút) Giờ Tý chuẩn theo địa phương
An Giang 105° 10’ 105.17 0.66 22h59 - 0h59
Bà rịa VT 107°15’ 107.25 9.00 22h51 - 0h51
Bạc lieu 105°45’ 105.75 3.00 22h57 - 0h57
Bắc giang 106°20’ 106.33 5.33 22h55 - 0h55
Bắc Cạn 105°50’ 105.83 3.33 22h57 - 0h57
Bắc Ninh 106°10’ 106.17 4.66 22h55 - 0h55
Bến Tre 106°30’ 106.50 6.00 22h54 - 0h54
Bình Dương 106°40’ 106.67 6.66 22h53 - 0h53
Bình định 109°0’ 109.00 16.0 22h44 - 0h44
Bình Phước 106°55’ 106.92 7.66 22h52 - 0h52
Bình thuận 108°6' 108.10 12.4 22h48 - 0h48
Cà Mau 105°5' 105.08 0.33 22h59 - 0h59
Cần Thơ 105°47' 105.78 3.13 22h57 - 0h57
Cao Bằng 106° 106.00 4.00 22h56 - 0h56
Đà Nẵng 108°14' 108.23 12.93 22h47 - 0h47
Đắc Lắc 108°3' 108.05 12.20 22h48 - 0h48
Đắc Nông 107°42' 107.70 10.80 22h49 - 0h49
Điện Biên 103°1' 103.02 -7.93 22h08 - 1h08
Đồng Nai 107°11' 107.18 8.733 22h51 - 0h51
Đồng Tháp 105°40' 105.67 2.667 22h57 - 0h57
Gia Lai 108°15' 108.25 13.00 22h47 - 0h47
Hà Giang 105° 105.00 0.00 23h - 1h
Hà Nam 106° 106.00 4.00 22h56 - 0h56
Hà Nội 105°51' 105.85 3.40 22h57 - 0h57
Hà Tây 105°40' 105.67 2.66 22h57 - 0h57
Hà Tĩnh 105°54' 105.90 3.60 22h56 - 0h56
Hải Dương 106°20' 106.33 5.33 22h53 - 0h53
Hải Phòng 106°41' 106.68 6.73 22h54 - 0h54
Hậu Giang 105°28' 105.47 1.86 22h58 - 0h58
Hòa Bình 105°15' 105.25 1.00 22h59 - 0h59
Hưng Yên 106°5' 106.08 4.33 22h56 - 0h56
Khánh Hòa 109°12' 109.20 16.80 22h43 - 0h43
Kiên Giang 105°10' 105.17 0.66 22h59 - 0h59
Kon tum 107°55' 107.92 11.66 22h48 - 0h48
Lai châu 103° 103.00 -8.00 23h08 - 1h08
Lạng Sơn 106°*30′ 106.50 6.00 22h54 - 0h54
Lào Cai 104° 104.00 -4.00 23h04 - 1h04
Lâm Đồng 108°26' 108.43 13.73 22h46 - 0h46
Long An 106°10' 106.17 4.66 22h55 - 0h55
Nam Định 106°15' 106.25 5.00 22h55 - 0h55
Nghệ An 104°50' 104.83 -0.66 23h01 - 1h01
Ninh Bình 105°50' 105.83 3.33 22h57 - 0h57
Ninh Thuận 108°50' 108.83 15.33 22h45 - 0h45
Phú Thọ 105°10 105.17 0.66 22h59 - 0h59
Phú Yên 109°10' 109.17 16.66 22h43 - 0h43
Quảng Bình 106°20' 106.33 5.33 22h55 - 0h55
Quảng Nam 107°55' 107.92 11.66 22h48 - 0h48
Quảng Ngãi 108°40' 108.67 14.66 22h45 - 0h45
Quảng Ninh 107°20' 107.33 9.33 22h51 - 0h51
Quảng trị 107° 107.00 8.00 22h52 - 0h52
Sài Gòn 106°40' 106.67 6.66 22h53-0h53
Sóc Trăng 105°50' 105.83 3.33 22h57 - 0h57
Sơn La 104° 104.00 -4.00 23h04 - 1h04
Tây Ninh 106°10' 106.17 4.66 22h55 - 0h55
Thái Bình 106°20' 106.33 5.33 22h55 - 0h55
TháiNguyên 105°50' 105.83 3.33 23h57 - 0h57
Thanh Hóa 105°30' 105.50 2.00 22h58 - 0h58
TT Huế 107°35' 107.58 10.33 22h50 - 0h50
Tiền Giang 106°10' 106.17 4.66 22h55 - 0h55
Trà Vinh 106°15' 106.25 5.00 22h55 - 0h55
TuyênQuang105°15' 105.25 1.00 22h59 - 0h59
Vĩnh Long 106° 106.00 4.00 22h56 - 0h56
Vĩnh phúc 105°36' 105.60 2.40 22h58 - 0h58
Yên Bái 104°*40′ 104.67 -1.33 23h01 - 1h01
------------------------
Trả lờiXóa要知一世之榮枯,定看五行之宮位.
立 命可知貴賤,安身便曉根基.
Yếu tri nhất thế chi vinh khô, định khán ngũ hành chi cung vị.
Lập mệnh khả tri quý tiện, an thân tiện hiểu căn cơ.
Một đời suy - thịnh, bại - thành
Phải xem tường tận ngũ hành của cung
Nơi lập mệnh số định chung
Ai sang quý, ai bần cùng biết ngay
Chốn an thân cũng phơi bày
Khả năng xoay chuyển số này ra sao !
Phải xem thuận nghịch lý âm dương
So hành bản mệnh để mà tường
Sinh khắc cung an, sinh khắc cục,
Tinh đẩu tứ chính lẫn tam phương
Ví như xem mệnh thấy bình thường
Coi thân lại thấy sáng tựa gương
Đoán rằng số ấy tuy sóng gió
Tự thân chèo lái được danh giương.
============================
----------------------
Trả lờiXóa太極星曜,
乃群宿眾星之主,
天門運限,
即扶身助命之源,
在天則運用無常,
在人則命有格局.
Thái cực tinh diệu, nãi quần túc chúng tinh chi chủ,
thiên môn vận hạn, tức phù thân trợ mệnh chi nguyên,
tại thiên tắc vận dụng vô thường,
tại nhân tắc mệnh hữu cách cục.
Tinh diệu Thái cực là chủ của hết thảy mọi chư tinh. Khi di chuyển tới thiên môn* thì là nguồn gốc của việc hỗ trợ cho mệnh, giúp đỡ cho thân. Đó là do phép tắc của trời vận dụng vô thường, còn phép tắc của người là do có cách cục.
Thái cực là sao Tử vi (như câu Cực hưởng ly minh là chỉ cách Tử vi cư ngọ), chính là chúa tể của các sao khác. Vận hạn là nguồn chảy của thân mệnh.
Vận tốt thì ảnh hưởng tốt, xấu thì ảnh hưởng xấu đến thân mệhh, nên mới nói là phù trợ. (đừng nghĩ phù trợ chỉ có tốt).
Thiên môn là tinh viên, tức mỗi sao có 1 vùng cư ngụ, ví như cái "nhà" của sao vậy. Vận hạn ví như quỹ đạo di chuyển của sao. Ở khoa tử vi thì thiên môn hóa thành cung, và cũng là cung vận.
Thái cực tinh diệu đối với thiên môn vận hạn, tức là so sánh "sao" và "vận". Khi xưa, sao trên trời hết sức phức tạp, người xưa có cả một khoa thiên văn, khoa chiêm tinh, để đoán vận nước, vận người,... nên mới nói là biến hóa vô thường.
Câu sau liền ví ngay đến cách cục trong khoa tử vi, cũng biến hóa khôn lường: 12 cung lập thành là Tiên Thiên, vận hạn di chuyển là Hậu Thiên.
========================
------------------------
Trả lờiXóaTý Sửu là Thổ, Dần Hợi là Mộc, Mão Tuất là Hỏa, Thìn Dậu là Kim, Tỵ Thân là Thủy
Còn Ngọ là Nhật, Mùi là Nguyệt nửa chứ
Thổ tinh gọi là Trấn tinh do 28 năm hoàn thành một chu kỳ, mỗi năm trấn tại một vị của 28 tinh tú, do đó mới gọi trấn tinh, đến Tý và Sửu thì quy viên nên Tý Sửu là Thổ
Mộc tinh gọi là Tuế tinh do 12 năm hoàn thành một chu kỳ, mỗi năm hành một cung nên mới gọi là Tuế tinh, đến Dần và Hợi thì quy viên nên Dần Hợi là Mộc
Hỏa tinh gọi là Huỳnh Hoặc do 2 năm hoàn thành một chu kỳ, 2 tháng hành một cung nên gọi Huỳnh hoặc, đến Mão Tuất 2 cung thì quy viên nên Mão Tuất là Hỏa.
Kim tinh gọi là Thái bạch chu kỳ quay gần một năm một vòng, đến Thìn Dậu 2 cung thì quy viên nên Thìn Dậu là Kim
Thủy tinh gọi là Thần tinh, gần như kim tinh tuy nhiên lại quy viên ở Tị và Thân nên Tị và Thân là Thủy.
Thái dương quy viên tại Ngọ nên Ngọ là Nhật
Thái âm quy viên tại Mùi nên Mùi là Nguyệt
Tại thời điểm quy viên là nơi ngũ hành của hành đó tụ hội mức cao nhất. Tác động đến tâm, ý con người nhiều nhất. Do Thất chính tứ dư khác với các loại xem ngày giờ khác và do tính toán trên sự tác động tổng hợp của Thất chính: sao kim, sao mộc, sao thủy, sao hỏa, sao thổ, mặt trời, mặt trăng. Tứ dư: bột tinh, la tinh, kế tinh, khí tinh. Do vậy mà rất khó, tính toán rất phức tạp.
=====================
--------------------------------
Trả lờiXóaĐời sống là một tiểu hiện tượng nằm trọn vẹn trong một đại hiện tượng (lá số). Đây là kết quả của luật đối xứng, cũng còn gọi là luật bù trừ.
=======================
-------------------
Trả lờiXóaĐịa kiếp là khuynh hướng ngược đời, nển sách quy án là "tác sự sơ cuồng" (làm việc dại dột khùng điên).
Địa không là huyng hướng khác đời, nên sách quy án là "tác sự sơ không" (làm việc không đâu).
========================
----------------------
Trả lờiXóaỞ Việt Nam, từ ngày 1/1/ 1943 Viên Toàn Quyền Đông Dương Decoux đã ký một sắc lệnh đổi giờ 3 nước Việt, Miên, Lào. Nên những ai sinh vào giai đoạn sau 1/1/1943 cho tớij ngày 9/3/1945 phải đổi chậm đi một giờ. Thời đó thực tế chỉ có ở thành phố, thị xã, thị trấn mới có đồng hồ, biết mà đổi giờ theo lệnh quan Tây. Còn nhân dân địa phương cứ áng chừng, xem bóng mặt trời, chuông Chùa, chuông Nhà Thờ (vùng có người, có làng theo đạo Chúa), xe lửa kéo còi khi đi qua vùng đó, mõ điếm canh hay bóng mặt trăng mà ước đoán.
Nếu kiểm tra thấy ngày, tháng, giờ, năm đúng rồi thì hãy để ý xem Hành của bản Mệnh thuộc gì? Kim, Mộc, Thủy, Hỏa hay Thổ? Xong nhớ xem đương số sinh ban ngày hay ban đêm? Và nhìn ngay cung Mệnh của đương số nằm ở vị trí nào? Cung đóng Mệnh thuộc hành gì? có hợp, khắc, sinh nhập, xuất với hành Bản Mệnh chăng? Tuổi Âm hay là tuổi Dương? có thuận lý hay nghịch lý? Cục Mệnh tương sinh hay là tương khắc? Bình hòa hay sinh nhập, sinh xuất? Khắc nhập hay là khắc xuất? Điều này rất hệ trọng đến diễn biến cuộc sống của đương số. Sinh ra ban ngày đóng Mệnh vào các cung đêm tối (từ Dậu đến Mão) thì "ưa may" và tốt hơn người sinh vào ban đêm. Vì giờ sinh thuộc Dương mà Mệnh đóng vào cung thuộc Đêm (= Âm) là hỗ tương ( hút, dính vào nhau vì khác cực). Còn ngược lại, đồng cực Âm hay Dương, sẽ đẩy nhau ra (chống đối). Đấy là kinh nghiệm mà nhiều người Thầy giỏi giữ bí truyền (dấu nghề). Tuy không quan trọng bằng Dương cư Dương vị và Mệnh Cục bình hòa, tương sinh (nhập, xuất). Hay Âm cư Âm vị, cũng thế. Đó là hai thế đại lợi cho lá số một cá nhân ở đời này. Nghịch lý và khắc nhập, xuất đều là xấu hay mâu thuẫn giữa nội tâm và cuộc sống! Bất hợp với thân nhân và xã hội.
Xem kỹ thế đóng chốt của Tuần và Triệt ở vị trí nào? Và bộ Thái Dương, Thái Âm đóng ở cung nào? Quan trọng vô cùng. Lá số gọi là tốt thật sự phải có Âm Dương tịnh minh, đắc địa. Hoặc "phản vi kỳ cách" (Hãm địa ngộ Tuần, Triệt, Kỵ đồng cung, hoặc có Thiên Lương chính chiếu.
Phân chia âm dương
Phân theo cung (Tí Dương, Sửu Âm....) và phân theo trục Mão Dậu (từ Mão đến Dậu là Dương, từ Tuất đến Dần là Âm). Âm phải gặp Dương, Dương phải gặp Âm thì mới có tác động mạnh (hút nhau), trái lại thì yếu (do đẩy nhau)
Phân theo Cung quan trọng hơn theo Trục .
================================
---------------------
Trả lờiXóaVấn đề sinh khắc:
Cứ tương sinh (sinh nhập, sinh xuất) là tốt, tương khắc (khắc nhập, khắc xuất) là xấu
Trong các hành thì hành Thổ có ưu điểm hơn là cho dù bị khắc nhưng cũng đỡ hơn (ví dụ Mệnh Thổ bị cung Mộc khắc) vì khắc ít hơn. Do đó Mệnh Thổ thường có ưu thế hơn.
Dương Nam (+, + => +), Âm Nữ ( -, - => +) thuộc Dương (người Dương), đi đến cung Âm (Sửu , Mão, Tỵ....) thì ăn mạnh (nếu tốt thì tốt thêm, tốt gấp hai, xấu thì xấu hơn, xấu thì xấu gấp hai), đi đến cung Dương thì ăn yếu (tốt thì không tốt nhiều, xấu thì không xấu thêm).
Âm Nam (-, + => -), Dương Nữ (+, - => -) thuộc Âm (người Âm), đi đến cung Dương thì ăn mạnh, đi đến cung Âm thi ăn yếu hơn.
Dương Nam, Âm Nữ thuộc Dương, đi đến cung Âm (từ Tuất đến Dần, ban đêm) thì ăn mạnh hơn khi đi đến cung Dương (từ Mão đến Dậu, ban ngày)
Âm Nam, Dương Nữ thuộc Âm, đi đến cung Dương thì ăn mạnh hơn đi đến cung Âm.
Nguyên tắc này được vận dụng khi coi Đại vận, tiểu vận, vị trí cung Mệnh.
Ví dụ người Âm Mệnh đóng tại cung Dậu (Âm) thì không ăn mạnh, nhưng cũng được gỡ phần nào do cung Dậu thuộc Dương (phân theo trục Mão Dậu)
Ví dụ Âm Nam Mệnh đóng cung Thìn thì tốt hơn cung Tuất.
Hỏa và Kim thuộc Dương, Thủy và Mộc thuộc Âm. Như vậy Mệnh Thủy, người Dương (Dương Nam, Âm Nữ) thì ăn hơn người Âm (Âm Nam, Dương Nữ).
Xem đại hạn :
Cung là hoàn cảnh nuôi bản Mệnh. Khi xem thi sự sinh khắc giữa hành cung và hành Mệnh quan trọng hơn chính tinh nhập hạn có hợp hay không (chỉ ảnh hưởng 30%).
Sinh khắc giữa hành cung và hành Mệnh:
- Đồng hành thì ăn 100%
- Sinh nhập thì được hoàn cảnh nuôi dưỡng, ăn 90%
- Sinh xuất thì vất vả, phải chạy theo hoàn cảnh, nuôi dưỡng hoàn cảnh (ăn 60%).
- Khắc xuất thì tuy chống đối hoàn cảnh nhưng vẫn vượt qua được (ăn 30%)
- Khắc nhập thì bị hoàn cảnh chống đối không cho hoạt động (không ăn gì cả 0%)
- Ngoài ra nếu trên 37 tuổi thì xét thêm tương quan giữa hành cung và hành Cục để biết thêm hoàn cảnh có tốt hay không.
- Chú ý: hành của cung tính toán trên hai cơ sở kết hợp: hành chính cung và hành tam hợp cục (ví dụ cung Tí hành Thủy vì chính cung là Tí hành Thủy, tam hợp Thân Tí Thìn hành Thủy, còn cung Sửu thuộc Thổ đới Kim vì cung Sửu hành Thổ, tam hợp Tỵ Dậu Sửu hành Kim. Như vậy cung Tỵ là Hỏa đới Kim, nếu Mệnh Hỏa thì ăn 70%, Mệnh Kim thì ăn 30%, cung Ngọ hành Hỏa, Mệnh Hỏa ăn 100%).
Chính tinh đắc địa nhập hạn quan trọng hơn chính tinh hợp Mệnh. Đắc mà không hợp Mệnh thì cũng hơn hãm mà hợp Mệnh. Đắc nếu hợp Mệnh thì ăn 100%, nếu không hợp thì cũng còn ăn 40%. Hãm và không hợp Mệnh thì không ăn, nếu hãm mà đồng hành thì cũng ăn vì là của mình
Hạn gặp Thiên Không thủ thì không thể làm gì (đổ vỡ). Người chính diệu đi vào hạn VCD thì lao đao ít hơn người VCD đi vào hạn VCD
Người VCD đi vào hạn có hung tinh đắc địa độc thủ thì phát. Gặp Không Kiếp Tỵ Hợi người tuổi Tỵ Hợi thì phát mạnh, nếu Mệnh Kim thì càng ăn mạnh. Mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương đi vào hạn Sát Phá Tham thì xấu (Trúc La hạn).
==================================
---------------------
Trả lờiXóaXem tiểu hạn:
- Đại hạn tốt nếu tiểu hạn có xấu cũng hưởng 50%
- Xem tiểu hạn khi xét sao thì chỉ quan trọng sao thủ trong cung.
- Các sao chiếu phải là sao đôi (như Khôi Việt, Quang Quí)
- Sao chính chiếu quan trọng. Sao tam hợp không quan trọng
- Cung nếu có Tuần, Triệt thì chiếu mạnh hơn (Triệt: câu vào, Tuần: đẩy ra), nhất là cung Vô Chính Diệu, nếu không có Tuần Triệt thì chiếu ăn 30%
Cung tiểu hạn là cung lưu Mệnh:
- Mệnh rơi vào cung nào thì cung đó quan trọng, dính dáng đến cung đó (ví dụ tại Tử Tức thì vấn đề con cái quan trọng)
- Lưu niên đại hạn cũng quan trọng
- Xem thêm cung có sao lưu Thái Tuế (ví dụ vào Phu Thê thì vợ chồng bất hòa? vào Điền Tài thì tranh chấp về Tài Sản? vào cung Tử thì đẻ con, khai sinh?)
- Cần xem sinh khắc giữa hành cung và hành Mệnh để xét hoàn cảnh có nuôi dưỡng mình không?
- Cần xét thêm sinh khắc giữa hành năm nhập hạn và hành Mệnh để biết tăng độ số hoặc giảm độ số (thêm hanh thông hoặc thêm trắc trở)
- Trên 37 tuổi còn xét tương quan giữa hành Cục và hành sao tại cung Thân
- Tiểu hạn là năm tam hợp với tuổi thông thường thì đàn bà tốt, đàn ông xấu, nếu là năm xung thì đàn bà xấu, đàn ông tốt (nhưng gặp xấu trước rồi mới tốt)
- Vào năm xung lấy nhau thường dễ gặp khó khăn. Vào Năm tam hợp nếu gặp Đào Hồng Hỉ hoặc Tả Hữu Âm Dương đúng thế thì dễ lấy. Người Mệnh Âm thì ăn mạnh sao Dương hơn sao âm....
Thêm phần coi tiểu hạn:
- Xét tương quan sinh khắc giữa hành Chi của năm hạn và hành Mệnh
- Chi và Mệnh đồng hành: bình thường
- Hành Chi sinh hành Mệnh: thuận lợi, tốt
- Hành Mệnh sinh hành Chi: hao tổn
- Hành Mệnh khắc hành Chi: vượt qua được nhưng gian nan
- Hành Chi khắc hành Mệnh: bế tắc, thất bại
Ví dụ năm Mùi (hành Thổ), Mệnh Kim ăn, Mệnh Hỏa thì hao.... Ví dụ Mệnh Mộc, năm hạn là Tỵ Dậu Sửu thì năm Dậu, xấu nhất (vì Dậu là chính Kim) còn năm Tỵ và Sửu bị nhẹ (vì Tỵ là Hỏa đới Kim, còn Sửu thì là Thổ đới Kim)
- Xét sinh khắc giữa hành Can năm hạn và hành Mệnh, ví dụ tuổi Mộc đi đến năm Canh và Tân (hành Kim) thì không lợi
- Nếu bị xấu khi xét cả hai mặt về Chi và về Can thì xấu nhất
- Ngoài ra còn xét cung hạn với bản Mệnh....
===============================
------------------------
Trả lờiXóaVấn đề an sao:
Tuổi Canh luôn có Tam Hóa liên châu nghĩa là an Khoa với Thiên Đồng, Kỵ với Thái Âm. Kình Dương và Lực Sĩ luôn luôn đồng cung
Linh tinh:
- Âm Dương hãm gặp Hóa Kỵ đồng cung thì lại trở thành tốt (Vân ám tường vân), Âm Dương sáng sủa gặp Kỵ thì lại xấu
- Mệnh giáp Âm Dương thì không tốt, cho dù Âm Dương sáng sủa (chủ về vợ chồng xa cách, biệt ly....) vì rơi vào thế Âm Dương cách trở
Âm Dương, Khôi Việt, Hồng Đào...cần chiếu hơn thủ
- Song Hao đắc địa tại Tí Ngọ, Mão Dậu (thủy triều lên xuống), đóng tại Mệnh, Quan, Di thì hợp
- Đại Hao hành Hỏa, đóng tại Mão và Ngọ tốt (tiền vào như nước)
- Tiểu Hao hành Thủy, đóng tại Dậu và Tí thì tốt
Đóng ngược lại thì lại không tốt
Tuổi Tỵ Hợi thì Không Kiếp, Liêm Tham không luận
K̘ 5; gặp Tử Phủ Vũ Tướng bình hòa hoặc hãm địa, Âm Dương hãm địa
- Bộ Thiên Không Đào Hoa đồng cung: chủ họa đến bất ngờ, nhanh chóng. Ví dụ: tại Di thì ra đi bất ngờ, làm gì cũng bất ngờ, tại Tật Ách thì chết bất đắc kỳ tử, chết vì đau tim bất ngờ, tại Điền thì mất nhà cửa bất ngờ, tại Tài thì vỡ nợ, bị giật tiền...., tại Quan Lộc thì quan trường gãy đổ bất ngờ, tại Tử Tức thì con cái chết bất ngờ tuổi thanh xuân, tại Nô thì vợ chồng chia tay bất ngờ, tại Huynh Đệ thì có anh chị em chết bất ngờ. Hạn gặp Không Đào thì xui xẻo tới bất ngờ, ví dụ như Không Đào tại Nô thì đề phòng chồng chết bất ngờ vì tim mạch, bạn bè chơi với nhau không bền....
- Một điểm đặc biệt khi coi phu thê là cung phu thê chỉ cho ta coi hoàn cảnh khi gặp gỡ, còn khi sống chung đã thành lập gia đình thì phải coi cung Nô làm quan trọng hơn. Ví dụ như Nữ Mệnh có Đào Hoa Đế Vượng cư Nô thì chồng bay bướm... Coi ly dị khi vợ chồng đã có con thì coi cung Nô, ví dụ như Âm Dương lạc hãm cách cung và chiếu Nô thì hai đời....
- Đào Hoa Thiên Không đồng cung: hoa rơi
- Đào Hoa Địa Kiếp đồng cung: hoa héo
- Đào Hoa thuộc Mộc, Mộc Dục thuộc Thủy, gặp nhau thi độ số gia tăng
- Đào Hoa cư Dậu thì duyên phận bẽ bàng, cư Tí thì lẳng lo, cư Mão thì tốt đẹp
- Đào Hoa tại Mệnh thì xấu (mê trai, gái), chiếu Mệnh mới đẹp (người khác mê mình). Gặp Thiên Không đồng cung càng xấu thêm. Đào Hoa cư Mão đẹp nhất (có duyên, lập gia đình sớm, tươi tắn...), kế đến là cư Ngọ (nhưng kỵ gặp Tử Vi đối với Nữ Mệnh). Còn tại Dậu và Tí thì xấu. Tại Dậu thì như hoa héo, là cách lấy vợ thừa, thất tiết, không đứng đắn, hoặc về già mới lập gia đình, lấy trễ. Xấu nhất là gặp Không Kiếp, kế đến gặp Linh Hỏa. Gặp Tuần Triệt ví như hoa bị ngắt. Gặp Thiên Hình Không Kiếp thì bị bề hội đồng. Đào Hoa tại Tí gọi là phiếm thủy, chủ dâm dật, đàn bà thì lãng mạn, dễ mắc vào tình ái, nếu gặp Thiên Không đồng cung thì tuy thông minh nhung đường chồng con không khá, bị chồng bỏ... Trên 50 tuổi nếu Đào Hoa thủ hạn thì cần chú ý vì dễ bị bệnh nặng, chiếu hạn thì không sao,chỉ bị bệnh mà thôi. Tử Vi cư Ngọ gặp Đào Hoa đồng cung, đối với Nữ Mệnh gọi là Đào Hoa phạm chủ, chủ dâm dật, chỉ cách lấy nhau trái luân thường đạo lý như cách thầy lấy trò, chủ lấy tớ, họ hàng lấy nhau....
- Đào Hoa cư Nô thì đàn ông mới xấu (lấy tớ)
=========================
-----------------------
Trả lờiXóaBộ Âm Dương:
Âm Dương lạc hãm thì dễ bị lừa do thiếu sáng suốt, nhất là tại Thìn Tuất, và hơn nữa nếu Mệnh đóng tại Thìn Tuất.
- Âm Dương đồng cung: vợ chồng tranh quyền nhau, hạn đến thì sẽ có chuyện tranh chấp giữa vợ chồng khiến dễ đưa đến chia ly, nếu chưa có gia đình thì không thể lập gia đình trong giai đoạn này được.
- Âm Dương cách cung (như Nhật tại Dần, Nguyệt tại Tí) thì vợ chồng chia ly, hoặc ít gần nhau (do công vụ....)
- Âm Dương Thìn Tuất lạc hãm: tuy vợ chồng cãi nhau nhưng khó bỏ nhau.
- Âm Dương lạc hãm chiếu hạn thì cần đề phòng bệnh về mắt (mắt đau, mắt bị mổ)
- Nhật Nguyệt tranh huy ngộ Kỵ thì không tốt.
Giải thế Âm Dương cách trở thì là Tam Hóa Liên châu cư ngoại địa....
- Hạn gặp Âm Dương phản bối thì khó lập gia đình nhưng lại vương vấn tình cảm
Nhị hợp:
- Mệnh nhị hợp cung nào thì thường bận tâm lo lắng (khổ) về điều đó, mang nặng nợ về một điều gì đó.
- Mệnh nhị hợp Tử Tức thì lo lắng về con cái, khổ vì con cái hoặc mặc cảm trên vấn đề con cái (như không có con...)
- Mệnh nhị hợp Huynh đệ thì khổ về anh em. Có Tuần nối thì anh chị em xa thì thương nhau, gần lại không hợp....
- Mệnh nhị hợp Nô thì trẻ có bạn nhiều, hay chơi với bạn....
- Nhị hợp với Phụ Mẫu thì con cái quan tâm cha mẹ, hoặc cha mẹ quan tâm đến con cái
- Nữ Mệnh Thân nhị hợp với Phụ Mẫu thì gắn bó với cha mẹ chồng. Thân nhị hợp Nô thì thương chồng, lo cho chồng
Cung VCD:
- Phụ mẫu VCD thì cha mẹ thường sống lâu (xem thêm Nhật, Nguyệt)
- Tật Ách VCD thì ít bệnh tật
- Điền VCD thì khó giữ nhà đất bền vững, cho dù có Sao giữ của như Quả Tú
- Tử VCD thì khó có con, vẫn có con nhưng không nhờ được con
- Huynh VCD thì không nhờ nhau
- Phúc VCD thì lại tốt
- Phụ Mẫu VCD thì không giúp đỡ được cho cha mẹ nhiều, hoặc cha mẹ cũng không giúp đỡ cho con nhiều
- Điền VCD gặp Triệt đương đầu: ăn trong cảnh bất ngờ, náo loạn (bất thường, phản vi kỳ cách)
Nữ Mệnh VCD thì đỡ xấu hơn là Nam Mệnh VCD
- Tam hợp chiếu tại cung VCD thì phải tại Tứ Mộ mới ăn, tại các cung khác thì lấy xung chiếu
- Mệnh VCD, Tử Tức VCD thì xấu, cả đời không con hoặc khổ về vấn đề con
- Phu Thê vô chính diệu thường lập gia đình bất ngờ
Tam Hóa, Lộc Tồn:
- Hóa Lộc tại Tứ Mộ thì Lộc bị chôn vùi, do đó chủ về phúc hơn là chủ về tiền tài. Hóa Lộc cư tại Tứ Mộ thì bị vùi, nhưng nếu gặp Triệt thì lại tốt, không bị chôn lấp
- Hóa Lộc đóng tại Tứ Sinh thì tốt nhất, kế đến là tại Tứ Chính
- Lộc Tồn Hóa Lộc đồng cung không tốt, chủ về họa đến bất ngờ do tiền tài gây ra
- Lộc Tồn mang tính chất tồn đọng, chưa hẳn là tốt (như tại Tử thì chậm con, ít con, tại Phu Thê thì vợ chồng bất hòa, chiếu tốt hơn thủ (thủ bị giáp Kình Đà), hạn VCD có Lộc Tồn thủ thường không tốt
- Lộc Tồn thủ Mệnh thì cố chấp, độc đoán, gia trưởng, làm theo ý mình không hỏi người khác, cô đơn....
- Tam hóa liên châu cư ngoại địa, phúc tất trùng lai (không tai họa trong đời, đời ít tai họa, bệnh tật, tù tội)
- Tam Hóa cư từ Dậu đến Sửu thì là mặc áo gấm đi đêm, không tốt bằng tại Dần đến Thân
- Tam Hóa liên châu tại Mệnh không tốt bằng Tam Hóa thủ chiếu Mệnh, nhưng cần phải có một sao thủ tại Mệnh mới đẹp
- Cũng cần chú ý đến Tam Hóa liên châu tại đại hạn
=============================
------------------------
Trả lờiXóaCự Môn:
Cự Môn chủ về bất đắc chí, bất mãn, thêm Phá Toái thì càng bất mãn, cần có Tuần, Triệt, Song Hao, Thiên Hình...đồng cung. Cư Thiên Di thì hay nói, hay bất mãn, không bằng lòng, không nên ra nước ngoài dễ bất mãn...Quan Lộc có Cự Môn gặp Triệt thì làm việc lớn được, việc nhỏ không được, làm trong lúc loạn ly biến động thì rất giỏi, làm thẳng thì không được nhưng làm quanh co,lắc léo, khó khăn thì lại được.Tử Tức có Cự Môn thì bất mãn về con cái
- Cự Môn không gặp Tuần , Triệt , Song Hao.... thì có tài nhưng bất đắc chí
Mệnh hay Tử Tức có Quả Tú thì thường là con một bề (hoặc toàn là trai, hoặc toàn là gái)
Khốc Hư:
- Khốc Hư Tí Ngọ, Nữ Mệnh thì tính tình mau mắn, nhanh lẹ, nói nhiều
- Mệnh Khốc Hư Tí Ngọ Mão Dậu thì nói mau lẹ, làm mau lẹ, đời gặp may mắn
- Khoa gặp Khốc Hư thì học hành nhanh
- Khốc Hư hãm tại Tật thì bị ho, ho lao
Hư tại Mệnh thì hay ho, mắc bệnh phổi
==========================
--------------------------
Trả lờiXóaVỊ TRÍ CUNG THÂN
Thân cư cung nào thì thông thường dễ khổ thân về cung đó, phải lo lắng về điều đó. Thân cư cung nào thi cuộc sống gắn liền với cung đó.
Thân cư Mệnh: không được thừa hưởng di sản cha mẹ để lại. Tính tình cương quyet, không chịu khuất phục trước người khác. Cha mẹ đẻ ra người con có Thân cư Mệnh là dấu hiệu phúc đức bị suy tàn.
Thân cư Tài: khổ vì tiền bạc nghĩa là phải lo lắng về tiền bạc, cung Tài tốt thì cũng khổ, cung Tài xấu thì càng khổ hơn.
Thân cư Di: sống ngoài đường hơn trong nhà, hay phải xa nhà hoặc tuổi nhỏ hay rong chơi ngoài đường, không hay ở nhà. Ly hương.
Thân cư Quan thì bôn ba vật lộn kiếm sống, vợ chồng góp gao thổi cơm chung (cả hai cùng nhau lo về kinh tế), nữ Mệnh dễ hai đời chồng nếu chồng về kinh tế yếu, trừ khi ly hương thì có khả năng giải được
Thân cư Phối: sống nhờ vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng chỉ lo ăn không ngồi rồi, hoặc rổ rá chắp lại, hoặc phải lụy vì chồng vợ, hoặc bất mãn vợ chồng, hoặc hai đời chồng. Nếu cả hai vợ chồng đều Thân cư Phu Thê thì lại sống lâu bền.
Thân cư Phúc: thì đối phó mặc theo sự may hay rủi tùy theo cung Phúc tốt hay xấu.
===========================
------------------------
Trả lờiXóaThái Tuế:
Thái Tuế thủ Mệnh thì tự hào, hãnh diện về bản thân, làm nghề liên quan đến ăn nói thì tốt nhất (như luật sư, thầy giáo, công an cảnh sát, thẩm phán...)
Thái Tuế mang tính chất tự hào, đóng tại Tử Tức thì tự hào về con cái, hay nói về con mình, tại Phu Thê thì tự hào về chồng hay vợ, hay khoe chồng vợ mình....
Thái Tuế tại Phu Thê thì lấy dễ, lấy nhanh, hài lòng, yêu thực sự....
Lưu Thái Tuế xung chiếu hạn thì dễ vướng vào cãi cọ, thị phi, hoặc kiện tụng...
Có Thái Tuế thủ Mệnh cũng có khả năng là con trưởng
Tuần Triệt đương đầu (xung chiếu Mệnh) thiếu niên tân khổ (vì bệnh, khổ tâm....)
Xem cung Phụ Mẫu thì phải là con trưởng hoặc út thì mới xem rõ được
Không Kiếp tại Tỵ thì phát nhanh, tàn nhanh, tại Hợi phát nhưng còn giữ lại được
Thiên Tài chủ sự cắt giảm, đóng tại Mệnh thì khó làm lớn (vì nghĩa cắt giảm), tại Tật thì lại tốt (cắt giảm bệnh tật)
Quả Tú hành Kim, Cô Thần hành Hỏa
Tang Hổ:
Mệnh Tang Môn thì mặt buồn so, hiền lành
Mệnh Bạch Hổ thì có thể xinh nhưng rất dữ, gian nan, đáo để, vất vả, gian truân.
Nữ Tang khổ hơn Hổ.
Bạch Hổ Nữ Mệnh thì nhiều lo lắng, tại Phu thì khó lấy chồng
Bạch Hổ cư Dậu, Mệnh VCD Nữ Mệnh thì có tiếng tăm, tuy phát về sự nghiệp nhưng tình duyên, hạnh phúc gặp trục trặc, trắc trở
Bạch Hổ tại Phu Thê thì lập gia đình muộn màng, khó khăn
Các tuổi Dần Thân thì tác họa của Bạch Hổ giảm đi
Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần:
- Thiên Giải mang tai họa về tinh thần, Địa Giải mang tai họa về vật chất
- Thiên Giải giải mạnh hơn Giải Thần, giải toàn bộ tai họa, tại Tài thì không tốt (giải hết tiền tài)
- Địa Giải hành Thố (Địa), có lẽ bịa thêm, có lẽ tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi và hành Thổ thì bị ảnh hương mạnh, giải sạch tốt xấu
-Song Hao gặp Địa Giải đồng cung thì xấu
Song Hao Mão Dậu, sinh giờ Thìn và Dậu thì mới ăn
- Tướng Quân chỉ về lãng mạn, gặp Đào Hoa, Mộc Dục, Hồng Loan...chủ về dâm
Hỏa Linh:
- Hỏa Linh tại cung Thủy thì không tác họa lắm
Tốt tại cung Mộc và Hỏa
- Hỏa Linh cư cung Hỏa, Mộc thì tốt, ăn nói khúc triết, tại cung Thổ thì bình hòa, tại cung Kim thì ăn nói ẩu tả, thô lỗ hoặc cộc cằn....
- Hỏa thì bộc phát nhanh
- Linh thì phát chậm nhưng lâu bền
- Mệnh Linh tinh, nếu có bệnh thì lâu khỏi
- Thiên Mã gặp Tuần, Triệt không nhảy được như quan điểm của cụ Thiên Lương, và Mã tại Hợi là nơi cùng đường nên phải nhảy
Người nào đẻ vào tháng nhuận thì đời dư ăn
Cự Cơ tối hiềm Hóa Kỵ
Cự gặp Lộc Tồn thì kỵ, bất đắc chí
Cự gặp Kỵ thì bất đắc chí, bất mãn với hoàn cảnh, hay than thở, gặp Lộc Tồn thì càng xấu. Tại Tật gặp Kỵ thì có bệnh khó chữa
Hóa Kỵ hành Thủy, ở cung VCD thì lại tốt
Hung tinh
Hung tinh hãm địa thì cũng ăn nhưng ăn vào thời loạn, tranh tối tranh sáng, còn hung tinh đắc địa thì ăn vào cả thời bình lẫn loạn
Hung tinh ăn về hậu vận, về già mới ăn
Tuổi Tỵ Hợi ăn Không Kiếp rất mạnh
============================
---------------------------
Trả lờiXóaPhu thê
Phu thê có Thiên Không Địa Kiếp đủ bộ thì sát phu thê
Phu Thê tốt đẹp thì lập gia đình dễ dàng, vợ đẹp hoặc hiền,vợ chồng tốt....
Vợ chồng hạnh phúc hay không thì coi Nô, chủ về gia đình ăn ở, hoàn cảnh sinh sống
Vợ chồng bỏ nhau hay không thì cần coi thêm Nhật Nguyệt, nếu Nhật Nguyệt hãm thì dễ bỏ nhau, nhưng nếu tại Thìn Tuất thì lại khó bỏ. Âm Dương miếu vượng thì vợ chồng khó bỏ nhau
Lấy vợ bé thường thì phải có Đào, Hồng, Hỉ chiếu, cần Thiên Di có Đào Hoa và Tật Ách có dâm tinh như Tướng ngộ Thai....
Thiên Tài cư tại cung VCD hoặc tại Tật Ách thì lại tốt
Xương Khúc thì ham vui hát hò, văn nghệ..., không hay suy nghĩ, lãng mạn văn nghệ
Đà La thì lãng mạn, âu sầu, lì lợm
Kình Dương là gọng kìm, cần sao chủ vị
Tham Lang hành Hỏa
Hữu Bật là cây cung, ly hương, lập gia đình thì già kén kẹn hom, làm bé, làm lẽ
Giáp Xương Khúc thì là người ham vui, vì vui mà mang họa
Khi còn bé thì xét sinh khắc giữa cung và Mệnh để biết cha mẹ làm nên hoặc xuống dốc trong thời gian đó
Thiên Thọ
Thiên Thọ (Thọ chủ về lâu dài, bền) ở Tật thì bệnh tật lâu khỏi, bệnh tật triền miên, tại Mệnh thì sống lâu, tại Tài thì tiền của bền vững....
Song Hao làm giảm tác họa của Thiên Không, làm giảm bệnh tật....
Hóa Khoa, Tuần Triệt giải được Thiên Không
Thiên Tướng, Tướng Quân thì dâm
Nữ nhân có Thái Âm lạc hãm thì kinh nguyệt không đều, ít nhất là xảy ra trong một giai đoạn nào đó trong cuộc đời và thông thường sinh lý không mạnh, không có nhiều hứng cảm khi làm tình. Nếu Thái Âm sáng sủa thì kinh nguyệt điều hòa
Nam nhân có Thái Dương lạc hãm thì sinh lý yếu hoặc có vấn đề như xuất tinh sớm, không cương cứng, không thể làm tình nhiều lần hoặc thiếu kỹ thuật... Nếu Thái Dương sáng sủa thì sinh lý mạnh khoẻ
Tóm lại Âm Dương sáng sủa thì cuộc sống sinh lý vợ chồng tốt, một điều kiện đưa đến hạnh phúc.
Âm Dương đồng sáng sủa thì vợ chồng khó bỏ nhau, thông thường thì vợ chồng tương đắc trừ khi gặp sao khắc kỵ với Âm Dương. Âm Dương sáng sủa tại Thìn Tuất thì vợ chồng tương đắc về sở thích nhưng hay tranh cãi nhau. Âm Dương lạc hãm là một điều kiện để vợ chồng dễ xung khắc, dễ bỏ nhau, xa cách hoặc chia ly
Âm Dương đồng tranh Sửu Mùi: vợ chồng thông thường không nhường nhịn nhau, tranh đua nắm thế thượng phong, từ đó dễ đưa đến bất hòa, vợ muốn lấn chồng, chồng muốn lấn vợ
Mệnh giáp Âm Dương lạc hãm thì vợ chồng dễ xa cách hoặc chia ly, nếu gặp Tuần Triệt thì cũng bỏ nhau nhưng bỏ chậm
Hạn rơi vào Âm Dương thủ hạn cũng quan trọng, thông thường dễ liên quan đến chồng hoặc cha nếu gặp Thái Dương, và mẹ hoặc vợ nếu gặp Thái Âm
Hạn gặp Âm Dương phản bối thì khó lập gia đình nhưng lại vấn vương về tình cảm
Cung Tật có Âm Dương dù đắc hay hãm cũng dễ có tật về mắt như mắt bị cận thị, yếu
Âm Dương sáng sủa thì cha mẹ thông thường thọ, còn lạc hãm thì không thể kết luận về thọ yểu
==============================
-----------------------
Trả lờiXóaMệnh VCD
Nhạy bén
Có giác quan thứ sáu, linh cảm được chuyện gần xảy ra
Lúc còn nhỏ thường vất vả, lận đận, hoặc hay đau yếu, khó nuôi
Khi lớn lên, thường dễ giảm thiểu được bệnh tật, tai họa đo lường trước hoặc cảm nhận trước được sự việc sắp xảy ra
Thường hay mắc bệnh dị ứng hoặc trong đời có lần mắc bệnh dị ứng.
Rất nhạy cảm khi gần người khác phái
Dễ thích ứng được với hoàn cảnh
Không có lập trường tư tưởng vững vàng nếu không nằm trong các trường hợp đặc biệt đã nêu
Chỉ làm phụ tá thì bền, làm trưởng thì không bền, không thể đứng mũi chịu sào được, hoạt động trong bóng tối hoặc ẩn danh là hay nhất.
Cuộc sống không bền, trôi nổi, cho dù đắc cách thì thường thường phú qui cũng khả kỳ (phú quí chỉ trong một giai đoạn), hoặc đáng hưởng phú quí thì lại chết
Nếu là con trưởng thì không sống gần cha mẹ, nên làm còn nuôi họ khác, nếu gần cha mẹ thì dễ chết non hoặc nghèo (phi yểu tắc bần)
Mệnh VCD thì cần Hỏa mệnh và Kim mệnh vì mệnh VCD như nhà không nóc, cần bản mệnh có hành khí mạnh mẻ cứng cỏi làm nồng cốt. Các mệnh khác như Thổ, Thủy, Mộc mệnh chưa chắc ăn được
Thường là con vợ hai, vợ lẽ
Mệnh VCD mà cung Tử cũng VCD thì xấu, cả đời không con hoặc khổ về vấn đề con cái
===========================
------------------------
Trả lờiXóaMột ngày dẫu mùa nào cũng có 24 h Dương Lịch và 12 Canh giờ Âm Lịch ...Người ta nghĩ về Mùa khi lấy Mặt trời mọc làm chuẩn. Do vậy, các bạn xem Diễn Cầm Tam Thế là hiểu, tuy không viết rõ ràng nhưng tác giả đã lấy giờ Dần làm chuẩn thay cho giờ Tý.
Do quả đất của chúng ta tự xoay quanh trục của nó, nhưng nó lại không nằm trên mặt phẳng của Hoàng Đạo, nó vừa lệch trục vừa lêch góc với Hoàng Đạo 23độ 30’. Lêch với mặt trời một góc kể trên nhờ thế sinh ra mùa. Do vậy mùa Đông mặt trời "hiện cho ta thấy" trễ hơn các mùa khác và sớm nhất là mùa hè. Và dân gian có câu: trời tháng năm chưa nằm đã ságn, trời tháng 10 chưa cười đã tối.
Một ngày không thể ngắn đi, nhưng cảm giác ngày dài đi (do mặt trời mọc sớm, lặn trễ), và mùa Đông đêm có vẻ kéo dài ra. Năm có 4 mùa, ngày cũng chỉ 24h DL và 12 giờ Âm Lịch không thể sai khác.
Mỗi một đia phương khác nhau với một độ lệch nhất định với kinh tuyến 105 độ, và giờ Tý đi từ Đông sang Tây, từ từ, thong thả, không bị ép buộc và lý do độ lệch với kinh tuyến giờ nên sẽ có hiện tượng mỗi một địa phương sẽ có một giờ Tý khác nhau. Và đương nhiên không có một giờ Tý cho chuẩn quốc gia như chuẩn 00h00 của giờ Pháp Lệnh. Và giờ Tý được gọi là đến sớm hay muộn là được so với chất điểm mà khi đĩnh Kinh tuyến giờ đi ngang Địa phương đó. Điển hình là Việt Nam là Phú Thọ, Hà Giang. Chữ sớm và muộn là được so sánh với chất điểm cụ thể, chứ bản thân từng đia phương thì vẩn thế 24h/ngày và 12 Canh giờ AL/ ngày. Và đương nhiên, khi nói cùng một ngày Âm Lịch, thậm chí Dương Lịch thì có lệch chăng là lệch bởi giờ Tý đến muộn hay sớm với chất điểm chuẩn được chọn chứ không thể có trường hợp đi ngược thời gian hay đi vào thời gian như VN và TQ ăn Tết cách nhau 1 tháng: từ TO về Việt Nam vào thời điểm 1985 là đi về tương lai và ngược lại VN - TQ: là đi về quá khứ - Thần thông kinh quá, cứ nghĩ chỉ có ở truyện Tư Thứ lạc vào cõi tiên thôi!
Các bạn nếu ở Nga ắt sẽ biết đêm trắng, và các nước mùa Đông làm sao xác định được giờ Dần khi mặt trời lúc 9h AM vẫn không thấy đâu cả nhưng vẩn đủ 24h ngày vậy.
==========================