Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng – Yêu thương & thù hận

Tư tưởng của con người có thể sản sinh ra năng lượng rất lớn và nếu được sử dụng đúng cách, năng lượng này không chỉ có thể giúp cải thiện cuộc sống của mỗi cá nhân mà còn làm thay đổi cả thế giới.

Rất nhiều thí nghiệm khoa học đã chỉ ra rằng ý nghĩ của chúng ta có thể làm biến đổi thế giới vật chất. Thật may mắn là các thí nghiệm đó đều rất dễ làm, ai cũng tự làm được, và thú vị tuyệt vời!


Thí nghiệm 1: Cơm của chúng ta

Khi chúng ta gửi đến cơm một thông điệp dạng tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, hình ảnh, … thì cơm đều nhận được thông điệp ấy. Cơm sẽ phản ứng lại tương ứng với thông điệp đó. Thông điệp tốt lành thì cơm cũng tốt lành, để 1 tháng vẫn thơm, không mốc hỏng. Thông điệp xấu ác thì cơm xấu, mới để vài ba ngày đã hôi thối, mốc đen.

Cách làm rất dễ:

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 1)

Lấy một ít cơm, chia làm 2 phần bằng nhau, cho vào 2 lọ sạch giống nhau. Đổ lượng nước bằng nhau vào mỗi lọ rồi đậy lại. Dán nhãn một lọ bằng những từ ngữ tốt đẹp đại loại như “Tôi yêu bạn”, “Hạnh phúc”, “Kỳ diệu”, vv… Lọ cơm kia dán nhãn ghi những từ ngữ xấu kiểu như “Đồ ngu”, “Tao sẽ giết mày”, “Đau khổ”, vv… Mỗi ngày một lần nói với mỗi lọ cơm những lời như trên nhãn của nó (thường là 30 giây mỗi ngày), yêu cầu tỉnh táo, tập trung ý nghĩ.

Quan sát kết quả thu được sau một khoảng thời gian (thường là 2 tuần trở lên).

Các bạn sẽ thấy là: Thời gian hàng ngày nói với cơm càng nhiều, tư tưởng phát ra hướng về các lọ cơm càng mạnh, thí nghiệm càng kéo dài thì khác biệt càng rõ.

Có rất nhiều người khác nhau đã thử thực hiện thí nghiệm cơm như thế và các kết quả của họ đều như nhau.

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 2)
Kết quả thu được sau hơn 1 tháng, trong thí nghiệm cơm do Tiến sỹ Masaru Emoto tiến hành

Thí nghiệm cơm này đã được rất nhiều gia đình và nhà giáo trên khắp thế giới thực hiện, với kết quả y hệt như nhau.



Một thí nghiệm cơm khác



Người thực hiện thí nghiệm chia sẻ: “Điều kỳ diệu này không mâu thuẫn với tự nhiên, mà nó mâu thuẫn với những gì chúng ta biết về tự nhiên”

Thí nghiệm này sẽ khiến bạn sửng sốt! Nó thực sự cho thấy tư tưởng và ngôn từ của chúng ta có sức mạnh rất lớn. Hãy thử nghĩ khi bạn đối xử với những người bạn yêu thương bằng lòng tốt và sự biết ơn, và điều đó ảnh hưởng tốt đến họ cả về thể chất lẫn tinh thần ra sao. Qua đó chúng ta hiểu được những suy nghĩ tiêu cực và lòng thù hận có thể tác động xấu đến cuộc sống của thế giới chúng ta mạnh mẽ như thế nào.

Đây là điều gì đó mà bạn cần phải thấy để tin. Hãy thử làm xem! Đó là một cách kinh ngạc để học hỏi về Sức mạnh của ý nghĩ. Con cái của chúng ta bị ảnh hưởng bởi những lời nói và ý nghĩ hướng về chúng, cũng như điều mà thí nghiệm này cho thấy. Bạn đang trút lên con cháu bạn và những người xung quanh những ý nghĩ như thế nào?

Một số nhà nghiên cứu đã mở rộng thí nghiệm này. Chúng ta sẽ dùng 4 lọ cơm. Ngoài 2 lọ “Tôi yêu bạn” và “Đồ ngu”, thêm một lọ “Bạn làm tôi tổn thương nhưng tôi vẫn nguyện cầu phúc lành cho bạn”, và một lọ không gắn nhãn gì cả. Chúng ta lại tiến hành thí nghiệm theo cách giống như thí nghiệm ban đầu.

Ở 2 lọ đầu, kết quả cũng giống như ở thí nghiệm trước. Ở lọ “Tôi yêu bạn” hầu như không có vết mốc nào, cơm trắng tinh. Ở lọ “Đồ ngu” cơm hỏng rất nhanh.

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 3)
Lọ cơm “Tôi yêu bạn” và lọ cơm “Đồ ngu”

Còn ở 2 lọ mới, kết quả sẽ khiến bạn phải suy nghĩ.

Ở lọ cơm có dán nhãn “Bạn làm tôi tổn thương nhưng tôi vẫn nguyện cầu phúc lành cho bạn”, tình trạng của cơm vẫn rất tốt gần bằng như ở lọ “Tôi yêu bạn”. Nó chỉ hơi tệ hơn đôi chút mà thôi. Có một vết mốc nhỏ nằm dưới đáy lọ như trong hình mũi tên chỉ.

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 4)
Lọ cơm “Bạn làm tôi tổn thương nhưng tôi vẫn nguyện cầu phúc lành cho bạn”

Còn ở lọ cơm không gắn nhãn và chúng ta hoàn toàn phớt lờ nó đi, tình trạng cơm cũng rất tồi tệ. Nó chỉ ít tồi tệ hơn lọ “Đồ ngu” một chút.

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 5)
Lọ cơm bị phớt lờ

Lọ cơm “Bạn làm tôi tổn thương nhưng tôi vẫn nguyện cầu phúc lành cho bạn”, điều đó cũng tương tự như điều mà người xưa vẫn gọi là “lấy đức báo oán”, kết quả tốt đẹp. Lọ cơm bị phớt lờ cũng tương tự như những nạn nhân của tình trạng lạnh lùng vô cảm trong xã hội. Chúng ta đều biết sự lãnh đạm thờ ơ cũng có sức tàn phá ghê gớm như thế nào đối với nhân loại.


Thí nghiệm 2: Nước của chúng ta

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 6)

Nhóm của Tiến sỹ Masaru Emoto đã ghi lại hàng triệu mẫu nước kết tinh khác nhau, và cuối cùng đã kết luận rằng: Khi mọi người gửi những thông điệp tốt và xấu khác nhau tới nước, dù là dưới dạng đoạn văn, hình ảnh, âm thanh, đoạn nhạc hay những hình thức khác, thì nước đều thấy được những thông tin đó, và quá trình kết tinh của nó sẽ cho ra những mẫu hình khác nhau. Những thông điệp tốt đẹp, biết ơn và thánh thiện sẽ tương ứng với tinh thể nước tươi đẹp, cân đối và trong sáng. Trong khi những thông điệp của lòng căm hờn, nỗi đau và sự lo lắng sẽ tương ứng với những tinh thể nước xấu xí, vỡ nát, đen tối… Những suy nghĩ khác nhau sẽ đem lại những mẫu nước kết tinh khác nhau.

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 7)
Tinh thể nước được nhận thông điệp “Tình yêu và Cảm ơn”

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 8)
Tinh thể nước nhận thông điệp “Đồ ngu”

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 9)
Tinh thể nước bị nhận thông điệp “Mày làm tao phát ốm, tao sẽ giết mày”

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 10)

Kết quả cùng một nước nhưng cho nghe các loại nhạc khác nhau. Nhạc rock nặng làm tinh thể nước trông thật ghê sợ.


*** Dùng tư tưởng để xử lý ô nhiễm nước

Trên thế giới có những nhóm người đã thử sử dụng ý nghĩ để xử lý ô nhiễm nước. Hàng trăm người đã thể hiện ý nghĩ tốt đẹp trước một cái hồ bị ô nhiễm. Một vài ngày sau, những đám tảo mục nát trong hồ đã biến mất và nước hồ đã trở nên sạch hơn, và điều này kéo dài được 6 tháng.

Những thí nghiệm này cũng cho chúng ta hiểu lý do tại sao ngày nay có nhiều thảm họa thiên nhiên đến như vậy. Trên thế giới có 7 tỷ người. Nếu tư tưởng của 1 tỷ người là xấu xa thì không chỉ hành vi của họ tàn phá thế giới mà ngay cả những suy nghĩ của họ cũng gây thảm họa cho thế giới. Bởi vì, ý nghĩ của chúng ta có thể thay đổi môi trường và thực tại, do đó khi chúng ta có những suy nghĩ tốt đẹp, nói chuyện ân cần, làm những việc tốt và sống tốt, ví dụ như hàng triệu người cùng cầu nguyện bằng những tư tưởng chính trực và nhân từ, thì chúng ta có thể thay đổi cả thế giới này.

Xin hãy nhìn xem những hình ảnh sau đây:

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 11)
Nước máy lấy tại Higashi Nihonbashi trước khi nhận được nguyện cầu
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 12)
Nước máy từ chính chỗ đó nhưng sau khi nhận được thông điệp tốt lành trong 10 ngày

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 13)
Hình ảnh này được chụp 3 ngày sau khi tai nạn hạt nhân xảy ra ở Tokaimura, Nhật Bản vào tháng 9/1999. Tinh thể của nước được lấy từ một cái giếng, cách hiện trường vụ tai nạn hạt nhân khoảng 400 mét. Chúng ta có thể thấy tác động rõ ràng của phóng xạ ở đây
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 14)

Hình ảnh của tinh thể nước cũng tại giếng đó, sau khi những thông điệp yêu thương và cảm thông được gửi tới nơi này

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 15)
Tinh thể nước lấy từ đập Fujiwara trước khi được nguyện cầu. Nước ở đây ô nhiễm nặng.
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 16)

Tinh thể nước lấy từ đập Fujiwara sau khi được nguyện cầu

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 17)
Tinh thể nước được lấy từ Kobe Nhật Bản ngay sau khi trận đại động đất Hanshin-Awaji xảy ra

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 18)

Tinh thể nước cùng nơi đó 3 tháng sau, khi khu vực này được quan tâm chia sẻ từ những người lương thiện khắp thế giới

Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 19)
Nước máy tại Tokyo
Bí ẩn của sức mạnh tư tưởng - Yêu thương & thù hận (kỳ1) - Tin180.com (Ảnh 20)

Nước máy tại Tokyo sau khi nhận được những tư tưởng tốt lành do một nhóm 500 người phát đến

Thuyết lượng tử đối với các thí nghiệm sức mạnh tư tưởng

Các thí nghiệm tương tự cũng chỉ ra rằng không chỉ nước có khả năng tiếp nhận và phản ứng với các dòng tư tưởng, mà thực vật, cơm và những vật chất khác cũng có khả năng này. Các nhà khoa học vật lý lượng tử đã chứng minh rằng tất cả mọi năng lượng của vũ trụ này có quan hệ qua lại lẫn nhau và vì vậy những thông điệp trên thế giới này đều có ảnh hưởng tới nhau. Khoa vật lý lượng tử cũng chứng tỏ rằng ý thức rất quan trọng trong việc định hình thực tại vật lý. Trong trường hợp thí nghiệm với nước thì năng lượng tư tưởng đã làm thay đổi cấu trúc tinh thể của phân tử nước. Không phải ngẫu nhiên mà người Trung Quốc có câu “Trong lòng nghĩ suy gì, trời đất đều biết cả”.

Trong nhiều thế kỷ, mọi người luôn tranh cãi với nhau rằng “cái nào có trước” – ý thức hay vật chất. Những thí nghiệm hết sức thực tại này đã chứng tỏ ý thức và vật chất chỉ là 2 mặt của một đồng tiền, quyện vào nhau. Chúng tuy hai mà một.

Những “nhà khoa học chủ lưu” nói rằng các thí nghiệm của Tiến sỹ Masaru Emoto là “không có thật”, hoàn toàn phớt lờ một cách giản tiện.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật dù họ có thích sự thật hay không. Rất nhiều các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư đều dễ dàng lặp lại các thí nghiệm của Tiến sỹ Masaru. Ngay cả bạn cũng có thể tự làm thử thí nghiệm đơn giản với cơm và làm cho bạn bè của bạn phải thốt lên rằng: “Thật tuyệt vời, trời ạ, chuyện này là sự thật!!!”.


http://tin180.com/khoahoc/bi-an-the-gioi/20120117/bi-an-cua-suc-manh-tu-tuong-yeu-thuong-thu-han-ky-1.html

Tiên tri Maya

“Who will survive 2012?” Đây là câu hỏi mà đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Roland Emmerich dành cho khán giả trong bộ phim “2012″ gây tiếng vang lớn được công chiếu toàn cầu từ ngày 13 tháng 11 năm 2009. Trong cuộc sống bận rộn này, liệu ai có thể tĩnh tâm đưa ra một câu hỏi về tương lai và tìm kiếm phương hướng giải thoát nhân loại khỏi tai họa?

Bộ phim “2012″ đã mô tả sức mạnh vô địch không thể cưỡng lại của tự nhiên: lục địa đứt gẫy, bản khối dời chuyển, hồng thủy và sóng thần tàn phá, kiến trúc nhân tạo không thể trụ vững, tượng Chúa Jesus ở Rio de Janeiro rơi vỡ tan, Nhà thờ Thánh Peter ở Vatican đổ xuống ầm ầm, các chính phủ và truyền thông hoàn toàn tê liệt, con người cầu khấn nhưng không thay đổi được tình hình, trong ánh mắt lộ rõ nét sợ hãi bất lực, v.v.

Kỳ thực, đối với kiếp nạn của nhân loại và tai nạn của địa cầu, con người đã không còn xa lạ. Loài khủng long năm xưa từng thống trị trái đất, trên thế giới ngày nay đã không còn dấu vết; dịch bệnh “cái chết đen” bùng phát tại Châu Âu thời Trung Cổ đã lấy đi mạng sống của 30% dân số nhân loại; dịch cúm lớn tại Tây Ban Nha năm 1918 gây ra cái chết của ít nhất 20 triệu người; hay trận động đất lớn tại Vấn Xuyên, Tứ Xuyên, Trung Quốc lúc 14 giờ 28 phút 4,1 giây ngày 12 tháng 5 năm 2008 khiến ít nhất 70.000 người tử vong. Những con số không còn lạ lẫm này chứng tỏ nhân loại vào mỗi thời khắc đều có thể đối diện với nguy hiểm chết người.

Bộ phim “2012″ lấy cảm hứng từ lời tiên tri của người Maya, mà tiên tri của người Maya lại xây dựng dựa trên cơ sở lịch pháp. Loại phương thức tiên tri này rất tương tự “Chu Dịch” của người Trung Quốc, đều là nghiên cứu quan hệ đối ứng giữa quy luật vận hành của thiên thể và biến đổi ở xã hội nhân loại. Nhà sử học, tiến sĩ Jose Arguelles người Mỹ đã dành trọn cả đời để nghiên cứu nền văn minh Maya. Tác phẩm “Hiệu ứng Maya” (The Mayan Factor: Path Beyond Technology do Bear&Company xuất bản năm 1973) của ông đã khảo sát chi tiết về lịch pháp Maya, trong đó chứng minh rằng Thái Dương hệ của chúng ta đang trải qua thời kỳ cuối cùng của “đại chu kỳ” (The Great Cycle) kéo dài hơn 5.000 năm. Thời gian là từ năm 3.113 TCN đến hết năm 2012 SCN. Trong “đại chu kỳ” này, sự vận động của địa cầu và Thái Dương hệ tiến vào “xạ tuyến ngân hà” (Galatic Beam) của hệ Ngân Hà. Mặt cắt ngang của xạ tuyến này có đường kính của 5.125 năm trái đất. Nói cách khác, địa cầu phải mất 5.125 năm để đi qua đường xạ tuyến này.

Giai đoạn cuối cùng của “đại chu kỳ” theo lịch pháp Maya, trong đó Unial cuối cùng từ năm 1992 đến 2012 (Ảnh: Chánh Kiến Net)

Người Maya tin rằng các hành tinh trong Thái Dương hệ, sau khi chịu ảnh hưởng của xạ tuyến ngân hà trong “đại chu kỳ”, sẽ phát sinh biến hóa về căn bản, gọi là “đồng bộ với hệ Ngân Hà” (Galatic Synchronization). Theo cách tính của người Maya, “đại chu kỳ” này lại phân thành 13 giai đoạn (Baktun), và diễn hóa của mỗi giai đoạn đều được ghi lại rất đầy đủ. Trong cuốn sách “Hiệu ứng Maya”, tiến sĩ Arguelles đã dùng một lượng lớn hình vẽ để thuyết minh tình huống diễn hóa mỗi giai đoạn này, lại phân mỗi giai đoạn thành 20 thời kỳ diễn hóa (Unial). Mỗi thời kỳ này kéo dài khoảng 20 năm.

Trong thời kỳ cuối cùng, từ năm 1992 đến 2012 (Unial cuối cùng của Baktun thứ 13), địa cầu của chúng ta sẽ tiến nhập vào giai đoạn cuối cùng của “đại chu kỳ” 5.125 năm. Người Maya cho rằng đây là giai đoạn cực kỳ trọng yếu trước khi địa cầu “đồng bộ với hệ Ngân Hà”, và gọi là “thời kỳ canh tân địa cầu” (Earth Regeneration Period). Trong thời kỳ này, địa cầu sẽ hoàn toàn đạt tới tịnh hóa (Earth Purification), và sau khi canh tân, địa cầu sẽ vượt qua xạ tuyến ngân hà để tiến vào giai đoạn “đồng bộ với hệ Ngân Hà”. Tiến sĩ Arguelles còn kết hợp với Chu Dịch của Trung Quốc và mật mã di truyền, v.v. từ nhiều góc độ khác nhau, với những phép tính phức tạp, để giải thích biến hóa thiên tượng này cho độc giả.

Đồng bộ với hệ Ngân Hà (Ảnh: Chánh Kiến Net)

Ngày 21 tháng 12 năm 2012, theo lịch pháp dài (Long Count Calendar) của người Maya, là ngày kết thúc văn minh nhân loại lần này. Sau đó, nhân loại sẽ tiến nhập vào một nền văn minh hoàn toàn mới không có quan hệ gì với nền văn minh hiện tại. Vào ngày Đông chí này (Winter Solstice), mặt trời, hoàng đạo (Ecliptic) và xích đạo (Equator) của hệ Ngân Hà sẽ hình thành một điểm giao hội hoàn toàn trùng khớp. Khi ấy mặt trời nằm vừa đúng trong khe của hệ Ngân Hà, hoặc có thể nói là hệ Ngân Hà “tọa lạc” ngay tại địa cầu, cũng giống như mở một “cánh cổng trời” (thiên môn) trên địa cầu. Người Maya không đề cập cụ thể nguyên nhân gì khiến nền văn minh lần này kết thúc, và cũng không ám chỉ rõ ràng đại kiếp nạn nào đó sẽ tới. Thay vào đó, họ nhấn mạnh vào sự chuyển biến và tỉnh giác về phương diện ý thức và tinh thần của toàn nhân loại (Cosmic Awareness and Spiritual Transition), từ đó tiến nhập văn minh mới. Năm 755 SCN, một thầy tu Maya đã tiên tri rằng: sau năm 1992, nhân loại sẽ có hai sự kiện lớn phát sinh — tỉnh giác về ý thức vũ trụ của nhân loại (Cosmic Awareness) và tịnh hóa, tái sinh của địa cầu (Earth Purification and Renewal).

Lịch pháp thần bí của người Maya đã tiết lộ quy luật vận động tất nhiên của Ngân Hà, nó cũng giống như bốn mùa ở trái đất, là không thể kháng cự. Như vậy, 20 năm cuối cùng, từ năm 1992 đến năm 2012 trong “đại chu kỳ” mà người Maya nói tới, địa cầu “tịnh hóa” và “canh tân” như thế nào? Các giáo sĩ truyền giáo Tây Ban Nha xâm nhập vào thế kỷ 16 gần như đã phá hủy hoàn toàn sử liệu của người Maya, chỉ để lại tiên tri Maya, khiến người đời sau rất khó lần ra manh mối. Tuy không rõ ràng về “tịnh hóa” và sự tỉnh giác ý thức nhân loại rốt cuộc là gì, nhưng người đời sau vẫn suy xét và nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này.


Lịch pháp thần bí của người Maya kết thúc vào năm 2012 (Ảnh: Chánh Kiến Net)

Ngoài ra, trong lời tiên tri của bộ lạc Hopi ở Bắc Mỹ cũng nhắc tới khái niệm chu kỳ và tịnh hóa, nhưng họ nói rằng sau khi kết thúc tịnh hóa, những người lương thiện sẽ tiến nhập vào một kỷ nguyên mới tốt đẹp. Điều này tương tự đến lạ thường với các dự ngôn cổ đại Trung Quốc như “Mã Tiền Khóa”, “Mai Hoa Thi”, “Thiêu Bính Ca”, v.v. Còn trong các tiên tri Tây phương đều có khái niệm về “đại thẩm phán”. Tiên tri của các dân tộc khác nhau tuy hình thức bất đồng, nhưng đều có chung một nội hàm tinh thần. Đây là điểm rất thú vị, rất đáng để chúng ta suy ngẫm, rốt cuộc cứu cánh là nằm ở đâu? Sự tỉnh giác ý thức vũ trụ của nhân loại rốt cuộc là chỉ điều gì? Làm sao để tiến nhập thời đại mới tốt đẹp?

Như vậy, chúng ta thử nhìn lại năm 1992 xem rốt cuộc nhân loại có phát sinh sự tỉnh giác tinh thần nào không? Tháng 5 năm 1992, môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được truyền xuất tại Trung Quốc Đại Lục. Cho tới nay, đã gần 20 năm trôi qua, người ta phát hiện rằng bất chấp cuộc bức hại tàn khốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp vẫn hồng truyền tại hơn 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với phương thức người truyền người, tâm truyền tâm, giúp hơn 100 triệu người thân tâm thụ ích. Sách của Pháp Luân Công đã được phiên dịch thành 39 thứ tiếng và phát hành rộng rãi tại các nơi trên thế giới. Bên ngoài Trung Quốc, Pháp Luân Công nhận được hơn 1.800 bằng khen và nghị quyết ủng hộ các loại. Các học viên Pháp Luân Công gần như có mặt trong tất cả mọi giai tầng xã hội, từ giáo sư, học sinh, nhân viên chính phủ cho đến người bán hàng, từ dân chúng bình thường cho đến quan chức, từ tiến sĩ cho đến người mù chữ, từ đứa trẻ 3 tuổi cho đến cụ già 90 tuổi, không đâu là không bắt gặp bóng dáng các học viên Pháp Luân Công. Vượt khỏi giới hạn về tuổi tác, giới tính, địa lý, chủng tộc, tín ngưỡng tôn giáo, nền tảng văn hóa, giai tầng xã hội, sự phổ biến toàn diện của Pháp Luân Công tựa như ngọn hải đăng tỏa sáng khiến đạo đức của toàn nhân loại thăng hoa lên một nấc thang mới. Phải chăng đây chính là sự tỉnh giác toàn diện về ý thức và tinh thần của nhân loại trong lời tiên tri của người Maya?

Cảnh luyện công tập thể của các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan (Ảnh: Chánh Kiến Net)

Thời gian trôi qua thật mau, thời điểm tối hậu mà các lời tiên tri đề cập có lẽ đang đến gần. Để biết thêm về Pháp Luân Đại Pháp, xin các bạn vào trang: phapluan.org


Lão Tử – ông tổ của Đạo gia

Biết Lão Tử sắp rời đi, viên quan đã yêu cầu ông để lại kinh thư cho trần giới. Lão Tử chấp thuận, và đã để lại 5000 chữ, trong kinh điển “Đạo Đức Kinh” nổi tiếng hoàn cầu.

Lão Tử (571-470 TCN) tên thật là Lý Nhĩ, còn gọi Bá Dương, được coi là vị Thánh nhân ở Trung Quốc đã sáng lập ra Đạo gia. Đạo có nghĩa là "con đường" theo tiếng Trung Quốc.

Tương truyền ông sinh ra ở nước Sở, hiện nay là Lộc Ấp thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc trong những năm cuối thời Xuân Thu.

Người ta nói rằng ông có mái tóc và hàng lông mày màu trắng khi vừa mới sinh ra. Kể từ đó ông được gọi là Lão Tử, nó có nghĩa là "ông già khôn ngoan" theo tiếng Trung Quốc. Từ lúc còn trẻ, Lão Tử đã rất thông minh và siêng năng học hỏi.

Lão Tử làm quan giữ sách trong thư viện của nhà Chu thời Xuân Thu (770-481 TCN). Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử là người cùng thời nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử. Chuyện kể rằng Khổng Tử đã gặp ông ở nước Chu, gần nơi hiện nay là Lạc Dương, khi Khổng Tử tới tìm đọc các cuốn sách cổ trong thư viện. Sau đó, Khổng Tử và Lão Tử đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc, vốn là những nền tảng của Khổng giáo. Lão Tử cho rằng việc khôi phục lễ giáo thời nhà Chu của Khổng Tử hòng giúp thiên hạ thái bình không phải là thượng sách. Truyền thuyết Đạo giáo kể rằng những cuộc tranh luận đó có ích cho Khổng Tử nhiều hơn so với những gì có trong thư viện.

Lão Tử nói: "Có một vật sinh ra từ lúc hỗn nguyên, có từ trước khi Trời và Đất được sinh ra, yên lặng vô hình, độc lập mà không thay đổi, vận hành tuần hoàn mà không ngừng nghỉ, có thể là mẹ của vạn vật trong vũ trụ. Ta không biết tên là gì, bèn gọi là Đạo". Ngài hiểu rằng Đạo là gốc rễ của tất cả mọi thứ, và con người cần hiểu rằng "Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên", bởi vì đó chính là Thiên luật.

Lão Tử - ông tổ của Đạo gia - Tin180.com (Ảnh 2)

Sau này, Lão Tử nhận thấy rằng thế sự đã đến lúc tàn, đã cần phải ra đi. Ông đi về phía Tây trên lưng một con trâu qua nước Tần và từ đó biến mất vào sa mạc rộng lớn. Truyền thuyết kể rằng viên quan canh giữ biên giới tên là Doãn Hỷ đã quan sát thấy một vầng hào quang màu tím xuất hiện ở phía Đông, là điềm hiển linh khi Thánh nhân xuất hiện. Dõi về phía Đông, ông ta nhìn thấy Lão Tử xuất hiện trên một con trâu nước đang đủng đỉnh tiến bước, bèn lập tức ra nghênh đón.

Biết Lão Tử sắp rời đi, viên quan đã yêu cầu ông để lại kinh thư cho trần giới. Lão Tử chấp thuận, và đã để lại 5000 chữ, trong kinh điển "Đạo Đức Kinh" nổi tiếng hoàn cầu.

Lão Tử chỉ rõ rằng sự phát triển của nền "văn minh" đã làm cho con người chỉ theo đuổi danh và lợi, quên đi bản tính lương thiện của mình. Sự biến mất của lòng tốt, sự ngay chính, đạo hiếu và trung thành cho thấy sự suy đồi của đạo đức xã hội. Lão Tử tin rằng nếu đạo đức là một phần của cuộc sống hàng ngày, thì xã hội sẽ thăng hoa một cách tự nhiên.

Để giúp con người trở về bản tính tiên thiên lương thiện của mình, Lão Tử đã truyền giảng Đạo trong một thời kỳ hỗn loạn. Với chỉ 5000 từ Lão Tử đã cho con người hiểu được ý nghĩa của Đạo, mối quan hệ giữa Đạo và sự hình thành vũ trụ, và nguồn gốc của vạn vật. Ông cũng giảng cách làm người, và làm thế nào để nhân loại cuối cùng có thể quay trở về được bản nguyên của sinh mệnh bản thân.

Chính Sử

http://tin180.com/vanhoa/tinh-hoa-the-gioi/20111222/lao-tu-ong-to-cua-dao-gia.html


Chống “tự diễn biến” là đấu tranh với chính mình

QĐND - “Tự diễn biến” là nguy cơ đã được Đảng ta cảnh báo từ nửa cuối nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và chỉ ra đó là hệ quả của suy thoái về tư tưởng, chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Hay nói cách khác, chống tự diễn biến phải bắt đầu từ chống suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng.

Tại Hội nghị Trung ương bốn (Khóa XI) Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Nếu Đảng ta không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ, thì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên”.

Thực tiễn cho thấy, chính do không thường xuyên và tự giác tu dưỡng, rèn luyện, học tập mà một bộ phận cán bộ, đảng viên đã có những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng, xa rời các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, phai nhạt chất cộng sản trong con người mình, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, dẫn đến lợi dụng chức vụ, quyền hạn được Đảng và nhân dân giao cho để tham ô, tham nhũng, móc ngoặc. Tình trạng liên kết, đồng lõa giữa bộ phận này với bộ phận khác “lách luật”, bẻ cong đường lối, chính sách của Đảng để trục lợi (lợi ích nhóm) chính là hình thức tham nhũng tập thể, nếu không có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn thì con “bạch tuộc” tham nhũng này sẽ còn lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác và đây là nguy cơ của nguy cơ tự diễn biến từ bên trong nội bộ Đảng.

Có thể nói hầu hết những cán bộ, đảng viên phạm tội tham ô, tham nhũng là do bản thân họ đã quên nhiệm vụ đầu tiên của người đảng viên là phải “Tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước…”. Không ít người từng là cán bộ, đảng viên tốt, thậm chí đã từng có những đóng góp, cống hiến cho Đảng, cho đất nước, nhưng do thiếu rèn luyện, thiếu tu dưỡng, thiếu học tập và bồi dưỡng về nhận thức lý luận chính trị... đã sa vào “vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân”, tự biến mình thành kẻ phản lại mục tiêu, lý tưởng của Đảng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Nhiều người thấy cái đúng không ủng hộ, thấy cái sai không dũng cảm đấu tranh, ngược lại còn trực tiếp hoặc gián tiếp đồng tình với những nhận thức sai lệch, những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch phản động và cơ hội chính trị...

Những hiện tượng kể trên cho thấy công tác tổ chức, cán bộ; chất lượng sinh hoạt đảng, công tác quản lý cán bộ đảng viên ở một số đơn vị, địa phương lâu nay rất lỏng lẻo, yếu kém. Bí thư, cấp ủy, tổ chức đảng ở một số nơi coi nhẹ hoặc bỏ qua nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt Đảng, hoặc nếu có thì chỉ là hình thức, chiếu lệ.

Những đảng viên có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, nhận thức lệch lạc về quan điểm, đường lối hoặc có biểu hiện hư hỏng, tham ô, tham nhũng... có thể trốn tránh được pháp luật nhưng không thể qua được tai mắt nhân dân. Sự giàu có một cách bất thường, những biểu hiện thiếu gương mẫu trong lời nói và việc làm, thậm chí sa đọa về đạo đức, lối sống của họ... khiến nhân dân xa lánh, mất lòng tin vào họ, đồng nghĩa với xa lánh, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Và đó chính là kết quả của "tự diễn biến".

Ai sẽ là người đứng ra để “ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị” trong Đảng, như Nghị quyết Trung ương bốn (Khóa XI) đã đề ra? Lẽ đương nhiên không ai có thể làm thay, mà chỉ có chính cán bộ, đảng viên mới làm được. Đó là công việc hệ trọng của Đảng, đòi hỏi một quyết tâm rất cao, đoàn kết thống nhất từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương đến toàn thể cán bộ, đảng viên mới làm được.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc thường xuyên nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu trong Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh, thực hiện tốt sứ mệnh và vai trò lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam. Hơn 80 năm qua, kể từ ngày thành lập, Đảng ta cũng đã nhiều lần tổ chức xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay, phải đặt nhiệm vụ chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, phẩm chất, lối sống trong Đảng lên hàng đầu. Tuy nhiên, đúng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, đây là công việc “vô cùng khó khăn, phức tạp, thậm chí có thể nói là một cuộc đấu tranh gay go, gian khổ diễn ra ngay trong mỗi con người, mỗi tổ chức” vì thế lại càng cần quyết tâm và đoàn kết cao hơn, với những giải pháp, bước đi phù hợp. Trước hết, trong toàn Đảng phải mở một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để mọi cán bộ, đảng viên nhận thức đúng thực trạng suy thoái tư tưởng, chính trị trong Đảng là rất nghiêm trọng. Tình trạng suy thoái trong Đảng lại đang bị các thế lực thù địch lợi dụng tiến công, phá hoại, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính sách của Đảng, kích động chia rẽ nội bộ, chia rẽ Đảng, Nhà nước và nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta. Từ suy thoái về tư tưởng, chính trị dẫn đến suy thoái về tổ chức, đạo đức, lối sống, văn hóa… Nếu không được khắc phục thì đây là nguy cơ dẫn đến mất Đảng, mất chế độ.

Phải nhận thức thật đầy đủ, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, chống suy thoái về tư tưởng, chính trị nói riêng là công việc rất khó, rất phức tạp, nhưng nhất thiết phải làm bằng được. Việc này “không thể không làm vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ” - đúng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói.

Về các giải pháp, thì giải pháp quan trọng nhất (cũng là giải pháp lâu nay còn coi nhẹ) là phải thực hiện phương châm làm từ trên làm xuống và phải lấy sự gương mẫu của cấp trên làm chuẩn mực cho cấp dưới làm theo, như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định”; Tuyệt đối tránh lợi dụng phê bình và tự phê bình để “đấu đá”, “hạ bệ” nhau, nhưng cũng phải tránh làm lướt, tự phê bình và phê bình chung chung.

Quy rõ trách nhiệm người đứng đầu và để đạt hiệu quả, Trung ương phải xử lý kỷ luật ngay những đảng viên vi phạm kỷ luật và người đứng đầu tổ chức của đảng viên đó với phương châm “ít mà mạnh còn hơn nhiều mà yếu”.

Đảng ta đã nhận rõ thiếu sót khuyết điểm và đã nêu quyết tâm xây dựng và chỉnh đốn Đảng để thực sự “Đảng là đạo đức, là văn minh". Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa và tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh này. Đặc biệt, phải thấy chống "tự diễn biến", chống sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống là cuộc đấu tranh của mỗi cán bộ, đảng viên với chính mình. Vì vậy, đòi hỏi tính tự giác và gương mẫu rất cao. Cán bộ cấp càng cao, càng có chức, có quyền càng phải tự giác và gương mẫu. Chiến thắng được chính mình, cán bộ, đảng viên mới lấy lại được lòng tin của nhân dân. Nhân dân tuyệt đối tin theo Đảng thì không có thế lực thù địch nào có thể thực hiện được âm mưu thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng để chống phá cách mạng nước ta.

Huy Thiêm

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/172533/Default.aspx

Chữ trinh còn một chút này...

Trung thành với cái toàn bộ

Văn hoá và triết học đều đã được hiện đại hoá, nghĩa là, cả hai đều đã được phi – tập trung hoá và trở nên phản tỉnh hoàn toàn. Văn hoá không còn có một trung tâm duy nhất, đồng thời không dựa vào một cơ sở nào khác (tự nhiên, thần linh, quyền uy) ngoài bản thân văn hoá. Triết học – như là bộ phận và tấm gương soi của văn hoá – cũng trở thành một thành viên bình đẳng và khiêm tốn bên cạnh các ngành khoa học khác, đồng thời từ bỏ thế đứng tuyệt đối, bắt đầu tập suy tư trong viễn tượng hữu hạn của nhận thức và thân phận làm người. Một sự song hành tỏ ra rất hài hoà và đồng điệu! Nhưng, vấn đề thật ra không hề đơn giản, hay, theo cách nói quen thuộc hiện nay, đặt ra nhiều thách thức cho cả hai phía.


Về phía văn hoá, đó là phải giải quyết mối quan hệ giữa một “thuyết đa nguyên về giá trị” theo cách gọi nổi tiếng của triết gia Jesaja Berlin với việc thừa nhận và tôn trọng các giá trị văn hoá phổ quát toàn nhân loại. Theo giác độ đa nguyên về giá trị, chẳng hạn, đối với người phụ nữ, việc chọn lựa thiên chức làm mẹ hoặc cuộc sống đơn thân và xuất gia của người nữ tu sĩ là hai giá trị có tính “vô ước”, nghĩa là không thể mang ra so sánh với nhau, mà phải được tôn trọng như nhau. Nhưng, mặt khác, chính sự tôn trọng tính đa nguyên giá trị (tương phản, nhưng đồng đẳng) này lại là một trong những giá trị văn hoá phổ quát, bên cạnh các giá trị phổ quát khác như nhân phẩm, tự do và dân quyền. Giải quyết được mối quan hệ phức tạp này là đặc trưng tiêu biểu cho thành tựu có ý nghĩa lịch sử của nền văn hoá hiện đại.

Về phía triết học, ta đều biết rằng, ngay từ khi ra đời, ở phương Đông cũng như phương Tây, triết học luôn xoay quanh câu hỏi về cái toàn bộ và về cuộc sống đúng đắn của con người trong cái toàn bộ ấy. Trước kinh nghiệm về sự đa dạng, đa thanh của tiến trình hiện đại hoá văn hoá, câu hỏi này không mất đi, trái lại, được đặt lại một cách hoàn toàn mới mẻ. Tính cấp bách của câu hỏi không giảm đi, mà còn tăng thêm trong lịch sử hiện đại hoá. Thật thế, tính hiện đại của văn hoá không chỉ mang lại lợi ích, mà cả gánh nặng. Nó tăng cường sự tự do cá nhân, đồng thời làm cho mỗi cá nhân không dễ dàng có được cái nhìn toàn cảnh nữa, bởi mọi lĩnh vực đều trở nên quá phức tạp, hầu như vượt khỏi khả năng nắm bắt của từng con người. Điều đó giải thích sự quan tâm có tính triết lý của con người thời đại, mặc dù không phải ai cũng có điều kiện biến mối quan tâm triết lý ấy thành sự quan tâm đến triết học như một ngành học thuật chuyên biệt!

Mối quan tâm ấy – dù chỉ có tính triết lý tự phát hay trở thành sinh hoạt triết học tự giác – nói lên sự trung thành với ưu tư truyền thống của con người đối với cái toàn bộ.

Trong nhận thức

Cái toàn bộ bao giờ cũng lý thú. Tuy bị vượt ra khỏi tầm mắt khi đi vào thế giới hiện đại, con người vẫn khao khát muốn biết cái đa tạp, cái rời rạc và những cái thường mâu thuẫn nhau nối kết với nhau hay ăn nhịp với nhau như thế nào. Ta thường gọi đó là chức năng “thế giới quan” của triết học. Thế giới quan thì bao giờ cũng là “số ít”, bởi người ta thường không có hay không cần một lúc hai hay nhiều thế giới quan! Vì thế, các hệ thống triết học, nhất là vào thế kỷ 18 – 19, tin chắc nịch rằng có thể đáp ứng chức năng thế giới quan này bằng các phương tiện khoa học, thậm chí tự xem mình là khoa học duy nhất đúng đắn. Ngày nay, ta khác họ không chỉ ở những kiến thức mới về khoa học, mà chủ yếu ở một tâm thế khác. Ý thức về sự hữu hạn đã không còn dành chỗ cho lòng tin rằng có thể giải đáp cho mọi câu hỏi và giải đáp một cách tối hậu.

Trong thực hành

Chức năng thế giới quan không đứng được một mình, vì còn phần thứ hai của câu hỏi về cái toàn bộ: con người sống ra sao trong cái toàn bộ ấy. Đầu thời cận đại, Spinoza đã đặt tên cho siêu hình học là “đạo đức học”, và ta không quên Hegel cũng đã hứa hẹn rằng triết học sẽ “hoà giải với hiện thực”! Từ thế kỷ 19 và sau Hegel, câu hỏi thứ hai này được nêu một cách chính xác hơn: câu hỏi về ý nghĩa. Câu hỏi về ý nghĩa là câu hỏi về việc hiểu đời, về nhân sinh quan. Ở đây không hỏi về cái gì bổ sung cho tri thức của ta về thế giới (tức cho “thế giới quan”), trái lại, hỏi về cái làm cho ta “hiểu” được cái toàn bộ ấy, nhất là từ khi thế giới ngày càng có nguy cơ rơi vào bóng tối của sự vô nghĩa (tức, chủ nghĩa hư vô theo cách gọi của Nietzsche).

“Ý nghĩa” nói ở đây không phải là nội dung của ký hiệu và văn bản, mà là mục đích, chức năng, giá trị, tầm quan trọng đối với cuộc đời và hành động của chúng ta. Theo Thomas Nagel, triết gia đang giảng dạy tại đại học New York, đó là các câu hỏi thiết thân: chuyện gì vậy? Liên quan gì đến tôi? Có nghĩa gì thế? Cho tôi, cho bạn? Ai hỏi như vậy, người ấy không muốn bổ sung kiến thức, mà cần sự định hướng.

“Ý niệm điều hành”

Chức năng thế giới quan và chức năng định hướng đều tuân theo một lôgích nội tại: hướng đến cái nhìn tổng thể từ sự đa tạp, manh mún. Ta chỉ có thể sử dụng đúng đắn tấm bản đồ ở phạm vi nhỏ khi biết đặt nó vào trong tấm bản đồ có phạm vi rộng hơn, để sau cùng đến định vị toàn cầu. Đó chính là luận điểm cơ bản của Kant khi ông cho rằng lý tính con người tất yếu hướng đến cái toàn bộ như là cái tuyệt đối vô điều kiện trong nhận thức cũng như trong hành động, khi ưu tư về những vấn đề có tính nguyên tắc. Nhưng, vào thời tiền – hiện đại, con người còn nuôi ảo tưởng có thể nắm bắt cái toàn bộ tuyệt đối ấy bằng con đường xác định, khẳng quyết, giáo điều, như một chân lý không thể suy suyển. Tư duy hiện đại, hậu – phê phán vẫn giữ vững niềm khao khát ấy như là chỉ dấu của sự tự do và phẩm cách của con người. Khác chăng là ở chỗ xuất phát từ hai đặc điểm đã nói của nền văn hoá hiện đại: tính đa dạng và tính hữu hạn của lý tính.

Trong nhận thức lẫn hành động, việc vươn tới cái toàn bộ thống nhất phải được hiểu như một “ý niệm điều hành” có giá trị chỉ như một định hướng, một hoài bão, chứ không phải là một trạng thái đã hoàn tất, có thể chiếm hữu một lần cho tất cả. Chỉ trong viễn tượng ấy, triết học mới có chỗ đứng chính đáng và thuyết phục trong cuộc “đại diễn ngôn” của một xã hội đa văn hoá và toàn cầu hoá ngày nay.

http://bee.net.vn/channel/1984/201201/Chu-trinh-con-mot-chut-nay-1822315/

Bí mật về nỗi ám ảnh mang tên 'thứ Sáu ngày 13'

Theo quan niệm của người phương Tây thì thứ 6 là ngày xấu nhất trong tuần và ngày 13 là ngày xấu nhất trong tháng, vì vậy nên khi hai điều đó kết hợp với nhau, thứ 6 ngày 13 đã tạo nên một nỗi sợ hãi lớn.

Người ta thậm chí còn đặt hẳn cho hội chứng sợ thứ 6 ngày 13 một cái tên, đó là "paraskevidekatriaphobia", trong đó "paraskevi" là thứ 6, "dekatria" là số 13 và "phobo" là nỗi sợ hãi (theo tiếng Hy Lạp).

Bằng toán học, người ta đã chứng minh được rằng một năm bất kì có ít nhất một thứ 6 ngày 13 và nhiều nhất là ba ngày. Một năm có ba thứ 6 ngày 13 khi và chỉ khi ngày đầu năm là thứ 5 (đối với năm không nhuận) hoặc Chủ nhật (đối với năm nhuận).

Bí mật về nỗi ám ảnh mang tên 'thứ Sáu ngày 13'

Từ thời cổ đại, trong nhiều nền văn hóa, người ta đã coi con số 13 là một con số đem đến xui xẻo và chết chóc. Việc người ta “kì thị” con số này thể hiện ở rất nhiều việc như những tòa cao ốc không có tầng 13, các bệnh viện không có phòng số 13, các sân bay không có cổng đón khách số 13, trên các máy bay không có ghế ngồi số 13, ca bin số 13 cũng không xuất hiện trên tàu thủy.

Một lý do được đưa ra để lý giải cho điều này là việc số 13 đứng ngay sau số 12, một con số được coi là đẹp và hoàn hảo. Vì vậy mà chúng ta có 12 tháng trong năm, 12 cung hoàng đạo, 12 con giáp, 12 vị thần của Olympus, 12 sứ mệnh của Hercules, 12 tông đồ của Jesus…

Ngày thứ 6 cũng “chịu tiếng xấu” khi xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết. Adam và Eve bị đuổi khỏi vườn địa đàng vào ngày thứ 6, sau khi nếm thử Trái Cấm. Trận Đại hồng thủy Chúa dùng để trừng phạt loài người xảy ra vào thứ 6, ngôi đền của Solomon bị hủy diệt vào ngày thứ 6, và không thể không kể đến, ngày Chúa Jesus bị đóng đinh vào cây thánh giá cũng chính là ngày thứ 6.

Bí mật về nỗi ám ảnh mang tên 'thứ Sáu ngày 13'

Tuy nhiên, liệu có phải nỗi sợ này chỉ là một sự mê tín dị đoan vô căn cứ hay đó là một điều bí ẩn mà khoa học chưa thể tìm ra lời giải đáp thích đáng? Dù câu trả lời là gì đi nữa thì trong thực tế, không ít những câu chuyện, những con số đã được ghi chép lại về sự xui xẻo của thứ 6 ngày 13, khiến cho người ta không khỏi lo ngại.

Hãy cùng điểm lại một vài sự kiện liên quan đến thứ 6 ngày 13:

13/10/1307

Vua Philip đệ IV của Pháp sai binh lính bắt hàng nghìn thầy tu từng chiến đấu trong thời kỳ Thập tự chinh vì tội thực hiện những hành động trái pháp luật. Không có bất kỳ tội danh nào được chứng minh, song vài trăm người buộc phải nhận tội do bị bức cung. Hơn 100 người đã chết vì bị tra tấn và hành quyết.

13/8/1521

Quân đội Tây Ban Nha tiêu diệt đế chế Aztec, đổi tên thủ đô Tenochtitlán của đế chế suy vong thành Mexico City.

Bí mật về nỗi ám ảnh mang tên 'thứ Sáu ngày 13'
Thứ 6 ngày 13 là ngày đánh dấu sự kết thúc của đế chế huy hoàng Aztec.

13/9/1940

5 quả bom của phát xít Đức rơi trúng cung điện Buckingham và phá hủy nhà thờ trong cung điện.

Bí mật về nỗi ám ảnh mang tên 'thứ Sáu ngày 13'

13/7/1951

Một trận hồng thủy đã cướp đi mạng sống của 24 người, hủy hoại hơn 2 triệu hecta đất ở Kansas, gây thiệt hại đến 760 triệu USD.

Bí mật về nỗi ám ảnh mang tên 'thứ Sáu ngày 13'
Hình ảnh hậu quả của trận hồng thủy ở Kanas vào ngày 13/7/1951

13/6/1952

Thống đốc bang Massachusetts, ông Kyle McArthur đã ra lệnh cấm tất cả ô tô cá nhân lưu thông trong thứ 6 ngày 13/6/1952. Lệnh cấm này của thống đốc buộc người dân phải sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Hậu quả là 9 chiếc xe buýt đâm vào nhau ở thành phố Boston. Tất cả xe buýt gặp nạn đều quá tải vì chở nhiều hành khách.

Bí mật về nỗi ám ảnh mang tên 'thứ Sáu ngày 13'

13/3/1964

Trận động đất lớn nhất trong lịch sử của Bắc Mỹ xảy ra vào 13/3/1964, cướp đi mạng sống của 131 người gần Prince William Sound.

13/11/1970

Một cơn bão lớn tại Nam Á giết chết khoảng 300.000 người ở Chittagong, Bangladesh. Những trận lũ lụt do bão gây nên cũng khiến khoảng 1 triệu người ở vùng châu thổ sông Hằng mất mạng.

Bí mật về nỗi ám ảnh mang tên 'thứ Sáu ngày 13'

13/7/1987

Một cơn lốc vòi rồng mạnh đã càn quét Edmonton, Alberta, giết chết 27 người và làm bị thương ít nhất 300 người.

Bí mật về nỗi ám ảnh mang tên 'thứ Sáu ngày 13'

13/1/1989

Virus mang tên “Thứ 6 ngày 13” tấn công vài trăm máy tính của hãng IBM trên lãnh thổ nước Anh, phá hủy các file chương trình. Dư luận thế giới hoang mang bởi vào thời điểm đó người ta chưa từng chứng kiến việc virus máy tính tấn công trên diện rộng.

13/3/1992

Một trận động đất cướp đi sinh mạng của gần 2.000 người và đánh sập nơi cư ngụ của 50.000 người khác ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Bí mật về nỗi ám ảnh mang tên 'thứ Sáu ngày 13'

Ngoài một số sự kiện nổi bật như trên, cũng có nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận lượng tai nạn tăng đột biến một cách bất thường vào thứ 6 ngày 13. Liệu những điều này có một căn cứ khoa học xác đáng nào hay không, có vẻ đó là một câu hỏi vẫn còn đang để ngỏ. Nhưng thứ 6 ngày 13 vẫn tiếp tục mang đến nỗi lo ngại cho rất nhiều người trên thế giới, đồng thời cũng là chủ đề được yêu thích trong rất nhiều bộ phim và tiểu thuyết nổi tiếng.

Một số nhà khoa học đã hướng đến giả thiết rằng mọi người bị ám ảnh quá nhiều bởi nó, nỗi sợ này như một kiểu “tự kỉ ám thị” vậy. Lời khuyên tốt nhất được đưa ra là vào những ngày này, chúng ta nên hướng những suy nghĩ tiêu cực sang tích cực để giảm bớt căng thẳng và phòng tránh tai nạn.

Theo PLXH/Kênh 14

8 nguyên nhân để mất người tài

Dù là một hãng công nghệ sừng sỏ như Yahoo! hay quy mô lớn và có bề dày lịch sử như GE, Home Depot, các công ty lớn đều chật vật giữ chân những nhân tài sáng giá của mình. Sau đây là những thất bại điển hình của các công ty lớn trong việc giữ chân người tài, theo thống kê của tạp chí Forbes.


1. Không thể tạo ra dự án có khả năng khơi dậy đam mê ở nhân tài

Các công ty lớn thường thiếu hẳn một vị trí chuyên trách công tác trò chuyện với các nhân viên tài năng để nắm bắt liệu họ có hài lòng với công việc hiện tại và/hoặc mong muốn đảm nhận những công việc mới mà họ thật sự quan tâm.

Đây đúng ra là trách nhiệm của bộ phận nhân sự và ban lãnh đạo nhưng tại những công ty lớn, họ là những người quá bận rộn với quỹ thời gian vô cùng eo hẹp.

Bởi thế, công tác trò chuyện nói trên trở thành “có thì tốt” thay vì phải là “phải có” trong mọi doanh nghiệp.

2. Không trao đổi về triển vọng phát triển sự nghiệp

Mọi người lãnh đạo đều cần biết điều này: hầu hết nhân viên đều không biết họ sẽ làm gì trong 5 năm nữa, và chưa tới 5% có khả năng trả lời rành rẽ khi được hỏi. Tuy nhiên, 100% nhân viên đều mong muốn có những buổi trao đổi về tương lai của họ tại công ty.

3. Thay đổi xoành xoạch

Nhiều công ty đã nỗ lực tạo ra những dự án mới, đầy hào hứng, dành cho nhân tài của công ty, nhưng họ lại thiếu một yếu tố cực kỳ quan trọng là trình tự ưu tiên mang tính chiến lược.

Hoặc các dự án này thay đổi xoành xoạch, không có sự liên kết logic với nhau, hoặc thời hạn dự án quá ngắn, không đủ để nhân viên chứng minh hiệu quả.

Nếu đã cam kết cho nhân tài thực hiện những dự án mới, các công ty cần cho họ đủ thời gian để thực hiện những gì họ đã hứa hẹn khi nhận dự án.

4. Thiếu sâu sát

Bạn không thể can thiệt quá sâu vào công việc của nhân tài, nhưng cũng không thể phó mặc hoàn toàn cho họ mà thiếu sự quản lý sâu sát.

Người quản lý cần thống nhất một số “chốt” kiểm tra với nhân tài. Họ sẽ rất trân trọng kiến thức, sự sâu sát và những gợi ý của người quản lý, miễn là họ vẫn được tự chủ trong công việc của mình.

5. Thiếu người tài

Người tài thường mong muốn được làm việc với những người giỏi mà qua đó họ có thể học hỏi để phát triển chính mình. Một trong những lý do phổ biến khiến nhân viên nghỉ việc là họ phải làm việc với những đồng nghiệp không hợp tác hoặc không có chí tiến thủ.

Nếu muốn giữ chân người tài, các doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm những người cũng tài năng không kém.

6. Thiếu tầm nhìn

Người tài rất quan tâm đến những câu hỏi như: Tương lai của công ty có xán lạn không? Chiến lược dài hạn công ty đang theo đuổi là gì? Sứ mệnh của công ty là gì? Liệu họ có phải là một phần của công ty trong việc hoàn thành sứ mệnh ấy không? Nếu công ty không có câu trả lời rõ ràng, nhất là cho câu hỏi cuối, người tài sẽ nhanh chóng ra đi.

7. Thiếu sự cởi mở

Người tài luôn muốn chia sẻ ý tưởng của mình và được lắng nghe. Trên thực tế, nhiều công ty không có thái độ này, một khi công ty đã công bố tầm nhìn, chiến lược thì mọi ý kiến bình luận sẽ bị xem là điều phiền toái và là dấu hiệu cho thấy nhân viên không tuân theo mệnh lệnh.

Người tài thường là những người sớm phát hiện ra những bất ổn của tầm nhìn, chiến lược. Nếu họ đồng loạt ra đi vì sự thiếu cởi mở, thì công ty chỉ còn lại những người chỉ biết gật đầu và răm rắp tuân lệnh, mặc cho các bất ổn tiềm ẩn.

8. Ai là chủ?

Nhân tài không bao giờ muốn chỉ thừa hành công việc theo lệnh của cấp trên, họ muốn thật sự là ông chủ của những công việc trong phạm vi quyền hạn của mình.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi làm việc hoàn toàn theo mệnh lệnh, nhân viên chỉ phát huy được 1/3 khả năng của mình. Do đó, để tạo động lực cho họ thể hiện hết khả năng và phát triển, công ty cần tạo điều kiện để họ là ông chủ thật sự trong công việc của họ.